chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công nhân công an như thế nào?

Công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ. Hạn tuổi phục vụ của công nhân công an: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Vậy, chế độ tiền lương và phụ cấp thâm niên đối với công nhân công an được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 của Nghị định số 49/2019/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2019 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân, Chính phủ quy định Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức danh công việc đối với từng nhóm, ngạch lương.

a. Nâng bậc lương, nâng ngạch đối với công nhân công an

i] Công nhân công an hoàn thành công việc được giao, đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định và chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên sau 2 năm [đủ 24 tháng] giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm [đủ 36 tháng] giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95.

Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.

Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc;

ii] Công nhân công an hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, có năng lực đảm nhận vị trí công việc cao hơn trong cùng ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, có văn bằng phù hợp thì được xét nâng ngạch.

b. Chuyển xếp lương vào Bảng lương công nhân công an

- Khi chuyển xếp lương không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch lương;

- Việc chuyển xếp lương từ hệ số lương đang hưởng vào hệ số lương quy định tại Bảng lương công nhân công an ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 49/2019/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2019 được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội [nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng chưa hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn], phù hợp với vị trí việc làm và bậc lương, ngạch đối với công nhân công an.

Trường hợp có hệ số lương mới được xếp cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung thấp hơn hệ số lương đang hưởng cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đang hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu giảm dần khi được nâng bậc lương.

c. Công nhân công an được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:

+ Phụ cấp thâm niên vượt khung;

+ Phụ cấp khu vực;

+ Phụ cấp đặc biệt;

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp trách nhiệm công việc;

Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

+ Phụ cấp công vụ:

- Áp dụng đối với công nhân công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

+ Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

d. Nguồn kinh phí thực hiện

i] Đối với đơn vị dự toán do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

ii] Đối với các doanh nghiệp được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

e. Công nhân công an áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định này không được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Điều 6. Các chế độ phụ cấp lương

8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc:

đ] Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:

Áp dụng đối với các đối tượng không thuộc diện xếp lương theo bảng 6 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu.

Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].”

Căn cứ theo Điều 10 của Nghị định số 49/2019/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2019 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân, Chính phủ quy định về Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân công an như sau:

1. Mức phụ cấp

Công nhân công an có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân đủ 5 năm [60 tháng] thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm [12 tháng] được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp

a] Thời gian phục vụ trong Công an nhân dân;

b] Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp

a] Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

b] Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

c] Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam, sau đó bị kỷ luật buộc thôi việc.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về Chế độ tiền lương và phụ cấp thâm niên đối với công nhân công an.

Luật Hoàng Anh

Tiền lương là gì? Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm

Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động [công nhân viên chức] theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.

Phụ cấp là gì? Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương

Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Bảng lương là gì? Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.

Công an nhân dân là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Cảnh sát là Cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Lực lượng trị an xã hội có tính chất vũ trang của nhà nước, là lực lượng nòng cốt của nhà nước trong bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.

2. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương của công an, cảnh sát:

– Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào [sau đây viết tắt là ngạch] hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát [sau đây viết tắt là chức danh] thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó;

– Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm;

– Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm;

-Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó;

– Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ [nếu có] theo đúng quy định. Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương [từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương] của cơ quan, đơn vị

Trong thời gian tới sẽ áp dụng mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng/tháng, tăng hơn so với thời điểm hiện tại 110.000 đồng/tháng. Theo đó, mức lương của quân đội, công an cũng tăng theo. Bảng lương này được lập dựa trên Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Thông tư 79/2019/TT-BQP và Nghị quyết 86/2019/QH14.

BẢNG LƯƠNG CẤP BẬC QUÂN HÀM SĨ QUAN VÀ CẤP HÀM CƠ YẾU

BẢNG NÂNG LƯƠNG QUÂN HÀM SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ SĨ QUAN CÔNG AN NHÂN DÂN

BẢNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN

BẢNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO CƠ YẾU

BẢNG PHỤ CẤP QUÂN HÀM HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ NGHĨA VỤ THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN

BẢNG LƯƠNG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT THUỘC CÔNG AN NHÂN DÂN

BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG

Hướng dẫn tính lương và phụ cấp của công an, quân đội tại thời điểm hiện tại

Kể từ ngày 01/7/2019 đến thời điểm hiện tại áp dụng mức lương cơ sở mới là 1.490.000 đồng/tháng đối với các đối tượng sau đây:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và công chức quốc phòng;

Người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân, Công an nhân dân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; học viên cơ yếu;

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Cách tính mức lương, phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2019 của các đối tượng trên cụ thể như sau:

– Mức lương:

Mức lương = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng X Hệ số lương hiện hưởng

– Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu:

Mức phụ cấp quân hàm = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng X Hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Mức tiền của hệ số chệnh lệch bảo lưu:

Mức tiền của hệ số chệnh lệch bảo lưu = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng X Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng

– Mức phụ cấp tính theo mức lương cở sở:

+ Đối với người hưởng lương = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng X Hệ số phụ cấp được hưởng.

+ Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì X Hệ số phụ cấp được hưởng.

– Mức phụ cấp tính theo %:

+ Đối với người hưởng lương = [ Mức lương + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + mức phụ cấp thâm niên vượt khung] X tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

+ Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu = [Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] ] X tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

– Mức trợ cấp tính theo lương cơ sở:

Mức trợ cấp = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng X số tháng hưởng trợ cáp theo quy định

– Các khoản trợ cấp, phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề