Chụp cộng hưởng từ bao lâu có kết quả

Cho em hỏi, mẹ em được bác sĩ chỉ định tái khám và chụp cộng hưởng từ để kiểm tra thoái hóa khớp. Không biết là chụp cộng hưởng từ mất bao lâu? Sau khi chụp thì chờ kết quả có lâu không ạ? Xin tư vấn sớm giúp em. Em cảm ơn ban biên tập.

[Thúy Lan, Bình Tân]

Chụp cộng hưởng từ mất bao lâu?

Quy trình chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ có thể quan sát chi tiết các bộ phận bên trong của bệnh nhân và phát hiện được các bất thường nếu có. Thông thường, quy trình chụp cộng hưởng từ được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Bệnh nhân chuẩn bị trang phục phù mỏng, phù hợp để chụp cộng hưởng từ do bệnh viện cung cấp.
  • Kiểm tra và thực hiện một số thủ tục trước khi chụp. Bác sĩ cũng có thể hỏi bệnh nhân một số vấn đề về tiền sử bệnh trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ.
  • Bệnh nhân được đưa vào máy quét MRI.
  • Bệnh nhân nằm cố định theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tùy trường hợp chụp chiếu mà bệnh nhân có thể được tiêm gadolinium vào tĩnh mạch để hình ảnh thu được sau chụp chiếu được rõ nét hơn.
  • Sau khi chụp xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hoàn tất các thủ tục.
  • Bệnh nhân đợi kết quả sau chụp MRI.
  • Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ có những đánh giá chi tiết cho bệnh nhân.
Đánh giá kết quả chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ mất bao lâu?

Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI thường được tiến hành khá nhanh. Bệnh nhân chỉ mất từ 15 – 45 phút tùy theo vị trí và bộ phận chụp. Cá biệt có một số trường hợp chụp cộng hưởng từ cần chụp nhiều hình ảnh và nằm tại vị trí khó khăn có thể mất khoảng 60 phút hoặc hơn.

Sau khi chụp, kết quả sẽ được gửi đến bạn sau khoảng 15 – 20 phút. Ở những bệnh viện lớn, bệnh nhân tập trung đông thì kết quả có thể mất nhiều thời gian hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn chi tiết về kết quả chụp, đồng thời đưa ra những hướng điều trị cụ thể.

Một số lưu ý trước khi chụp

Trước khi bệnh nhân tiến hành chụp cộng hưởng từ, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân không cần kiêng ăn uống trừ những trường hợp đặc biệt. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ thông báo trước để bạn chuẩn bị.
  • Nam châm trong máy chụp cộng hưởng từ rất mạnh, để tránh ảnh hưởng, bạn nên lưu ý không mang một số vật dụng như: ví tiền, thẻ tín dụng có dải từ, điện thoại di động, trang sức kim loại, đồng hồ, tiền xu, chìa khóa, bút, kẹp giấy, thắt lưng, kẹp tóc,…
  • Thông báo cho bác sĩ nếu có các thiết bị trong cơ thể như: máy tạo nhịp tim, máy khử rung cấy dưới da, implant, thiết bị kim loại khác cấy ghép trong cơ thể.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai.
Chụp cộng hưởng từ có thể giúp quan sát nhiều cơ quan trong cơ thể

Trên đây là một số lưu ý bạn cần biết trước khi chụp cộng hưởng từ. Nhìn chung phương pháp chẩn đoán bằng cộng hưởng từ không mất quá nhiều thời gian. Nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn không nên ngại thăm khám, chẩn đoán. Càng phát hiện sớm các bệnh lý thì việc điều trị càng đạt hiệu quả cao và dễ dàng hơn.

❢ Những thông tin hữu ích cho bệnh nhân:

Skip to content

Với những ưu điểm vượt trội: An toàn tuyệt đối; Giá trị chẩn đoán cao; Không mất nhiều thời gian, không phức tạp; Giá thành hợp lý… Chụp cộng hưởng từ toàn thân được coi là lựa chọn tiên tiến nhất trong việc phát hiện các tổn thương u có kích thước nhỏ và ở những giai đoạn sớm giúp nâng cao tiên lượng sống và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Hệ thống chụp Cộng hưởng từ MRI Signa Creator 1.5 Tesla của hãng GE đang được triển khai tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An 

Tại sao chụp Cộng hưởng từ toàn thân lại được kỳ vọng trong phát hiện sớm ung thư? Vì những ưu việt sau đây:

An toàn tuyệt đối, có thể làm định kỳ.

Chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật hình ảnh hiện đại nhờ sử dụng từ trường và sóng radio tạo nên chi tiết các hình ảnh giải phẫu của cơ thể. Do không sử dụng tia X nên chụp cộng hưởng từ là an toàn tuyệt đối, chụp được cho cả thai nhi, vì vậy rất thích hợp để tầm soát cho người khỏe mạnh, có thể làm định kỳ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Giá trị chẩn đoán cao, phát hiện khối u kích thước nhỏ

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ [MRI] có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phân trong cơ thể. Khả năng tái tạo hình ảnh 3D, có thể phát hiện các khối u có kích thước nhỏ hơn 3mm [bằng ½ hạt đỗ], chụp mạch máu không cần tiêm chất tương phản. Đặc biệt có thể định hướng được u lành với u ác tính.

Không mất nhiều thời gian, không phức tạp

Chuẩn bị cho chụp cộng hưởng từ toàn thân bạn chỉ cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ, thời gian chụp từ 45-60 phút và có thể ra ngoài thư giãn nếu thấy mỏi [do nằm lâu].

Giá thành hợp lý

Chụp cộng hưởng từ toàn thân đánh giá được những cơ quan nào?

Cộng hưởng từ toàn thân đánh giá được toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

Đầu: phát hiện u não, thoái hóa não[giảm,mất trí nhớ], dị dạng mạch não[gây xuất huyết não, tử vong ở người trẻ], các u vùng hàm mặt…

Cổ: khảo sát phần mềm vùng cổ, phát hiện u tuyến giáp, tuyến nước bọt, u hầu họng.

Lồng ngực: Phát hiện u phổi, u trung thất, hình thái của tim.

Ổ bụng: Phát hiện sớm u của gan, thận, tụy, phúc mạc…

Xương cột sống: đánh giá toàn bộ cột sống từ cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt và các dây thần kinh cạnh cột sống. Phát hiện thoát vị địa đệm, u,lao, ung thư cột sống.

Chậu hông [tiểu khung]: đánh giá xương chậu, khớp háng, bàng quang, đại trực tràng, tử cung và buồng trứng ở nữ  giới, tiền liệt tuyến ở nam giới, …

Những ai nên chụp Cộng hưởng từ toàn thân?

Người khỏe mạnh muốn sàng lọc các bệnh lý toàn thân đặc biệt phát hiện sớm ung thư:

Bệnh lành tính: thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống, bệnh lành tính của gan, thận, các viêm nhiễm, nang, nhân xơ, …

Bệnh ác tính: phát hiện u ở các cơ quan như: phế quản, biểu mô thận, gan,tụy, đại trực tràng, lymphoma, các u xương, mô mềm, …

  • Những người thuộc đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư:
    • Có người thân mắc ung thư, đặc biệt ung thư vú và buồng trứng.
    • Các nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư: thợ sơn, thợ than, bác sĩ, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, công nhân khai thác mỏ, thợ nhuộm, công nghiệp hóa dầu, …
  • Người mắc các bệnh lý ác tính hay các bệnh cần theo dõi đánh giá mức độ bệnh:
    • Phát hiện các di căn ung thư đặc biệt ở não, gan, xương, …
    • Đánh giá sau chấn thương, theo dõi điều trị, …

QUY TRÌNH  CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TOÀN THÂN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN

Trước khi vào phòng chụp cộng hưởng từ:

  • Bạn sẽ được giải thích kỹ và khai thác thông tin vào bảng câu hỏi để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho người chụp.
  • Trong quá trình chụp, một số trường hợp có thể sẽ phải tiêm thuốc đối quang từ vào tĩnh mạch giúp bác sĩ chẩn đoán tốt hơn khi có bệnh lý. Thuốc đối quang từ hiếm khi có tác dụng phụ, nếu có cũng chỉ là các phản ứng rất nhẹ, như mẩn ngứa, mề đay.
  • Bạn nên thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên các vấn đề sức khỏe đang mắc phải nếu có.
  • Cần thay quần áo chụp, đồng thời không mang các vật kim loại vào phòng chụp như: đồ trang sức, kẹp tóc, đồng hồ, kính mắt; máy trợ thính, răng giả, thẻ ATM, điện thoại, …

Trong quá trình chụp cộng hưởng từ

  • Sử dụng ốp tai để giảm tiếng ồn và liên lạc với kỹ thuật viên thực hiện, đồng thời bạn được nghe nhạc để thư giãn trong quá trình chụp.
  • Bạn cần hợp tác và làm theo các yêu cầu của kỹ thuật viên trong khi chụp để chất lượng hình ảnh được tốt nhất, chẳng hạn như: giữ nguyên các bộ phận chụp ở tư thế bất động trong một khoảng thời gian nhất định…
  • Máy sẽ thực hiện nhiều lần quét, mỗi lần quét sẽ có tiếng ồn, tiếng động ..và bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì đó là hoạt động bình thường của máy.
  • Thời gian chụp từ 45 – 60 phút.

Kết quả có sau bao lâu?

  • Thời gian trả kết quả cho khách hàng từ 45 phút đến 1 giờ tùy theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh.

Các trường hợp KHÔNG được chỉ định chụp cộng hưởng từ

  • Các trường hợp cấy ghép thiết bị điện tử trong cơ thể
  • Kẹp não, mạch máu
  • Đặt stent [đoạn kim loại] trong mạch máu
  • Đặt máy khử rung hay máy điều hòa nhịp tim bất kể loại nào
  • Có kim loại trong người có thể dịch chuyển trong quá trình chụp gây tổn thương cho người chụp
  • Mang thai dưới 12 tuần.

Các trường hợp cần cân nhắc, cần chú ý chụp cộng hưởng từ: Bạn cần báo cho bác sĩ, kỹ thuật viên khi rơi vào một trong các trường hợp dưới đây.

  • Có sử dụng kim loại trong phẫu thuật chỉnh hình, chỉnh xương, …
  • Răng giả hoặc niềng răng
  • Trường hợp mắc chứng sợ không gian kín, có thể dùng thuốc an thần trước khi chụp
  • Bệnh nhân nhỏ tuổi, kích thích, tăng động hay người trên 250kg.

Video liên quan

Chủ Đề