Chương 2 cơ sở văn hóa việt nam slide năm 2024

Chương 2 LOẠI HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VIỆT NAM 2. Loại hình văn hóa 2.1. Khái niệm loại hình văn hóa Khái niệm loại hình văn hoá được hình thành trên cơ sở về sự khác biệt của các yếu tố: môi trường tự nhiên, phương thức sản xuất kinh tế, lối cư trú. Từ ba yếu tố cơ bản này, giới nghiên cứu quy văn hoá nhân loại vào hai loại hình: văn hoá gốc nông nghiệp và văn hoá gốc du mục [tương ứng là các nền văn hoá phương Đông và phương Tây]. 2.1. Đặc điểm các loại hình văn hóa Văn hóa gốc nông nghiệp : chủ yếu ứng với môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông.

Văn hóa gốc du mục : chủ yếu ứng với môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Tây. Môi trường tự nhiên: là xứ nóng sinh ra mưa nhiều [ẩm], tạo nên nhiều con sông lớn và các vùng đồng bằng trù phú.

Môi trường tự nhiên: là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, trừ những vùng đồng cỏ rộng. Nghề mưu sinh: sinh sống bằng nghề trồng trọt là chính, do đó hình thành lối sống định cư.

Nghề mưu sinh: sinh sống bằng chăn nuôi là chính, do đó hình thành lối sống du cư. Tổ chức đời sống: lo tạo dựng cuôc sống̣ ổn định lâu dài, không xáo trôn nêṇ mang tính chất trọng tĩnh [cuộc sống yên bình, ít di chuyển].

Tổ chức đời sống: lo tổ chức để thường xuyên di chuyển gọn gàng, nhanh chóng, thuân tiệ n nên mang tính chất trọng độ ng̣ [cuộc sống năng động, di chuyển nhiều]. Ứng xử với môi trường tự nhiên: t ôn trọng, hòa hợp với thiên nhiên. Người dân sống phụ thuôc nhiều vào thiêṇ nhiên, ở cố định môt chỗ với cái nhà, cáị cây của mình nên có ý thức tôn trọng, không dám ganh đua với tự nhiên; sống hòa hợp với tự nhiên là mong muốn của cư dân; tận dụng tự nhiên: ăn thực vật là

Ứng xử với môi trường tự nhiên: coi thường và luôn muốn chinh phục, chế ngự tự nhiên. Cư dân du mục nếu thấy ở nơi này không thuân tiệ n, có thể dễ dàng̣ bỏ đi nơi khác, do vây dẫn đến tâm lỵ́ coi thường tự nhiên. Bởi vây, ngườị phương Tây luôn có tham vọng chinh phục và chế ngự tự nhiên ; tận dụng tự

chủ yếu; ưu điểm: con người giữ gìn được môi trường sống tự nhiên; nhược điểm: rụt rè, e ngại thậm chí tôn sùng tự nhiên.

nhiên: chủ yếu ăn động vật; ưu điểm: khuyến khích con người dũng cảm đối măt với tự nhiên, khuyến khích khoa học̣ phát triển; nhược điểm: hủy hoại môi trường. Lối nhận thức, tư duy: tổng hợp - biện chứng. Hê thống tri thức thu được bằng̣ con đường kinh nghiêm, chủ quan, cảṃ tính. Sức thuyết phục thấp, nhưng bao giờ cũng diễn đạt ngắn gọn, súc tích, thâm thúy. Do được hình thành môt cácḥ tự nhiên [không bị giới hạn đối tượng] và được kiểm chứng bằng kinh nghiêṃ của nhiều thế hê nên tính đúng của tự duy tổng hợp - biện chứng thường khá cao; ưu điểm: nhìn nhận vấn đề toàn diện, luôn thấy mối quan hệ giữa chúng; nhược điểm: thiếu triệt để, sâu sắc.

Lối nhận thức, tư duy: phân tích - siêu hình. Khoa học hình thành theo con đường thực nghiêm, khách quan, lý tính;̣ tính chặt chẽ và sức thuyết phục cao. Đây là lí do khiến khoa học phát triển nhanh - tư tưởng trước sai sẽ có tư tưởng sau thay thế; ưu điểm: có sự sâu sắc, phát triển mạnh các ngành khoa học chuyên sâu; nhược điểm: thiếu toàn diện.

Xu hướng khoa học: thiên về thiên văn, triết học tâm linh và tôn giáo.

Xu hướng khoa học: thiên về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ứng xử xã hội: con người nông nghiêp̣ trọng tình, dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Lối sống trọng tình đã dẫn đến cách thức tổ chức công̣ đồng theo lối linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Con người cư xử bình đẳng [dân chủ] với nhau [dân chủ làng mạc]. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến đăc trưng quan trọng bậ c nhất là tâṃ lý coi trọng tâp thể, cộ ng đồng; ưu điểm:̣ lối sống hiếu hòa, nhân nghĩa trong quan

Ứng xử xã hội: con người du mục trọng lý trí, dẫn đến trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới. Cuôc sống dụ cư dẫn đến cách thức tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc với tính tổ chức cao [nếp sống theo pháp luật]; quyền lực tuyêt đối nằm trong tay người cai trị -̣ quân chủ. Tư duy phân tích, cách tổ chức công đồng theo nguyên tắc dẫn đếṇ môt đặ c điểm quan trọng của văn hóa dụ mục là tâm lý trọng cá nhân; ưu điểm: mọi vấn đề đều theo một nguyên tắc

đứng trên mọi sinh vật khác, là động vật bậc cao nhất. Con người sẽ dần thích nghi với những điều kiện sống mà môi trường tự nhiên áp đặt và cả những thách thức mà con người tự đặt ra. Bằng bàn tay, khối óc và con tim... con người dần tạo ra những biến đổi rộng khắp từ không khí, đất, nước, thảm thực vật, động vật... tạo thành môi trường sống. Quá trình thích nghi này góp phần hình thành những nét đặc thù của bản sắc văn hóa một dân tộc. Suy cho cùng, sự khác nhau về văn hóa giữa các dân tộc, các cộng đồng người được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về môi trường sống. Chính sự khác nhau về môi trường sống này đã giúp các nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong và ngoài nước khẳng định sự hiện hữu của một nền văn minh và văn hóa Việt Nam, bên cạnh nền văn minh và văn hóa Trung Hoa. Bản sắc văn hóa từng dân tộc được khắc họa bởi điều kiện lịch sử, xã hội, tâm lí và điều kiện môi trường tự nhiên. Theo nghĩa rộng, văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, từ đó hình thành một lối sống, tư duy, ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội; là vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống chuẩn mực, giá trị, quan niệm mang dấu ấn riêng của con người. Như vậy, nhìn nhận về cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam phải chú ý đến điều kiện môi trường tự nhiên và sau đó là điều kiện lịch sử của Việt Nam. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, “ là ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh ”[1]. Điều kiện khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên của văn hóa Việt Nam. Nó tạo nên đặc trưng văn hóa Việt Nam là văn hóa lúa nước. Hệ sinh thái thực vật rất phong phú, đa dạng, trong đó, thực vật phát triển mạnh hơn động vật, vì động vật dễ bị dịch bệnh do khí hậu nóng ẩm gió mùa. Vì vậy, trong thời kinh tế thu lượm thì hái lượm vượt trội hơn săn bắt. Thời kinh tế nông nghiệp thì trồng trọt vượt trội hơn chăn nuôi. Tính chất thực vật và môi trường sông nước xét từ góc độ môi trường tự nhiên ảnh hưởng khá rõ trong đời sống văn hóa của người Việt Nam ở nhiều phương diện như: ăn, mặc, ở, đi lại... 2.2. Văn hóa ăn uống của người Việt Nam Ăn uống [ẩm thực] là một trong những nhu cầu tối quan trọng của đời sống con người để duy trì sự sống. Nhưng, khác xa với con vật, ăn uống của con người còn là một hành động mang tính văn hóa chứ không chỉ dừng lại ở bản năng sinh tồn. Nếu

[1][1] Trần Quốc Vượng [chủ biên], Cơ sở văn hóa Việt Nam , Sđd, tr. 33.

các cư dân của nền văn hóa gốc du mục [phương Tây] thiên về ăn thịt và các chế phẩm từ sữa động vật thì ăn uống của người Việt Nam lại bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước. - Dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn: có thể nói, văn minh Việt Nam là nền văn minh thực vật. Người Việt Nam không có truyền thống chăn nuôi đại gia súc lấy thịt ăn nên cơ cấu bữa ăn truyền thống được mô hình: cơm - rau - cá [mắm]. Trong bữa ăn thiên về thực vật ấy, lúa gạo đứng đầu bảng. Tục ngữ có những câu như: Người sống về gạo, cá bạo về nước; Cơm tẻ là mẹ ruột; Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường. Người Việt Nam gọi bữa ăn là bữa cơm. Trong bữa ăn của người Việt Nam, sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm ở một trong những trung tâm trồng trọt, rau quả của Việt Nam mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam thì Đói ăn rau, đau uống thuốc; Ăn cơm không rau như đau không thuốc ; Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương; Tương cà là gia bản... Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam là các loại thủy hải sản- sản vật của vùng sông nước: Con cá đánh ngã bát cơm; Có cá đổ vạ cho cơm ... Từ các loài thủy hải sản, người Việt Nam chế tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm. Với người Việt Nam, từ bữa cơm thường trong gia đình cho đến những bữa tiệc đãi khách sang trọng, nhất định không thể thiếu bát nước mắm. Ở vị trí cuối cùng trong bữa ăn người Việt Nam là các loại quả cây tráng miệng, rồi đồ uống, hút như trầu cau, thuốc lào, nước chè, nước vối... hầu hết đều là những sản vật của nghề trồng trọt Đông Nam Á. - Ăn uống của người Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa làng : tính cộng cảm, cộng đồng. Người Việt Nam ăn chung cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau [khác hẳn người phương Tây ai có suất của người ấy, bộc lộ tính cá nhân rất rõ]. Vì vậy, bữa ăn là dịp sum họp, quây quần, người Việt Nam rất thích chuyện trò. Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người một thứ văn hóa cao trong ăn uống [ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng ]. Vì mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ và mực thước khi ăn. - Ăn uống của người Việt Nam mang đậm triết lí phương Đông : sự hòa hợp, tổng hợp, cân bằng âm- dương. Điều này được thể hiện trong cách chế biến đồ ăn [pha chế

  • Tính cộng đồng của văn hóa nông nghiệp thể hiện ở việc trong nhà không chia thành nhiều phòng nhỏ biệt lập như nhà ở của người phương Tây. Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách, cho nên đặc biệt chú ý đến không gian dành để thờ cúng tổ tiên và không gian dành cho việc tiếp khách.
  • Về đi lại, trong xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển; có đi thì chỉ đi gần [từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương]. Nhiều cụ già ở nông thôn, suốt đời không hề bước chân ra khỏi làng mình. Vì vậy, dễ hiểu là tại sao ở Việt Nam trước đây, giao thông, nhất là giao thông đường bộ kém phát triển. Việt Nam là vùng sông nước, nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài. Vì vậy mà phương tiện đi lại phổ biến từ ngàn xưa là đường thủy. Tục ngữ có câu: Nhất cận thị, nhị cận giang. Phương tiện giao thông và chuyên chở trên sông nước ở Việt Nam rất phong phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, mảng, phà ... Nói tóm lại, con người sống trong môi trường tự nhiên vừa phụ thuộc, vừa thích ứng với tự nhiên; nhưng mặt khác, con người tìm hiểu, khám phá, chinh phục, cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống của mình. Có nghĩa là, con người tạo ra môi trường nhân tạo, tạo ra giá trị văn hóa. Văn hoá là sự biến đổi tự nhiên phục vụ cuộc sống con người. 2. Đặc điểm văn hóa Việt Nam trong quan hệ với môi trường xã hội Con người không thể sống riêng lẻ mà phải sống cùng nhau, sống với nhau và tạo thành cộng đồng. Xã hội chính là sự tổ chức mối quan hệ giữa người với người. “Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Tương ứng với mỗi hình thức tổ chức xã hội sẽ hình thành những chuẩn mực, quan niệm, lối sống... Con người điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp và tuân theo những chuẩn mực, quan niệm, lối sống... được cộng đồng thừa nhận. Từ đó, tạo ra các sản phẩm văn hoá như là hệ quả của mối quan hệ con người với xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để cá nhân phát triển. Và cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể thúc đẩy sự phát triển xã hội. Xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm là một xã hội nông nghiệp, nền văn hoá của nó cũng là văn hoá nông nghiệp. Trong xã hội ấy, gia đình, họ hàng, làng mạc đã

tạo thành đơn vị xã hội cơ sở. Điều này làm nảy sinh nguyên tắc: giá trị gia đình và cộng đồng được đặt trên giá trị cá nhân. Cá nhân bị hoà tan trong cộng đồng, nếu tách riêng ra cá nhân không có ý nghĩa. “ Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả ”[1]. Có ba nguyên lí cơ bản tập hợp cá nhân thành xã hội là cùng dòng máu [gia đình], cùng chỗ ở [làng xóm], cùng lợi ích dân tộc [quốc gia]. 2.3. Đặc điểm gia đình Việt Nam Gia đình là hình ảnh xã hội thu nhỏ. Ở đó, quan hệ người- người dựa trên những nguyên tắc tình cảm, dòng máu, luân lí, đạo đức, kinh tế... Theo nghĩa rộng nhất, gia đình là cội nguồn và chốn nương náu của mỗi cá nhân; một thiết chế có luật lệ và tôn ti trật tự. Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên để cá thể người tiếp nhận văn hóa của cộng đồng. Đứa trẻ vừa sinh ra đã được sống và cảm thụ, thâm nhập văn hóa trước hết ở gia đình, rồi sau đó mở rộng ra làng xóm. Vì vậy, gia đình đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người. Chính gia đình đã tạo nên mối liên hệ xã hội bền vững nhất, nơi duy trì và trao truyền những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, mối quan hệ người - người trong gia đình cũng có những thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào các hình thức hôn nhân cụ thể. Gia đình người Việt Nam hiện nay, tồn tại đa số là kiểu gia đình hạt nhân [gồm bố mẹ và con cái chưa trưởng thành], bên cạnh đó, còn một số kiểu gia đình nhỏ [gồm bố mẹ và gia đình một con trai, thường là con trai trưởng]. Ngoài ra, giai đoạn hiện đại còn xuất hiện những gia đình “thiếu”, hoặc chỉ có mẹ, hoặc chỉ có cha. Xã hội hiện đại có xu hướng dung hòa mối quan hệ giữa gia đình và tự do cá nhân. Gia đình Việt Nam mang nét đặc thù Á Đông - ảnh hưởng Nho giáo: con trai nối dõi, thờ cúng; đề cao tính cộng đồng, tinh thần vì lợi ích chung [mỗi thành viên bị chi phối bởi tập thể chung của gia đình] nhưng cũng tôn trọng giới hạn tự do cá nhân. Về cơ bản, phụ nữ [người vợ, người mẹ...] có địa vị bình đẳng với nam giới [người chồng, người cha...]. Điều này được quy định bởi nền văn hoá nông nghiệp lúa nước truyền thống, tự cung tự cấp. Về bản chất, người nam giới có vai trò, vị trí trong đối

[[1] Hoài Thanh- Hoài Chân [1996], Thi nhân Việt Nam , Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 45.

làng nào làng ấy thờ...]. Chính những đặc điểm này giúp làng đứng vững trong bão táp của lịch sử dân tộc. Sự cố kết rất tự nhiên mang đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước đã làm cho làng Việt Nam in đậm trong tâm thức những người dân Việt Nam tình quê hương tha thiết. Ai đi xa cũng nhớ về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre xanh, cổng làng... in dấu thời gian gắn bó với tuổi thơ mỗi người từng sinh ra và lớn lên ở làng. Tuy vậy, cũng chính tính tự trị của làng đã làm cản trở sự phát triển của tư duy khoa học kỹ thuật, óc sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam. Để rồi khi có sự đổi mới thì những giá trị văn hóa đó nhanh chóng bị phá vỡ nhường chỗ cho văn hóa phương Tây phát triển. Những ngôi làng được coi là truyền thống văn hóa cũng là những làng đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nói tóm lại, người Việt Nam cần gìn giữ những nét bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, nhưng đồng thời cần phát huy ý thức xã hội, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện để con người cá nhân phát triển, hướng đến một xã hội dân chủ hài hòa, sống tôn trọng pháp luật, kỷ cương. Tính sáng tạo, linh hoạt truyền thống của người Việt Nam cần giữ lại, song cần chấm dứt thói tùy tiện. Chỉ có như vậy mới thoát ra khỏi tầm nhìn hạn hẹp của văn hóa làng xã tiểu nông, để trên cơ sở đó gìn giữ và phát huy được những giá trị tinh hoa của văn hóa làng, xây dựng được văn hóa đô thị Việt Nam văn minh, hiện đại. 2. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ 2.4. Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Việt Nam Xuất phát từ văn hóa làng với đặc trưng là tính cộng đồng và tính tự trị nên người Việt Nam vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè, e ngại. Đối với cộng đồng quen thuộc thì xởi lởi, thích giao tiếp nhưng khi gặp người lạ, ở ngoài cộng đồng quen thuộc thì e dè, ngại ngùng. Hai tính cách tưởng như trái ngược ấy không hề mâu thuẫn với nhau, vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng là hai mặt của cùng một bản chất. Đó cũng là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam. Trong giao tiếp người Việt Nam đề cao tình cảm, đề cao tình hơn lí. Điều này là do cội nguồn của nền văn hóa gốc nông nghiệp vốn đề cao tình cảm trong ứng xử cộng đồng. Khi giao tiếp với những người xung quanh, người Việt Nam thường quy về mối

quan hệ thân tình và xưng hô thân mật như: anh, chị, cô, chú, bác, cháu ...; hay cười để thể hiện sự thân thiện... Trong giao tiếp, người Việt Nam ưa quan tâm tìm hiểu đối tượng giao tiếp của mình nên thường hỏi thăm tuổi tác, gia đình, quê quán, trình độ học vấn... Điều này khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Vì ưa sự tế nhị, ý tứ, tránh làm mất lòng người khác nên khi giao tiếp người Việt Nam thường đắn đo cân nhắc trước khi nói, hoặc nói vòng vo khéo léo mà không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán. Trong giao tiếp, người Việt Nam ưa sự khiêm nhường và lịch sự nên thường hạ thấp khi nói về mình, còn đề cao đối tượng giao tiếp... Điều này khiến người Việt Nam thiếu tự tin vào cá nhân mình. Tóm lại, bối cảnh giao lưu văn hóa đa chiều và hội nhập ngày nay, đòi hỏi người Việt Nam cần ý thức đầy đủ về ưu điểm và hạn chế trong văn hóa giao tiếp của dân tộc. Từ đó, biết khắc phục hạn chế, biết tiếp thu và học hỏi để nâng cao tầm hiểu biết, bản lĩnh và tự tin khi giao tiếp. 2.4. Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ Việt Nam Ngôn ngữ là thành tố của văn hóa, là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Tiếng Việt phản ánh rõ nhất tâm hồn, tính cách của con người và đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Trước hết, nghệ thuật ngôn từ Việt Nam mang tính biểu trưng cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa với cấu trúc cân đối hài hòa [ Cầu này cầu ái cầu ân/ Một trăm cô gái rửa chân cầu này...]. Người Việt sống duy cảm nên trong truyền thống văn chương Việt Nam, thơ ca phát triển mạnh hơn hẳn văn xuôi. Đó là dân tộc “ Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa ” [Huy Cận]. Thơ ca là nghệ thuật ngôn từ có vần, giàu nhạc điệu, thể hiện sự cân đối, hài hòa. Ngôn từ Việt Nam rất giàu tính biểu cảm, giàu thanh điệu và tính nhạc - đặc trưng của văn hóa trọng tình. Ngôn từ nghệ thuật Việt Nam còn mang tính linh hoạt - đặc trưng ứng xử văn hóa của người Việt Nam. Điều đó cho thấy, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu đặc trưng văn hóa Việt Nam 2. Hằng số văn hoá Việt Nam

Chủ Đề