Sai một li đi một dặm là gì

Các bạn, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được là thế giới loạn lạc vì con người dùng những phán đoán chủ quan của mình để ứng xử với người khác.

Cho nên các vị thầy lớn luôn dạy yêu người một chiều, vô điều kiện.

2. Một cái sai khác là điều mà Phật gia gọi là “tâm chạy theo vật”—chạy theo thần thánh, thiên đàng địa ngục, Niết bàn, Tây phương cực lạc, và Chúa Phật bên ngoài.

Tâm chạy theo vật nên ngoài thì Tâm điên đảo, vì vật thì thiên hình vạn trạng và biến hóa không cùng. Tâm chạy theo vật thì Tâm luôn mệt mỏi và không phương hướng.

Tâm chỉ có thể giữ vững được Tâm và những gì trong Tâm—Chúa Phật trong Tâm, thiên đàng địa ngục trong Tâm, Tây phương cực lạc trong Tâm, Niết bàn trong Tâm…

3. Lính quýnh không biết thực hư.

Tâm ta là gốc, nhưng ta phải vô ngã [không tôi], vậy là sao?

Phải có, phải làm mọi sự, nhưng không chấp vào đâu là sao?

Phải có tiền mà không chấp vào tiền là sao?

Phải có Chúa mà không chấp vào Chúa là sao?

Yêu em và có em, mà không “nắm giữ” em là sao? [Có thể đổi “em” thành “anh”]. Nếu bạn trả lời được câu này, bạn trả lời được vô chấp và các câu trên.

4. Đường đi [“đạo”] là gì?

Đường đi mà có công thức rõ ràng, có bản đồ rõ ràng thì không là đường. Đạo khả đạo phi thường đạo.

Đường đi thì có đó, nhưng mơ hồ uyển chuyển, khó có thể dạy lại ai rõ ràng. May ra thì đường đi chỉ rõ ràng được một quãng ngắn, ngay trước mặt, đối với hành giả đang thực hành nghệ thuật sống—khiêm tốn, thành thực, yêu người và tĩnh lặng–và không có công thức cho mỗi trường hợp nhất định, mà hành giả phải làm quyết định cho mỗi bước đi, ngay khi bước.

Tức là có đường mà như không có đường, không có đường mà lại có đường.

5. Dạy mà không dạy

Mỗi người phải tự thực hành “con đường” của mình mỗi ngày.

Thầy dạy thì phải nói, mà nói thì đương nhiên là từ ngữ bóp méo chân lý. Cho nên đã nói là sai. Nếu trò dính cứng vào từ ngữ của thầy thì đương nhiên là trò lại sai.

Cho nên thầy nói mà không nói, và trò nghe mà không nghe. “Dính” vào một từ là đi sai một dặm.

Chân lý nằm trong tri kiến thật mà ta có được qua tự trải nghiệm.

Vậy đó các bạn. Những vấn đề tâm linh thật là tế nhị, sai một ly đi một dặm, vì trái tim con người cực kỳ tế nhị và nhạy cảm, một từ nhỏ xíu, khi nói ra, có thể rung động triệu trái tim, dù đúng hay sai.

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Sai một ly đi một dặm là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

  • ý nghĩa Cùi không sợ lở là gì?
  • ý nghĩa Nói trước bước không qua là gì?
  • ý nghĩa Chứng nào tật nấy là gì?

Giải thích ý nghĩa Sai một ly đi một dặm là gì?

Giải thích Sai một ly đi một dặm:

  • Sai 1 ly có nghĩa là làm sai 1 điều gì đó tính bằng milimet ví như là ngắm bắn súng hay cắt may quần áo.
  • Một dặm có nghĩa là 1 đơn vị đo lường khoảng cách tương đương với 1,6km.

Giải thích ý nghĩa Sai một ly đi một dặm là gì?

Sai một ly đi một dặm có nghĩa là ám chỉ việc chỉ cần bạn sai 1 tý cũng dẫn đến kết quả là mất đi rất nhiều thứ quý giá như tiền bạc – gia sản và thậm chí là tính mạng con người.

Đây là 1 câu từ ngữ được cha ông ta đúc kết từ xưa tới nay và được áp dụng rất nhiều vào trong cuộc sống hằng ngày. Thông thường, khi làm 1 điều gì đó ta thường suy nghĩ – đắn đo nhưng khi đã làm thì phải thật hoàn toàn chính xác nhưng nếu sai phạm 1 tý cũng có thể dẫn đến việc phá hỏng toàn bộ công trình xây dựng hay thậm chí là mất rất nhiều thứ.

Câu Sai một ly đi một dặm đúc kết từ trong việc ngắm bắn súng chỉ cần ngắm sai 1 ly thì viên đạn sẽ đi lệch hướng rất xa so với khoảng cách trúng đích do đó mà có thể làm lộ vị trí người bắn tỉa và sẽ bị bắt dẫn đến nhiều thứ liên quan.

Sai một ly đi một dặm tiếng Anh:

  • A miss is as good as a mile

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Sai một ly đi một dặm:

  • Bút sa gà chết.

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Sai một ly đi một dặm là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

​Có những người cứ nỗ lực nhưng mãi không thành công. Có những người may mắn lại đến dễ dàng đến thế. Khi thấy một ai đó thành công, phần đa vẫn nói họ may mắn, giỏi có đấy nhưng cần may mắn đi kèm. Còn bản thân mình “số nhọ” nên chưa gặp thời. Nhưng có khi nào bạn ngẫm lại, sao bạn cố gắng nhiều mà vẫn không đem lại kết quả? Rất có thể bạn đã sai ngay từ đầu. Và khi đã sai ngay từ phương hướng thì bạn càng cố gắng lại càng xa rời mục tiêu.

Cổ nhân thường nói “Sai một li đi một dặm”, do vậy điểm khởi đầu nhất định phải chọn đúng.

Có một câu chuyện thế này. Một thanh niên cực kỳ siêng năng, cần cù. Anh ta luôn mong muốn mình hơn người khác về mọi mặt. Trải qua rất nhiều cố gắng, nhưng vẫn không có tiến triển, chàng thanh niên vô cùng buồn bã đến thỉnh giáo một vị đại sư. Vị đại sư này liền gọi ba đệ tử đang chặt củi lại nói: “Các người hãy đưa vị này đến núi Ngũ Lý, cứ chặt củi đến khi nào mà các người cảm thấy thỏa mãn nhất”.

Chàng thanh niên và ba đệ tử men theo sông thẳng tiến tới núi Ngũ Lý. Đợi họ quay trở về, đại sư đích thân ra đón họ. Chàng thanh niên mồ hôi đầm đìa đặt xuống 2 bó củi, hai đệ tử một trước, một sau cũng đặt xuống 4 bó. Lúc đó từ phía sông trôi xuống một cái bè gỗ chở một đệ tử và 8 bó củi dừng trước đại sư. Chàng thanh niên và hai đệ tử về trước nhìn người này mà không thốt nên lời. Đại sư nhìn các đệ tử và hỏi: “Thế nào, các người có thấy vừa lòng với những thể hiện của mình không?” “Đại sư, xin cho con làm lại một lần nữa” – chàng thanh niên cất tiếng cầu xin, “Ngay từ đầu con đã chặt được 6 bó củi, đi được nửa đường không thể vác được nữa con liền vứt đi 2 bó. Đi thêm một lúc nặng đến không thở được con lại vứt đi 2 bó nữa, cuối cùng chỉ mang về được 2 bó này. Nhưng thưa đại sư, con đã cố gắng hết sức rồi”.

“Tình trạng của chúng con thì đối ngược với cậu ấy” – đệ tử lớn nói, “Ngay từ khi bắt đầu, hai người chúng con mỗi người chỉ chặt hai bó, tức 4 bó, hai bó trước 2 bó sau cùng nhau gánh về. Con và tiểu đệ thay nhau, không những không thấy mệt mà còn cảm thấy nhẹ nhàng vô cùng. Sau đó còn mang về 2 bó củi mà vị thí chủ này bỏ đi”. Tiểu đệ tử dùng bè gỗ tiếp lời: “Dáng con nhỏ bé, sức lại yếu, đừng nói 2 bó, đến 1 bó mà đường xa như vậy con làm sao có thể mang về được, do vậy con đã chọn đường thủy”. Đại sư nhìn các đệ tử với ánh mắt tán thưởng, sau đó ngài tiến đến trước mặt người thanh niên, vỗ vai cậu và nói rằng mỗi người đều đi theo con đường riêng của mình, bản thân không có gì sai, để người khác nói cũng không sai gì cả, điều quan trọng là con đường đi đã đúng hay chưa?

Ý nghĩa của câu chuyện nằm ở đâu? Ai cũng theo đuổi mục tiêu của riêng mình. Nhưng họ chọn lựa phương pháp và công cụ khác nhau, nên kết quả đạt được hoàn toàn không giống nhau.

Chàng thanh niên trẻ tuổi không quản khó khăn, sẵn sàng làm đi làm lại, nhưng nếu anh ta không thay đổi phương pháp làm việc của mình thì mãi mãi cũng không đạt được kết quả như mong muốn. Nếu lựa chọn phương pháp làm việc khác, anh ta có thể thay đổi được cả cuộc đời mình.

Tạm gác lại câu chuyện, nhìn vào xã hội hiện tại, khi mà con người luôn hối hả với cuộc sống vội vã này. Có phải ai cũng đi đúng hướng? Đơn cử như trong công việc quản lý, các chủ quản lý thường bị rối tung trong mớ câu hỏi làm thế nào để quản lý cho tốt. Có những người thậm chí còn không có cả thời gian dành cho bản thân, cho gia đình chỉ bởi lý do “tôi bận”. Nhưng đến lúc nhìn lại hiệu quả công việc thì không phải ai cũng hài lòng. Vậy thì lý do tại sao? Nhìn vào câu chuyện trên, rõ ràng là chúng ta đang đi nhầm hướng. Việc sử dụng công cụ phù hợp như chàng đệ tử út trong câu truyện là phương án rất thông minh. Vậy thì tại sao ta không học hỏi.

Sai một li đi một dặm có nghĩa là gì?

Ông bà ta có câu: “Sai một li đi một dặm”. Câu châm ngôn đó vẫn luôn là chân lý, từ ngày xưa cho đến tận bây giờ. Chỉ cần sơ suất một chút thôi cũng khiến sự việc đi lệch rất xa.

Lai rai có nghĩa là gì?

Không tập trung vào một thời gian mà rải ra mỗi lúc một ít, kéo dài như không muốn dứt. Mưa lai rai hàng tháng trời.

Chủ Đề