Chích vaccine mũi 3 cách mũi 2 bao lâu

1. Vì sao cần khoảng cách giữa 2 mũi tiêm?
Việc mũi 2 cách mũi 1 trong 1 khoảng thời gian nhất định tuân theo hướng dẫn của các nhà sản xuất giúp cơ thể có được miễn dịch đầy đủ và bền vững chống lại tác nhân gây bệnh.
Lưu ý không tiêm vắc xin sớm hơn lịch tiêm chủng của mũi vắc xin tiếp theo. Nếu bạn bị hoãn tiêm chủng hoặc chưa được tiêm chủng đúng lịch, cần tiêm mũi vắc xin nhắc lại sớm nhất và không phải tiêm vắc xin lại từ đầu.
2. Tiêm mũi 2 quan trọng như thế nào?
Với các vắc xin phòng COVID-19 có lịch tiêm 2 mũi, nếu không tiêm mũi thứ hai, sau một thời gian, nồng độ miễn dịch sẽ giảm và lâu hơn nữa sẽ không bảo vệ người tiêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh COVID-19 nói riêng. Với mỗi loại vắc xin, các nhà sản xuất đã nghiên cứu lịch tiêm nhắc lại để có được miễn dịch cũng như hiệu quả bảo vệ phòng bệnh tốt nhất.
Vì vậy, mọi người cần phải tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin cơ bản và tuân thủ các mũi tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành y tế để giúp phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
3. Tiêm đủ liều vắc xin cơ bản phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để bảo vệ sức khoẻ trẻ em và cộng đồng
Tại Việt Nam, mặc dù số mắc và tử vong do COVID-19 ở trẻ em thấp hơn so với người lớn, các biểu hiện khi mắc bệnh thường nhẹ hơn, nhiều trường hợp không có triệu chứng nhưng hậu quả của COVID-19 cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe các em. Tại Việt Nam, đã ghi nhận hàng trăm trường hợp trẻ em mắc hội chứng MIS-C với các biểu hiện viêm đa hệ thống đồng thời ở nhiều cơ quan như tim, phổi, thận, hệ tiêu hóa, não, da, mắt… sau khi mắc COVID-19, có thể tiến triển nặng, thậm chí có trường hợp tử vong.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp phải hội chứng hậu COVID-19 với các dấu hiệu bất thường kéo dài về sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, đau cơ… ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập và vui chơi của trẻ, và có thể có những hậu quả lâu dài đối với quá trình phát triển của trẻ, cần tiếp tục theo dõi, điều trị. Trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ trước đó có thể vẫn mắc hậu COVID-19 và hội chứng MIS-C mức độ nặng.
Hiện nay, trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi đều được tiêm một trong hai loại vắc xin là: vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna. Vắc xin Pfizer được chỉ định tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Vắc xin Moderna được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi. Trẻ sẽ được tiêm 02 liều cơ bản cùng loại cách nhau 4 tuần. Trẻ bị mắc COVID-19 cần phải tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng.
Tiêm đủ và đúng lịch các liều cơ bản vắc xin COVID-19 giúp trẻ tránh mắc bệnh, tránh các hậu quả lâu dài của bệnh, giúp trẻ đến trường an toàn, tham gia các hoạt động xã hội và phát triển khỏe mạnh. Đồng thời giúp tăng độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng, giảm lây lan cho những người xung quanh, góp phần tích cực để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Chích vaccine mũi 3 cách mũi 2 bao lâu

4. Lưu ý khi tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ
Cũng như tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1, tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 2 cho trẻ cũng có thể gặp các tác dụng phụ. Thông thường thời gian gặp phải tác dụng phụ trong vòng từ 1 đến 3 ngày. Các triệu chứng có thể gặp thường là sốt, mệt mỏi, đau cánh tay…
Tuy nhiên, không nên quá lo lắng khi gặp các tác dụng phụ này. 
- Sau tiêm nếu sốt nhẹ, dưới 38,5 độ C, không cần uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, có thể giảm đau tại chỗ tiêm bằng cách đắp khăn sạch, mát và ẩm lên vùng tiêm.
- Nếu sốt cao trên 38,5 độ C hoặc đau nhiều, có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol (acetaminophen). Lưu ý, giữa các liều cần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.
- Sau tiêm mũi 2, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất quan trọng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Nên bổ sung các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin cần thiết cho cơ thể. 
- Trong trường hợp cơ thể có các phản ứng bất thường, cần thông báo cho bác sĩ và đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Hãy chung tay đưa trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 an toàn, đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế!

 

HỮU QUÝ
(Tổng hợp)

Cập nhật: 16:04 - 23/12/2021 | Lần xem: 277539

Với sự hỗ trợ của Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) về Tiêm chủng và Nhóm Công tác về vắc xin COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục xem xét các bằng chứng mới về sự cần thiết và thời điểm tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt cần quan tâm đánh giá tác động của việc xuất hiện biến thể mới Omicron trong thời gian gần đây lên hiệu quả của vắc xin.

Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy mức độ bảo vệ của vắc-xin chống lại bệnh nặng sẽ giảm trong vòng 6 tháng sau khi tiêm đầy đủ liều cơ bản. Trong đó, thời gian bảo vệ chống lại biến thể Omicron có thể bị thay đổi và vẫn đang được nghiên cứu. Bằng chứng về hiệu quả của vắc xin đang suy giảm, đặc biệt là sự suy giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng ở các nhóm dân số có nguy cơ cao. Do đó, đòi hỏi phải có sự phát triển  và tối ưu hóa các chiến lược tiêm chủng để phòng ngừa bệnh nặng, bao gồm cả việc sử dụng có mục tiêu tiêm chủng các liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19.

Đa số các trường hợp nhiễm COVID-19 hiện tại được quan sát thấy nằm ở những người chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Đối với những trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn nhiễm COVID-19 sau đó thì trong hầu hết các trường hợp, các biến cố này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, dữ liệu mới liên tục cho thấy sự suy giảm về hiệu quả của vắc xin chống lại sự lây nhiễm COVID-19 theo thời gian kể từ khi tiêm chủng và sự suy giảm đáng kể hơn ở người lớn tuổi. Cụ thể, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng COVID-19 giảm khoảng 8% (khoảng tin cậy 95% (KTC 95%): 4 - 15%) trong thời gian 6 tháng ở tất cả các nhóm tuổi. Ở người lớn trên 50 tuổi, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng giảm khoảng 10% (KTC 95%: 6 - 15%) so với cùng kỳ. Hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh có triệu chứng giảm 32% (KTC 95%: 11 - 69%) đối với những người trên 50 tuổi.

Theo thống kê của WHO cho thấy hiện nay có ít nhất 126 quốc gia trên toàn thế giới đã đưa ra khuyến nghị về tiêm chủng liều nhắc lại hoặc bổ sung vắc xin phòng COVID-19 và có hơn 120 quốc gia đã bắt đầu triển khai theo chương trình. Đối tượng mục tiêu được ưu tiên phổ biến nhất đối với liều nhắc lại là người lớn tuổi, nhân viên y tế và người bị suy giảm miễn dịch. Các quyết định đề xuất và triển khai về liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19 rất phức tạp. Ngoài dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, cần phải xem xét các chiến lược, chương trình quốc gia và quan trọng là đánh giá mức độ ưu tiên của nguồn cung cấp vắc xin trên toàn cầu. Một số nước trên thế giới như Philippines, Anh, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, … đã cắt giảm khoảng thời gian sử dụng liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 từ 6 tháng xuống còn ít nhất 3 tháng sau khi tiêm đủ liều thứ hai của liều vắc xin cơ bản, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh mới, đặc biệt là kiềm chế khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron.

Tương tự, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản số 10722/BYT-DP. Cụ thể quy định:

+Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

+Tiêm liều nhắc lại vắc xin COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Qua đó đặc biệt chú ý việc rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 còn 3 tháng thay vì 6 tháng theo văn bản số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế trước đây để phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Từ đó, góp phần phòng dịch hiệu quả để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

[1] https://www.who.int/news/item/22-12-2021-interim-statement-on-booster-doses-for-covid-19-vaccination---update-22-december-2021

[2] https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-cuts-covid-19-booster-shot-interval-three-months-2021-12-21/

Chích vaccine mũi 3 cách mũi 2 bao lâu