Chứng thực chữ ký trong văn bản tiếng anh năm 2024

Chứng thực chữ ký là công cụ quan trọng để xác nhận tính xác thực của tài liệu và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch. Nó cung cấp một cách để xác nhận rằng tài liệu đã được xác thực bởi một bên thứ ba đáng tin cậy. Đây là một trong những công việc thực hiện rất thường xuyên trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính. Vậy Chứng thực chữ ký Tiếng anh là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.

Chứng thực chữ ký Tiếng anh là gì?

1. Chứng thực là gì?

Chứng thực là một quá trình xác nhận tính chính xác của thông tin của một cá nhân hoặc một tổ chức. Đây là một quá trình quan trọng để xác định xem thông tin có đúng hay không. Chứng thực có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp như xác minh tài liệu, xác minh thông tin cá nhân, xác minh thông tin từ nguồn bên ngoài, và nhiều hơn nữa. Chứng thực là một phần quan trọng của quy trình bảo mật và đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là chính xác và đáng tin cậy.

Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa rõ ràng về chứng thực. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát chung, chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực bao gồm 04 loại:

- Cấp bản sao từ sổ gốc [chứng thực bản sao từ sổ gốc] là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc cấp bản sao căn cứ vào sổ gốc.

- Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

- Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia.

2. Chứng thực chữ ký tiếng Anh là gì?

Chứng thực chữ ký tiếng Anh là: Guarantee of signature

3. Cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài [gọi tắt là cơ quan đại diện] là các cơ quan có thẩm quyền chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Cụ thể:

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các loại giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Ngoài ra, công chứng viên tại các Phòng/Văn phòng công chứng cũng được chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.

Tuy nhiên, khác với các cơ quan trên, công chứng viên lại không được chứng thực chữ ký của người dịch.

Đối với các văn bản chức thực, công chứng viên ký chứng thực và đóng dấu của Phòng/Văn phòng công chứng.

Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về Chứng thực chữ ký Tiếng anh là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

  1. Quý vị trực tiếp đến Đại sứ quán để ký vào Hợp đồng ủy quyền/Văn bản từ chối tài sản/Giấy ủy quyền cá nhân

1. Đối với Hợp đồng ủy quyền, hồ sơ gồm:

– Hợp đồng ủy quyền [số lượng: ít nhất 03 bản hoặc hơn tùy theo số lượng yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam] do Quý vị chuẩn bị sẵn. Đại sứ quán sẽ lưu lại 01 bản.

– Bản gốc và 01 bản sao Giấy tờ tùy thân [hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân] còn giá trị sử dụng của Quý vị.

– Bản gốc hoặc 01 bản sao có công chứng [của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam] giấy tờ tùy thân của bên được ủy quyền

– Bản gốc hoặc 01 bản sao có công chứng [của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam] giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng tài sản [giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ xe/ sổ tiết kiệm/sổ hộ khẩu…] mà Quý vị sẽ ủy quyền thực hiện chuyển nhượng/cho tặng/sang tên… tại Việt Nam.

2. Đối với Văn bản từ chối tài sản, hồ sơ gồm:

– Văn bản từ chối tài sản [số lượng: tùy theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam] do Quý vị chuẩn bị sẵn. Đại sứ quán sẽ lưu lại 01 bản.

– Bản gốc và 01 bản sao Giấy tờ tùy thân [hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân] còn giá trị sử dụng của Quý vị.

– Bản gốc hoặc 01 bản sao có công chứng [của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam] giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng tài sản liên quan.

3. Đối với Giấy ủy quyền cá nhân, hồ sơ gồm:

– Giấy ủy quyền [số lượng do Quý vị chuẩn bị sẵn]. Đại sứ quán sẽ lưu lại 01 bản.

– Bản gốc và 01 bản sao Giấy tờ tùy thân [hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân] còn giá trị sử dụng của Quý vị.

– Bản gốc hoặc 01 bản sao có công chứng [của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam] có công chứng giấy tờ tùy thân của bên được ủy quyền

II. Trong trường hợp Quý vị không thể có mặt tại Đại sứ quán, Quý vị có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Khi đó, Quý vị cần làm những thủ tục sau:

– Chứng thực chữ ký của Quý vị trên hợp đồng/giấy ủy quyền/văn bản từ chối tài sản [lưu ý phải ký nháy từng trang nếu hợp đồng/giấy ủy quyền từ 02 trang trở lên] tại Phòng công chứng Công chứng viên [Notary Public]. Yêu cầu công chứng viên đóng dấu giáp lai đối với văn bản từ 2 trang trở lên. – Chuyển Hợp đồng/giấy ủy quyền/văn bản từ chối tài sản đó tới Văn phòng hợp pháp hóa, Bộ Ngoại giao Anh [Legalisation Office – Foreign and Commonwealth Office] hoặc Ai-len [Department of Foreign Affairs and Trade] để chứng thực chữ ký của Công chứng viên đó trước khi gửi tới Đại sứ quán làm thủ tục hợp pháp hóa [tham khảo thủ tục hợp pháp hóa của Đại sứ quán tại đây].

Lưu ý

– Quý vị có thể đề nghị người liên quan ở Việt Nam soạn sẵn và gửi cho quý vị mẫu Hợp đồng ủy quyền/Văn bản từ chối tài sản/Giấy ủy quyền… theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Mẫu Hợp đồng ủy quyền [tải xuống]/Văn bản từ chối tài sản [tải xuống] /Giấy ủy quyền [tải xuống] của Đại sứ quán kèm theo đây chỉ có tính chất tham khảo. Đại sứ quán không chịu trách nhiệm về nội dung văn bản.

– Hợp đồng/giấy ủy quyền cần soạn bằng cách đánh máy hoặc viết tay rõ ràng, thông tin và nội dung cần đầy đủ, chính xác bằng tiếng Việt có dấu, không được tẩy xóa, nội dung phải liền mạch, không để khoảng trống trong văn bản; nếu viết tay không viết bằng hai nét chữ hoặc hai loại màu mực khác nhau; không soạn văn bản cả bằng đánh máy và viết tay.

– Về thù lao cho người được ủy quyền tại Hợp đồng: ghi rõ Hợp đồng ủy quyền có hoặc không có thù lao.

– Về thời hạn ủy quyền: có thể ghi cụ thể thời hạn ủy quyền, hoặc ghi Hợp đồng ủy quyền có thời hạn kể từ ngày ký cho đến khi hoàn tất việc ủy quyền.

– Đại sứ quán sẽ không xử lý hồ sơ đối với những trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc hồ sơ không đúng yêu cầu.

Chủ Đề