Chàm da nguyên nhân

Chàm da nguyên nhân
Bệnh chàm gây ngứa ngáy và mất thẩm mỹ - Ảnh: vinmec.com

Bệnh chàm không chỉ khiến làn da trở nên xấu xí, thô ráp mà còn khiến bệnh nhân khó chịu vì những cơn ngứa ngáy, đau rát. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh chàm là mối quan tâm của rất nhiều người.

Bệnh chàm là gì?

Chàm (eczema) là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên trẻ sơ sinh lại là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, vì vậy cha mẹ cần hết sức chú ý.

Chàm là tình trạng viêm da thường gặp bởi nhiều nguyên nhân. Khu vực da mắc bệnh sẽ nổi những mụn nước mẩn đỏ khiến cơ thể bị ngứa và đau rát. Bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em thường không thể kiềm chế được mà gãi vào những mụn nước này sẽ khiến da bị tổn thương trọng hơn.

Triệu chứng chung của bệnh chàm

Chàm có nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung, chàm có các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Các mảng hồng ban hình thành trên da gây ngứa ngáy
  • Người bệnh gãi nhiều dẫn đến chảy máu và có nguy cơ nhiễm trùng
  • Có thể xuất hiện tình trạng mụn nước ở trên da, gây cảm giác đau rát khi mụn bị vỡ
  • Khi mụn nước bắt đầu bong ra, làn da trở nên khô cứng, đóng vảy

Nguyên nhân chính của bệnh chàm

Nguyên nhân của chàm hiện nay chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể do một số lí do sau đây:

  • Yếu tố di truyền
  • Do cơ địa dị ứng: Người mắc các bệnh hen, viêm mũi dị ứng có nguy cơ cao mắc chàm
  • Dị ứng với các chất kích thích: Nước rửa chén, bột giặt, cao su, kim loại (Viêm da tiếp xúc
  • Thay đổi thời tiết
  • Stress, căng thẳng, mệt mỏi
  • Các tác nhân dị ứng từ môi trường như côn trùng, phấn hoa, không khí ô nhiễm
Chàm da nguyên nhân
Bệnh chàm có yếu tố di truyền - Ảnh: Pixabay

Các loại bệnh chàm thường gặp

Bệnh chàm có rất nhiều dạng. Bệnh nhân nên tìm hiểu mình đang mắc bệnh nào để có phương pháp điều trị.

Tên bệnh Nguyên nhân Triệu chứng
Viêm da dị ứng

Chế độ bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu, không chống lại được các tác nhân gây kích thích

Sự kết hợp giữa yếu tố gen di truyền, tình trạng da khô, suy yếu hệ miễn dịch và yếu tố từ môi trường

Phát ban ở nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, da đầu và má

Vùng da phát ban sáng, tối màu hơn hoặc dày hơn

Vết sưng và có thể rỉ chất lỏng nếu gãi

Dễ bị nhiễm trùng nếu gãi

Viêm da tiếp xúc

Chạm vào một chất gây kích ứng da hoặc gây ra phản ứng dị ứng: Chất tẩy rửa, trang sức, mỹ phẩm, khói thuốc,...

Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Da bị đỏ, ngứa, bỏng và châm chích khi chạm vào một số chất kích ứng

Nổi mề đay

Mụn nước, sau khi vỡ thì chảy ra và đóng vảy

Da có thể dày lên và cảm thấy có vảy hoặc sạm

Tổ đỉa

Dị ứng

Tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như niken, coban

Căng thẳng

Chân tay ẩm ướt

Mụn nước nhỏ hình thành trên bàn tay và bàn chân, ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân

Mụn nước có thể gây ngứa hoặc đau

Da co giãn, nứt nẻ, bong tróc

Chàm tay Tiếp xúc với hóa chất, chất gây kích ứng da

Bàn tay bị đỏ, ngứa và khô

Trên da xuất hiện các vết nứt hoặc mụn nước

Viêm da thần kinh

Căng thẳng, suy nhược thần kinh

Rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày hành tá tràng

Thường bắt đầu ở người có bệnh chàm khác hoặc vảy nến

Ngứa ở một vùng da, ban đầu nhẹ và nổi thành cơn sau thành đợt dữ dội, nhất là về đêm

Hình thành các mảng da dày, có vảy

Gãi nhiều có thể chảy máu và bị nhiễm trùng

Bệnh chàm đồng tiền

Côn trùng cắn

Dị ứng với kim loại hoặc hóa chất

Da khô

Người mắc các bệnh chàm khác có nguy cơ mắc bệnh cao

Da xuất hiện các đốm tròn, hình đồng xu

Ngứa rất nhiều hoặc đóng vảy

Viêm da ứ đọng

Người có vấn đề về lưu thông máu ở chân dưới

Van đẩy máu lên qua chân về phía tim bị trục trặc gây ra sưng chân và giãn tĩnh mạch

Chân sưng lên, đặc biệt là vào ban ngày

Đau khi đi bộ 

Điều trị bệnh chàm

Chàm là bệnh ngoài da không quá nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nhưng khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, chàm khiến làn da bệnh nhân xấu xí, khiến bệnh nhân mất tự tin.

Vì vậy, việc điều trị cần thực hiện sớm để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Biện pháp điều trị bệnh chàm:

  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da phù hợp với từng giai đoạn: Hồ nước, dung dịch Jarish, thuốc tím, thuốc mỡ,...
  • Sử dụng băng ướt gồm có băng vết thuốc và thuốc corticosteroid dán lên vùng da bị chàm trong khoảng 1 giờ
  • Liệu pháp ánh sáng (Liệu pháp quang học): Sử dụng thiết bị kỹ thuật y học chiếu ánh sáng đặc biệt lên vùng da chàm. Mỗi bệnh nhân có thể được chỉ định chiếu loại tia sáng khác nhau.
  • Điều chỉnh tâm lý, kiểm soát stress, căng thẳng
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ mặn, bổ sung đồ ăn giàu chất dinh dưỡng,...

Khi mắc bệnh chàm, bệnh nhân nên thăm khám với các bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán phân biệt với các bệnh ngoài da khác cũng như các bệnh chàm với nhau để có phương pháp điều trị phù hợp.

Trong trường hợp bệnh nhân muốn chữa bệnh chàm tại nhà, để an toàn, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để được tư vấn phương hướng điều trị hiệu quả thay vì tự ý dùng thuốc, có thể gặp tác dụng phụ.

Nếu bệnh chàm đã chuyển nặng và lan rộng, bệnh nhân nên sắp xếp thời gian đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm bài viết:

Điều trị bệnh chàm ở trẻ em

Cách phòng tránh bệnh chàm

Bệnh chàm có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào, vì vậy nên việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.

  • Bệnh nhân có người thân trong gia đình  bị bệnh chàm cần chú ý: các thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống thiếu hợp lý gây nhiệt cơ thể, không nên lựa chọn những nghề nghiệp dễ mắc bệnh như làm nguyên liệu cao su, sơn xe…;
  • Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, đây là biện pháp rất đơn giản, dễ thực hiện mà rất hiệu quả. Nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: các thực phẩm có tính mát (rau má, bí đao, bí đỏ, đậu xanh),trái cây và rau củ tươi và hạn chế những thức ăn có tính nóng, nhiệt dễ gây bệnh.
  • Cần cẩn thận trước những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng (hải sản, gà, vịt xiêm, mắm)
  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng.
  • Khi có dấu hiệu bị bệnh, cần liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Bệnh được thăm khám và điều trị sớm giúp cho việc điều trị mang lại hiệu quả cao và bớt tốn kém hơn.

BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu từ xa để và đặt lịch khám tại bệnh viện, phòng khám Da liễu để bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn khi có nhu cầu khám chữa bệnh.

Hy vọng bài viết của BookingCare sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.