Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch br2 a but 2 en

Chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom là

  • Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Brom
  • Những chất làm mất màu dung dịch Brom?
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Brom được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến các chất có thể làm mất màu dung dịch brom. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết, bài tập liên quan.

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu câu hỏi liên quan:

  • Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
  • Chất nào không làm mất màu dung dịch Brom
  • Ở điều kiện thường chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2
  • Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng
  • Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch Brom
  • Trong dung dịch nước Clo có chứa các chất sau

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Brom

A. metylpropan

B. cacbon đioxit

C. butan

D. but-1-en

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Những chất nào có liên kết π kém bền trong phân tử có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.

(trừ liên kết pi trong vòng benzen).

Vậy but-1-en làm mất màu dung dịch brom.

Phương trình hóa học

CH2 = CH-CH2-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CH2-CH3

Đáp án D

Những chất làm mất màu dung dịch Brom?

Những chất làm mất màu dung dịch Brom là:

1. Anken, Ankin, Ankadien, … và các hợp chất tương tự (Hợp chất không no)

2. Xicloankan vòng 3 cạnh

3. Andehit và các hợp chất tương tự có nhóm CHO như glucozo, fructozo, mantozo, HCOOR

4. Phenol, anilin, C6H5O-Na, C6H5O-R, C6H5-N(R1)-R2…

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

A. metan

B. hidro

C. benzen

D. etilen

Xem đáp án

Đáp án D

Etilen là hidrocacbon không no nên có phản ứng cộng với Br2, làm mất màu brom.

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br−CH2Br

Câu 2. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom?

A. C2H4.

B. C6H6 (benzen).

C. CH4.

D. C2H5OH.

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 3. Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom

A. CH4, C2H4

B. C2H2, C2H4

C. C6H6, C2H4

D. CH4, C2H2

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 4.Chất nào sau đây chứa một liên kết đôi trong phân tử?

A. Butan.

B. Etilen.

C. Etan.

D. Axetilen.

Xem đáp án

Đáp án B

Công thức của các chất trên là:

Butan: CH3-CH2-CH2-CH

Etilen: CH2=CH2

Etan: CH3-CH3

Axetilen: CH≡CH

Câu 5. Hãy cho biết trong các chất sau: C2H4, C3H4, C2H6, C2H2 có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án

Đáp án C

Các chất làm mất màu dung dịch brom là: C2H4, C3H4, C2H2.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

C3H4 + 2Br2 → C3H4Br4

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

Câu 6.Số chất làm mất màu nước brôm trong các chất sau là bao nhiêu?

(1) cumen; (2) benzyl amin; (3) anđehit axetic; (4) ancol anlylic; (5) phenol; (6) Vinyl axetat; (7) fructozơ; (8) axit stearic; (9) axit fomic

A. 7

B. 4

C. 6

D. 5

Xem đáp án

Đáp án D

(3) anđehit axetic; (4) ancol anlylic; (5) phenol; (6) Vinyl axetat; (9) axit fomic

Câu 7.Hợp chất C6H6 có phải benzen không? Từ kết luận đó cho biết C6H6 có làm mất màu nước brom hay không? Viết phương trình phản ứng để minh họa.

A. C6H6 không làm mất màu dung dịch nước brom, benzen chỉ làm mất màu brom khan và có xúc tác là bột Fe.

B. C6H6 có làm mất màu dung dịch nước brom.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 8.Chất làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím là:

A. Benzen.

B. Toluen.

C. Cumen.

D. Stiren.

Xem đáp án

Đáp án D

C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + KOH + 4H2O

Câu 9.Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.

B. Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng.

C. Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Xem đáp án

Đáp án C

Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.

=>Sai. Phải là trùng hợp

Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng.

=> Sai. Ví tinh bột và xenlulose khong bị thủy phân trong môi trường kiềm loãng.

Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

=> Đúng.

Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

=>Sai. Chỉ những ancol có từ 2 nhóm OH kề nhau mới có phản ứng này.

=>C

Câu 10.Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.

(d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.

(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit.

(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Xem đáp án

Đáp án A

Các phát biểu đúng: d, e, g.

(a) Sai vì thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng thu được natri axetat và andehit axetic.

(b) Sai vì polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

(c) Sai vì ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.

Câu 11.Cho dãy các chất:metan, etilen, axetilen, etan, ancol anlylic,axit acrylic, glixerol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Xem đáp án

Đáp án B

Các chất làm mất màu dd nước brom là: etilen( CH2=CH2) , axetilen ( CH ≡CH) , ancol anlylic ( CH2=CH-CH2-OH) ⇒ có 3 chất

----------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Brom. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chất nào dưới đây làm mất màu dung dịch brom

Chất nào không làm mất màu dung dịch brom được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Cũng như đưa ra các nội đung lý thuyết câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Chất nào không làm mất màu dung dịch brom

A. Etilen.

B. Axetilen.

C. Benzen.

D. Vinyl axetilen.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Những chất nào có liên kết π kém bền trong phân tử có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.

(trừ liên kết pi trong vòng benzen).

Đáp án đúng là C

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Brom

A. metylpropan

B. cacbon đioxit

C. butan

D. but-1-en

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 2.Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom?

A. Triolein.

B. Phenol.

C. Axit panmitic.

D. Vinyl axetat.

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 3. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường?

A. C2H5OH

B. CH3CHO

C. C2H4

D. HCOOH

Xem đáp án

Đáp án A

CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

HCOOH + Br2 → CO2 + 2HBr

Câu 4.Cho dãy các chất:metan, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm bằng cách đun etylic với H2SO4 đặc tới khoảng 170oC

B. Tất cả các ancol khi đun nóng với H2SO4 đặc tới khoảng 170oC đều thu được anken

C. Đun nóng ancol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ khoảng 140oC sẽ thu được ete

D. Đun nóng propan-1-ol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170oC chỉ thu được 1 olefin duy nhất

Xem đáp án

Đáp án D

--------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chất nào không làm mất màu dung dịch Brom. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.