Chu kỳ kinh nguyệt ngắn dần

Phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nên chị em cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Những thông tin cơ bản nhất về chu kỳ kinh nguyệt sẽ được MEDLATEC cung cấp qua bài viết dưới đây.

1. Bạn biết gì về chu kỳ kinh nguyệt?

chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn kể từ khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì

Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ phối hợp làm việc: nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.

Như vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng tức là bạn không có thai. Một chu kỳ ở nữ giới thường sẽ diễn ra từ 3 - 7 ngày tùy từng người. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau từ 28 - 30 ngày, một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định và cần tới gặp bác sĩ.

2. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì [khoảng 12 - 17 tuổi] cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh [khoảng 45 - 55 tuổi]. Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt:

Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Nó còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.

Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường,… Đây là những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn hành kinh.

Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

Có nhiều bạn nữ bị đau bụng dưới khi đến giai đoạn hành kinh

Giai đoạn nang trứng:

Giai đoạn này xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng.

Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 - 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.

Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung để tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

Giai đoạn rụng trứng:

Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.

Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

Dựa vào hình bạn có thể xác định được thời gian hành kinh và thời gian rụng trứng trong chu kỳ

Giai đoạn hoàng thể:

Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.

Trong trường hợp quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.

Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 - 17 ngày. Nếu không mang thai, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như:

  • Ngực bị sưng đau.

  • Tâm trạng bị thất thường.

  • Bị chướng bụng, đầy hơi.

  • Khó ngủ, mất ngủ.

  • Ham muốn tình dục bị thay đổi.

  • Thèm ăn.

3. Bí quyết tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rất có ích bởi nó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng cơ thể của chính mình. Để tính chu kỳ hành kinh, bạn cần thực hiện một số bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.

  • Tiếp theo, theo dõi liên tục ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.

  • Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ vừa ghi nhớ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp kiểm soát sức khỏe của chính mình

Hiện nay có nhiều ứng dụng theo dõi thời gian hành kinh. Bạn có thể tải những ứng dụng này về máy và nhập ngày bắt đầu kỳ hành kinh của tháng đó, ứng dụng sẽ tự động tính theo chu kỳ cho bạn. Bên cạnh đó, những ứng dụng này còn có thể cập nhật những triệu chứng của chu kỳ hành kinh của người dùng dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp.

Trong cuộc sống, có một số yếu tố làm rối loạn chu kỳ hành kinh như: căng thẳng áp lực, mệt mỏi hoặc thói quen sinh hoạt bị thay đổi. Chính vì thế, bạn cần theo dõi và tính toán chu kỳ kinh nguyệt của mình trong 3 - 4 tháng liên tiếp để kiểm soát chu kỳ của mình.

Như vậy, mỗi chị em phụ nữ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hy vọng bài viết trên đã trang bị cho bạn những hiểu biết về vấn đề này.

Nếu kinh nguyệt thường kéo dài 5 hoặc 6 ngày và đột nhiên bị rút ngắn xuống còn 2 ngày thì có thể là do những nguyên nhân như thay đổi trong cuộc sống, mới dùng biện pháp kiểm soát sinh sản hoặc bị căng thẳng.

Nội dung chính của bài viết:

  • Thời gian hành kinh thường kéo dài trong khoảng từ 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, tùy từng người mà kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn và vẫn được coi là bình thường. 
  • Nếu kinh nguyệt thường kéo dài 5 hoặc 6 ngày và đột nhiên bị rút ngắn xuống còn 2 ngày thì có thể là do những nguyên nhân, như: do độ tuổi, căng thẳng, rối loạn ăn uống, tập luyện quá sức, thay đổi cân nặng, do dùng thuốc.
  • Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: thai ngoài tử cung, máu báo thai, mang thai, cho con bú, u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp,...
  • Trong một số ít trường hợp, kinh nguyệt ngắn có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là: suy buồng trứng sớm; hội chứng Asherman; hẹp cổ tử cung; hội chứng Sheehan.
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ rằng mình mang thai thì nên đi khám ngay nếu bị chảy máu âm đạo bất thường.
  • Nếu không mang thai thì có thể chờ thêm 2 hoặc 3 tháng. Nếu kinh nguyệt vẫn không trở lại bình thường thì mới cần đi khám bác sĩ.

Kinh nguyệt ngắn có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ là khác nhau. Thời gian hành kinh thường kéo dài trong khoảng từ 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, tùy từng người mà kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn và vẫn được coi là bình thường. Chỉ có bạn mới là người hiểu rõ cơ thể mình nhất. Nếu số ngày có kinh của mỗi tháng đều nhất quán thì đó là kinh nguyệt bình thường và không có gì phải lo lắng cả.

Nếu kinh nguyệt thường kéo dài 5 hoặc 6 ngày và đột nhiên bị rút ngắn xuống còn 2 ngày thì có thể là do những nguyên nhân như thay đổi trong cuộc sống, mới dùng biện pháp kiểm soát sinh sản hoặc bị căng thẳng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến kinh nguyệt diễn ra ngắn hơn bình thường.

Nguyên nhân

Do độ tuổi

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời.

Tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, nồng độ hormone bắt đầu dao động theo chu kỳ hàng tháng. Phải mất một vài năm thì các hormone này mới ổn định. Trong thời gian đó thì sự thay đổi nồng độ hormone thường diễn ra không đều, dẫn đến thời gian hành kinh của mỗi tháng có độ dài ngắn khác nhau.

Những đặc điểm khác của chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì còn có:

  • Chu kỳ không đều
  • Ra máu quá ít hoặc quá nhiều
  • Lỡ kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh, mất kinh nguyệt
  • Có kinh hai lần một tháng

Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi mãn kinh. Trong thời gian này, sự sản xuất hormone giảm và kinh nguyệt trở nên bất thường.

Thời gian có kinh sẽ bị ngắn lại hoặc dài hơn bình thường. Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh còn gặp những hiện tượng như:

  • Lỡ kinh nguyệt
  • Ra máu ít hoặc nhiều hơn bình thường
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Số lần hành kinh trong một năm giảm đi

Do thay đổi trong cuộc sống

Những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày cũng có tác động đến nồng độ hormone và chu kỳ kinh nguyệt

Căng thẳng

Căng thẳng hay stress sẽ gây hại cho toàn cơ thể, gồm có cả khả năng sản xuất hormone. Khi nồng độ hormone bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thì không có gì là lạ khi kinh nguyệt trở nên bất thường, bao gồm cả hiện tượng đột nhiên kinh nguyệt nhanh hết hơn.

Các triệu chứng khác của căng thẳng gồm có:

  • Lo âu
  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Tập luyện quá sức

Khi cường độ tập luyện quá nặng thì lượng calo bị đốt cháy sẽ nhiều hơn lượng calo nạp vào qua chế độ ăn. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng thì cơ thể sẽ chuyển sang “trạng thái sinh tồn”. Có nghĩa là lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu dồn tất cả lượng calo còn lại để thực hiện các chức năng quan trọng, ví dụ như giữ cho tim đập hay hít thở và tạm dừng các chức năng không quan trọng, ví dụ như sản xuất hormone sinh dục.

Khi nồng độ hormone giảm thì sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc bị lỡ.

Hoạt động thể chất quá mức cũng có thể gây ra:

  • Thay đổi tâm trạng
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Dễ bị bệnh
  • Sụt cân không chủ đích

Thay đổi cân nặng

Bất kỳ sự thay đổi lớn nào về cân nặng cũng đều có thể phá vỡ sự cân bằng hormone bình thường. Vì lý do này nên sau các quy trình phẫu thuật giảm cân ví dụ như thắt đai dạ dày hay chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, nhiều phụ nữ thường gặp phải hiện tượng kinh nguyệt trở nên bất thường.

Lượng mỡ thừa quá lớn trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen. Do đó mà những người béo phì thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Các vấn đề có thể xảy ra khi cân nặng có sự thay đổi lớn còn có:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Lỡ kinh nguyệt

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống sẽ gây giảm nghiêm trọng lượng calo tiêu thụ và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone sinh dục của cơ thể. Tỷ lệ mỡ quá thấp trong cơ thể cũng có thể phá vỡ trạng thái cân bằng của nồng độ hormone bình thường. Điều này sẽ khiến kinh nguyệt bị rút ngắn hoặc thậm chí vô kinh.

Các triệu chứng khác của rối loạn ăn uống gồm có:

  • Người gầy gò
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy kiệt
  • Dễ ốm

Do thuốc

Nhiều loại thuốc có thể tác động đến nồng độ hormone và làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Các loại thuốc này gồm có:

Biện pháp tránh thai nội tiết

Các biện pháp tránh thai nội tiết có chứa các hormone ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng. Khi mới dùng các biện pháp tránh thai lần đầu hoặc chuyển sang một loại khác thì việc gặp phải một số thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường.

Ví dụ, số ngày hành kinh có thể ngắn hơn hoặc kinh nguyệt không đều trong một vài tháng cho đến khi cơ thể làm quen với loại thuốc mới.

Một số tác dụng phụ khác thường thấy khi dùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm và vòng tránh thai nội tiết còn có:

  • Đau bụng
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau đầu
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Thay đổi tâm trạng

Các loại thuốc khác

Một số loại thuốc kê đơn có thể gây gián đoạn sự sản sinh hormone của cơ thể và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt có thể trở nên bất thường trong thời gian dùng các loại thuốc điều trị:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Rối loạn lo âu
  • Chứng động kinh
  • Viêm

Nguyên nhân khác

Có một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và khiến thời gian ra máu hàng tháng ngắn hơn bình thường.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng sau khi thụ tinh bám vào làm tổ ở một bộ phận khác của cơ thể thay vì thành bên trong tử cung. Thai ngoài tử cung thường gây hiện tượng chảy máu âm đạo và có thể bị nhầm với kinh nguyệt.

Các dấu hiệu khác của thai ngoài tử cung gồm có:

  • Đau bụng dưới, thường chỉ ở một bên
  • Dịch tiết màu nâu từ âm đạo
  • Chóng mặt
  • Đau bả vai
  • Đau khi đại tiện hoặc tiểu tiện

Máu báo thai

Máu báo thai là hiện tượng ra máu khi trứng sau thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, thường xảy ra khoảng từ một đến hai tuần sau thời điểm thụ tinh. Hiện tượng chảy máu âm đạo này có thể bị nhầm là kinh nguyệt ngắn và ít.

Máu báo thai thường xuất hiện trước thời điểm dự kiến diễn ra kỳ kinh hàng tháng và là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ.

Sảy thai

Sẩy thai là sự mất thai xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Đa số các trường hợp sảy thai diễn ra trước khi phụ nữ biết rằng mình đang mang thai, đó là lý do tại sao dấu hiệu chảy máu âm đạo của sảy thai thường bị nhầm là có kinh.

Hiện tượng ra máu ngắn bất thường có thể là do sảy thai.

Các dấu hiệu khác của sảy thai còn có:

  • Có dịch lỏng hoặc mô chảy ra từ âm đạo
  • Đau bụng dưới
  • Không còn các dấu hiệu mang thai

Mang thai

Kinh nguyệt sẽ dừng lại khi mang thai nhưng nhiều phụ nữ vẫn gặp hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là một điều rất phổ biến. Cứ 4 phụ nữ mang thai thì 1 người có hiện tượng này.

Mang thai sẽ còn có các dấu hiệu khác như:

  • Vú đau hoặc sưng lên
  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Lỡ kinh nguyệt
  • Đột nhiên thèm hoặc không còn muốn ăn một số loại thực phẩm
  • Nhạy cảm với mùi

Cho con bú

Prolactin - hormone điều tiết sự sản xuất sữa mẹ là thủ phạm ngăn rụng trứng sau sinh. Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt có thể sẽ chưa trở lại trong vòng vài tháng sau khi sinh.

Khi kinh nguyệt trở lại thì thường sẽ không đều và ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường.

Khi cho con bú, bạn cũng có thể gặp phải những hiện tượng như:

  • Lỡ kinh nguyệt
  • Mỗi lần có kinh cách nhau xa hơn hay chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn
  • Thay đổi về thời gian hành kinh
  • Chỉ ra ít máu hoặc nhỏ giọt trong thời gian đầu

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là túi chứa dịch lỏng hình thành bên trong buồng trứng. Mặc dù các u nang này là lành tính [không phải là ung thư] nhưng đôi khi chúng gây đau hoặc gây chảy máu. Triệu chứng chảy máu do u nang có thể bị nhầm là kinh nguyệt ngắn.

Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng không có triệu chứng nhưng nếu có thì thường là đau bụng dưới, đặc biệt là khi khối u có kích cỡ lớn hoặc bị vỡ.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang [polycystic ovarian syndrome - PCOS] khiến cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều hormone giới tính nam hơn bình thường. Sự mất cân bằng nội tiết tố này sẽ khiến kinh nguyệt trở nên bất thường, lỡ kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt ngắn.

Các triệu chứng khác của hội chứng buồng trứng đa nang gồm có:

  • Mọc lông trên mặt hoặc những vị trí không mong muốn trên cơ thể
  • Da tiết nhiều dầu, nổi mụn trứng cá
  • Giọng nói trầm hơn
  • Khó thụ thai
  • Rụng tóc
  • Tăng cân hay khó giảm cân
  • Xuất hiện những mảng da dày, mượt như nhưng và tối màu ở cổ, bẹn hoặc những khu vực có nếp gấp

Bệnh tuyến giáp

Các bệnh lý tuyến giáp khiến cơ thể tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến khoảng 1/8 dân số nữ.

Hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và do đó, lượng hormone quá cao hay quá thấp đều có thể làm thay đổi chu kỳ kinh, gồm có cả thời gian hành kinh ngắn.

Mỗi bệnh lý tuyến giáp có các triệu chứng khác nhau nhưng một số triệu chứng chung gồm có:

  • Sụt cân hoặc tăng cân không chủ đích
  • Khó ngủ hoặc thường xuyên buồn ngủ
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm
  • Ra máu kinh ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường

Nguyên nhân nghiêm trọng

Trong một số ít trường hợp, kinh nguyệt ngắn có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm [premature ovarian failure] hay mãn kinh sớm là tình trạng bắt đầu mãn kinh trước độ tuổi 40. Đây là vấn đề không phổ biến, chỉ xảy ra ở 1 trên 1.000 phụ nữ dưới 29 tuổi và 1 trên 100 phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 39.

Nếu buồng trứng không còn hoạt động bình thường thì sẽ không thể sản xuất các hormone cần thiết để mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường và sau đó dừng lại hoàn toàn. Suy buồng trứng sớm còn gây ra những triệu chứng như

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Tâm trạng thay đổi
  • Khó tập trung
  • Lỡ kinh nguyệt
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Khô âm đạo
  • Giảm ham muốn tình dục

Hội chứng Asherman

Hội chứng Asherman là một bệnh lý hiếm gặp trong đó mô sẹo hình thành trong tử cung. Điều này thường xảy ra sau khi làm phẫu thuật.

Mô sẹo trong tử cung có thể chặn dòng chảy máu kinh, khiến kinh nguyệt diễn ra không đều, ra ít máu kinh hoặc không có kinh nguyệt.

Các triệu chứng khác của hội chứng Asherman gồm có:

  • Khó thụ thai
  • Dễ sảy thai
  • Đau bụng dưới mà không ra máu

Hẹp cổ tử cung

Hẹp cổ tử cung là tình trạng mà cổ tử cung nhỏ bất thường và cũng là vấn đề ít gặp. Đây thường là một biến chứng của phẫu thuật. Khi cổ tử cung bị hẹp thì máu kinh sẽ bị chặn và khó thoát ra ngoài. Điều này gây mất kinh nguyệt và đau bụng.

Hội chứng Sheehan

Hội chứng Sheehan là một biến chứng xảy ra sau sinh do sản phụ mất một lượng máu lớn hoặc có huyết áp thấp nghiêm trọng. Đây cũng là một bệnh lý rất hiếm gặp.

Hội chứng Sheehan ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone tuyến yên của cơ thể. Nồng độ hormone tuyến yên thấp dẫn đến vô kinh hoặc kinh nguyệt diễn ra không thường xuyên.

Các triệu chứng khác của hội chứng này gồm có:

  • Khó cho con bú
  • Lông mu khó mọc lại sau khi cạo
  • Huyết áp thấp
  • Đường huyết thấp
  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim không đều
  • Teo nhỏ ngực
  • Dễ cảm thấy lạnh
  • Tăng cân không chủ đích
  • Người mệt mỏi

Khi nào cần đi khám?

Nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ rằng mình mang thai thì nên đi khám ngay nếu bị chảy máu âm đạo bất thường.

Nếu không mang thai thì có thể chờ thêm 2 hoặc 3 tháng. Nếu kinh nguyệt vẫn không trở lại bình thường thì mới cần đi khám bác sĩ.

Cần theo dõi kinh nguyệt trong thời gian này, ghi lại ngày bắt đầu và ngày kết thúc hành kinh cũng như là lượng máu nhiều hay ít. Khi đi khám thì mang những thông tin này theo để bác sĩ dựa vào đó và đưa ra chẩn đoán.

Video liên quan

Chủ Đề