Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023 năm 2024

Mẫu công văn đăng ký chế độ kế toán mới nhất 2022 có mặt trong bài viết này của MISA meInvoice, cùng với nội dung mới nhất về các chế độ kế toán hiện hành, mời các bạn đón đọc.

\>>> Nghị định 34: Đối tượng và hướng dẫn gia hạn nộp thuế 2022

Trước hết, cần hiểu hình thức kế toán là gì?

Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán được sử dụng với mục đích ghi chép, tổng hợp số liệu từ giấy tờ gốc với chứng từ và phương pháp lưu trữ cụ thể.

Chế độ kế toán thì sao?

Chế độ kế toán là những quy định, chỉ dẫn về kế toán được cơ quan quản lý nhà nước ban hành về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan kế toán nhà nước uỷ quyền.

Theo đó, chế độ kế toán sẽ quyết định hình thức kế toán doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào từng loại hình kinh doanh cũng như quy mô của từng doanh nghiệp.

Để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký hình thức kế toán và nộp công văn đăng ký chế độ kế toán với cơ quan thuế

Công văn đăng ký chế độ kế toán là gì?

Công văn là một loại văn bản hành chính trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp phải sử dụng công văn đăng ký hình thức kế toán?

Công văn đăng ký chế độ kế toán là văn bản bắt buộc cần có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và thuế ban đầu của doanh nghiệp mới thành lập.

Đối tượng nào cần đăng ký chế độ kế toán?

Theo nội dung của thông tư 200:

  • DN, nhà thầu cần thông báo đến cơ quan quản lý thuế trực thuộc trong vòng 90 ngày từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam
  • Nếu DN, nhà thầu thay đổi thể thức chế độ kế toán sau đó cần thông báo tới CQT trong vòng 15 ngày từ khi có sự thay đổi.

Theo nội dung của thông tư 133:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư số 200: Cần thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp quay lại áp dụng chế độ kế toán DN vừa và nhỏ phải tiến hành triển khai từ đầu năm tài chính, và báo lại cho cơ quan thuế.

Các chế độ kế toán hiện hành mới nhất

Chế độ kế toán theo Thông tư 132 cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo thông tư 132/2018/TT-BTC, đối tượng áp dụng chế độ kế toán là những doanh nghiệp siêu nhỏ, nộp thuế TNDN tính trên thu nhập tính thuế/tỷ lệ % trên doanh thu có được từ hàng hoá, dịch vụ.

Chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư 133 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo thông tư 133, chế độ kế toán này áp dụng cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ thuộc mọi thành phần, lĩnh vực kinh tế. trừ doanh nghiệp của Nhà nước hay nhà nước sở hữu > 50% vốn điều lệ, hợp tác xã…

Chế độ kế toán theo Thông tư 200 cho doanh nghiệp lớn

Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 là gì?

Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 áp dụng với đối tượng là doanh nghiệp từ mọi lĩnh vực, ngành nghề, chủ yếu là DN lớn.

Tuy nhiên, nếu đủ điều kiện về đặc điểm kinh doanh và có nhu cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thế áp dụng chính sách kế toán theo thông tư 200. Những DN này cần có công văn đăng ký chế độ kế toán nhất quán.

Chế độ kế toán theo Thông tư 107 cho đơn vị hành chính sự nghiệp

Thông tư 107 quy định chế độ kế toán hành chính sự nghiệp như cơ quan nhà nước, đơn vị công lập, trừ những đơn vị tự chi thường xuyên và đầu tư với cơ chế tài chính như doanh nghiệp tư nhân.

Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nếu không sử dụng ngân sách nhà nước và đáp ứng đủ một số điều kiện hiện hành.

\>>> [Tổng hợp] Những quy định mới về hóa đơn điện tử đáng lưu ý theo Thông tư 78 & Nghị định 123

Chế độ kế toán theo Thông tư 177 với đối tượng bảo hiểm tiền gửi

Thông tư 177 ban hành chế độ kế toán cho đối tượng BHTG tại Việt Nam, gồm cả trụ sở chính của BHTG Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.

Phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài việc đáp ứng các nghiệp vụ tài chính – kế toán cần thiết cho doanh nghiệp còn cần phải mang đến sự tiện dụng, đơn giản và giao diện trực quan. Công cụ quản lý mới này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng chuẩn hóa hệ thống tài chính – kế toán ngay từ những ngày đầu còn non trẻ.

1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu cần các nghiệp vụ trên phần mềm đơn giản với số lượng tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ, biểu mẫu, báo cáo tối giản hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân ra cụ thể như sau:

Doanh nghiệp nhỏ

Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp siêu nhỏ được định nghĩa như sau:

– Đối với doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng:

+ Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người; + Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng; + Tổng doanh thu: không quá 03 tỷ đồng/năm.

– Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: thương mại và dịch vụ: + Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người; + Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng; + Tổng doanh thu: không quá 10 tỷ đồng/năm.

Doanh nghiệp vừa

– Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng + Tổng doanh thu không vượt quá 200 tỷ đồng. + Tổng nguồn vốn không vượt quá 100 tỷ đồng. Số người lao động không vượt quá 200 người

– Lĩnh vực thương mại và dịch vụ + Tổng doanh thu không vượt quá 300 tỷ đồng. + Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. + Số lao động không vượt quá 100 người

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023 năm 2024

2. Những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác quản lý tài chính – kế toán

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không dùng phần mềm, các chủ doanh nghiệp hay kế toán sẽ rất khó để kiểm tra và đối soát các khoản thu chi của doanh nghiệp. Đặc biệt, kế toán viên khi thực hiện ghi sổ sách, chứng từ kế toán thường dễ xảy ra nhầm lẫn số liệu, tiêu tốn không ít thời gian, công sức trong việc rà soát và ảnh hưởng đến các số liệu kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài thì tất cả chứng từ, sổ sách đều phải trao cho bên dịch vụ kế toán để thực hiện, doanh nghiệp khó kiểm soát được sự minh bạch của các chứng từ và khi bị thanh tra kiểm tra cũng không chủ động nắm được các số liệu mà hoàn toàn phụ thuộc vào bên dịch vụ.

Phần mềm kế toán MISA phù hợp với mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC. Phần mềm có hệ sinh thái tích hợp hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, chữ ký số…giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ chuẩn hóa kế toán tài chính – kế toán của doanh nghiệp mình dễ dàng.

Một số tính năng ưu việt hỗ trợ công tác kế toán – tài chính của doanh nghiệp như:

Tự động nhập liệu chứng từ mua hàng từ hóa đơn điện tử của nhiều nhà cung cấp

+ Tự động hạch toán chứng từ mua hàng từ hóa đơn điện tử đầu vào của nhiều nhà cung cấp hóa đơn điện tử phổ biến như: meInvoice, VNPT, Viettel, BKAV, Softdream, Thái Sơn… + Tự động hạch toán chứng từ bán hàng từ các hóa đơn bán hàng. + Tự động hạch toán chứng từ thu/chi tiền gửi từ bảng kê giao dịch ngân hàng. + Tự động tra cứu thông tin Khách hàng dựa trên MST giúp xuất hóa đơn nhanh hơn.

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023 năm 2024

Kết nối phần mềm hóa đơn điện tử

Phần mềm cho phép doanh nghiệp dễ dàng xuất hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm và tự động hạch toán doanh thu.

Quản lý tài chính kế toán mọi lúc mọi nơi qua mobile

Với MISA SME.NET Mobile, kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp có thể quản lý tình hình tài chính – kế toán của doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi chỉ cần điện thoại có kết nối internet.

Kết nối ngân hàng điện tử với nhiều ngân hàng hàng đầu

Dịch vụ ngân hàng điện tử MISA BankHub được tích hợp trực tiếp ngay trên phần mềm MISA SME.NET, giúp kế toán tiết kiệm thời gian công sức giao dịch với ngân hàng. Kế toán từ đây có thể chuyển tiền, tra cứu số dư, lấy sổ phụ ngân hàng ngay tại văn phòng làm việc.

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023 năm 2024

Tự động hóa việc lập báo cáo tài chính

Đó là những đặc tính tiêu biểu của phần mềm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ MISA SME, sở hữu những đặc tính tuyệt vời trên vì vậy mà đã có rất nhiều doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng và hoàn toàn hài lòng khi sử dụng MISA SME.

MISA SME 2023 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

+ Tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý theo đúng quy định.

+ Gợi ý những sai sót thường gặp trên báo cáo tài chính để kế toán chủ động kiểm tra, khắc phục

+ Cung cấp đầy đủ bộ báo cáo tài chính theo đúng quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, 133/2016/TT-BTC và tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo tài chính.