Chỉ số eos trong xét nghiệm máu là gì

, nhiều người bệnh thấy chỉ số EOS của mình bất thường nhưng lại không biết xét nghiệm máu EOS là gì và ý nghĩa thế nào. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

EOS [Eosinophils] còn gọi là bạch cầu ưa axit, là một trong những chỉ số thuộc xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Xét nghiệm máu EOS là xét nghiệm giúp đo số lượng bạch cầu ái toan ưa axit. Bạch cầu ái toan đóng vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố lạ như ký sinh trùng, vi khuẩn.

Một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số EOS là:

  • Có phản ứng dị ứng
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Giai đoạn đầu khi mắc bệnh Cushing [rối loạn hoocmon]

Chỉ số EOS sẽ được xét nghiệm khá đơn giản bằng cách lấy máu người bệnh và phân tích tại phòng thí nghiệm.

2. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm EOS

Chỉ số EOS ở mức bình thường khi số lượng bạch cầu ái toan ở trong khoảng dưới 300 tế bào/mm3

Chỉ số EOS bất thường khi số lượng tăng quá mức 300 tế bào/mm3 hoặc giảm ở mức quá thấp. Đây là biểu hiện của một số bệnh lý như:

  • Nhiễm ký sinh trùng [chiếm tỷ lệ lớn nhất]
  • Sử dụng một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc kháng lao,…
  • Mắc một số bệnh như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt dị ứng, mề đay, bệnh huyết thanh, bệnh viêm khớp, đường ruột…
  • Nhiễm độc rượu

Khi có bất thường về chỉ số EOS, bác sĩ sẽ có chỉ định với từng trường hợp

  • Người bị dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị ngắn hạn và điều chỉnh số lượng bạch cầu về mức bình thường
  • Với tình trạng bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn khác, bác sĩ sẽ cần yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác hơn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Chính vì vậy, bạn cần sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ để tìm được nguyên nhân và cách điều trị khi chỉ số xét nghiệm EOS bất thường.

3. Xét nghiệm máu EOS ở đâu tốt?

Xét nghiệm máu EOS là một xét nghiệm cần có độ tin cậy và chính xác cao để đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh tốt nhất. Vì vậy chúng ta cần tìm được một cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm máu uy tín nhất.

Trung tâm xét nghiệm HAPPINY tự tin thực hiện các dịch vụ xét nghiệm cho mọi người bệnh trên cả nước.

  • Với 11 năm kinh nghiệm, HAPPINY sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại từ các nước: Mỹ, Hàn, Nhật,… đáp ứng nhu cầu xét nghiệm về sinh hóa miễn dịch, huyết học, sinh học phân tử… Phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012
  • Đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ của HAPPINY là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xét nghiệm, ung bướu
  • Cung cấp dịch vụ Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp khách hàng trải nghiệm sự thoải mái khi khám bệnh ngay tại nhà
  • Tiện lợi khi trả kết quả online chỉ sau 2 giờ

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm một số thông tin cơ bản về xét nghiệm máu EOS là gì và ý nghĩa của xét nghiệm. Để đánh giá chính xác bệnh lý và sức khỏe, bạn cần được tư vấn thêm các xét nghiệm liên quan. Liên hệ

Xét nghiệm eos [Eosinophile] là một loại xét nghiệm máu để đo số lượng bạch cầu ái toan [một loại tế bào bạch cầu] trong cơ thể. Tuy nhiên hầu như mọi người không biết xét nghiệm eos là gì, có tác dụng như thế nào và được thực hiện trong các trường hợp nào. Cùng tìm hiểu về xét nghiệm này trong bài viết.

Menu xem nhanh:

1. Xét nghiệm eos là gì?

Các tế bào bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Cơ thể có tới năm loại khác nhau của các tế bào bạch cầu, tất cả đều được tạo từ tủy xương. Mỗi tế bào bạch cầu tồn tại khoảng 3 – 4 ngày, sau đó được thay thế. Nồng độ tế bào bạch cầu là một chỉ số quan trọng cho biết một người đang mắc bệnh hay không. Bởi vì khi sức khỏe có vấn đề do bệnh lý nào đó, cơ thể sẽ tạo ra nhiều bạch cầu để chống lại nhiễm trùng. Xét nghiệm eos được sử dụng để đo số lượng bạch cầu ái toan [eosinophils] trong cơ thể. Bạch cầu ái toan có chức năng là đáp ứng lại với các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng và tình trạng dị ứng.

Xét nghiệm eos [Eosinophile] là một loại xét nghiệm máu để đo số lượng bạch cầu ái toan [một loại tế bào bạch cầu] trong cơ thể.

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm eos?

Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm này nếu người bệnh đã làm xét nghiệm khác biệt [cho biết tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu trong cơ thể] và kết quả có bất thường. Xét nghiệm cũng được thực hiện để xác định chẩn đoán bệnh hoặc một điều kiện nào đó, chẳng hạn như: – Phản ứng dị ứng cực đoan – Giai đoạn đầu của bệnh Cushing [một rối loạn do có quá nhiều hoóc môn cortisol steroid] – Bi nhiễm ký sinh trùng

3. Xét nghiệm eos được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ lấy máu từ cánh tay của người bệnh và mẫu máu sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Bác sĩ sẽ lấy máu từ cánh tay của người bệnh và mẫu máu sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

4. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm eos?

Không cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm eos. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc làm loãng máu nào như warfarin [Coumadin]. Bác sĩ có thể yêu ngừng uống một số thuốc nhất định. Các loại thuốc có thể làm tăng số lượng bạch cầu ái toan là: – Thuốc gây chán ăn – Interferon [một loại thuốc được sử dụng để giúp điều trị nhiễm trùng] – Một số kháng sinh – Thuốc nhuận tràng có chứa psyllium – Thuốc an thần

5. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì?

– Kết quả bình thường: Kết quả xét nghiệm cho chỉ số eos bình thường có số lượng bạch cầu ái toan thấp hơn 350 mỗi microliter của máu. – Kết quả bất thường: Một số lượng lớn bạch cầu ái toan – rối loạn được gọi bạch cầu ưa eosin, có thể được gây ra bởi các yếu tố sau: – Một phản ứng dị ứng với giun sán – Một bệnh tự miễn – Eczem – Hen suyễn – Dị ứng theo mùa – Bệnh bạch cầu – Viêm loét đại tràng – Lupus – Bệnh Crohn Số lượng bạch cầu ái toan thấp bất thường có thể do nhiễm độc từ rượu hoặc sản xuất quá mức cortisol [một loại steroid được sản xuất tự nhiên trong cơ thể]. Với những người đang bị dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê toa điều trị ngắn hạn để giảm bớt các triệu chứng và phục hồi số lượng tế bào máu trắng trở về mức bình thường.

Dựa vào kết quả xét nghiệm eos, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh có thể đang mắc phải một bệnh tự miễn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định chính xác loaị bệnh người đó đang mắc phải và có biện pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chỉ số Eos cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số Eos là số lượng bạch cầu ái toan trong máu, trong xét nghiệm công thức máu chỉ số này là một trong 18-22 thông số. Giá trị bình thường của Eos là 300/mm3] có thể cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe mà người bệnh cần chú ý.

Chỉ số EOS bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số EOS bình thường khi < 5% hoặc nhỏ hơn 300 tế bào/mm3 máu, sức khỏe của người bệnh bình thường không liên quan đến các vấn đề gây tăng bạch cầu ái toan.

EOS tăng khi nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ số EOS tăng, hiện nay thường gặp nhất là do nhiễm ký sinh trùng [chiếm tỷ lệ lớn các trường hợp tăng EOS], hoặc EOS tăng do sử dụng một số thuốc như: thuốc kháng lao [rifampicin, ethambutol, ethionamide], thuốc kháng sinh [penicillin, streptomycin, erythromycin], muối vàng...; các bệnh dị ...

Chỉ số xét nghiệm máu eo là gì?

Xét nghiệm Eos để đo số lượng bạch cầu ái toan [eosinophils] trong cơ thể. Bạch cầu ái toan có chức năng đáp ứng lại với tình trạng dị ứng và các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ cánh tay của người bệnh để đưa đến phòng xét nghiệm phân tích làm xét nghiệm Eos.

Chủ Đề