Clamp meter là gì

Ampe kìm là thiết bị đo lường không thể thiếu của các kỹ sư, công nhân ngành điện lực. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Ampe kìm khi đo thông số dòng điện để đạt được kết quả chính xác nhất.

Một số người vì không biết cách sử dụng Ampe kìm đã khiến kết quả đo đạc dòng điện bị sai lệch. Cùng tham khảo thêm một số thông tin hữu ích sau đây về Ampe kìm để quá trình làm việc được hiệu quả hơn.

Cần biết cách sử dụng Ampe kìm để đo dòng điện chính xác

Ampe kìm là dụng cụ chuyên dùng để đo dòng điện khoảng từ 10mA - 2000A mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với dòng điện trong đoạn mạch. Một số loại Ampe kìm hiện đại thường tích hợp thêm nhiều tính năng như đo điện trở, điện áp xoay chiều, tần số...

Có 2 loại Ampe kìm là màn hình điện tử và màn hình kim. Ngày nay, đa phần kỹ sư, công nhân điện lực thường dùng Ampe kìm điện tử để làm việc vì chúng cho kết quả chính xác và tiện dụng hơn.

Chức năng của Ampe kìm trong đo lường

-  Chức năng chính: Đo dòng điện

- Ngoài ra còn tích hợp thêm: Đo điện áp xoay chiều, điện trở, tần số, nhiệt độ, kiểm tra dẫn nhiệt.

Trong quá trình làm việc, công nhân cần kiểm tra dòng điện có hoạt động hay không hoặc nắm rõ cường độ điện để lựa chọn dây dẫn, lắp ráp thiết bị phù hợp. Nếu đo sai thông số sẽ dẫn đến đấu nối đồ điện không phù hợp công suất và khiến chúng hoạt động kém hoặc quá tải gây chập cháy. Vì vậy, kỹ sư, công nhân điện lực cần nắm rõ cách sử dụng Ampe kìm. ​

Cấu tạo của Ampe kìm 

Thông thường, một Ampe kìm sẽ có cấu tạo như sau:

.
 

1. Cảm biến kẹp để đo dòng điện

2. Miếng chắn tay [ngăn cơ thể con người tiếp xúc với cảm biến]

3. Nút HOLD: Giúp giữ kết quả đo được chính xác

4. Công tắc xoay

5. Màn hình

6. Nút đèn nền

7. Nút Min - Max

8. Nút khởi động

9. Nút Zero: Loại bỏ bù trừ trong phép đo dòng điện 1 chiều. 

10. Cần nhả hàm.

11. Dấu căn chỉnh hàm kẹp

12. Giắc cắm đầu vào

13. Giắc cắm OHM

14. Giắc cắm đầu vào của đầu dò linh hoạt

Nguyên lý hoạt động của Ampe kìm thế nào?

Ampe kìm hoạt động theo nguyên lý: Khi dòng điện chạy qua một cuộn dây sẽ chịu lực tác động của từ trường và gây cảm ứng điện từ lên cuộn cảm trong Ampe kìm, từ đó cung cấp ra thông số dòng điện tương ứng trên màn hình Ampe. 

Hướng dẫn sử dụng Ampe kìm bằng hàm kẹp

Để đo dòng điện chạy qua một thiết bị bạn cần tìm hiểu cách sử dụng Ampe kìm điện tử sau đây:

*Bước 1:

- Điều chỉnh công tắc xoay thang đo AC [dòng điện xoay chiều] hoặc DC [dòng điện 1 chiều] trên Ampe kìm. 

- Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện biểu tượng hàm kẹp, nghĩa là đã có thể tiến hành đo.

*Bước 2:

- Nếu đo dòng điện DC, cần đợi màn hình ổn định, nhấn nút Zero để loại bỏ bù trừ dòng điện giúp cho ra kết quả chính xác. 

- Mở hàm bằng cách nhấn vào cần hàm, đưa dây dẫn vào bên trong sau đó thả cần.

- Lưu ý dây dẫn cần đảm bảo thẳng. 

*Bước 3: 

- Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.

Lưu ý: 

- Chỉ được kẹp 1 dây nguồn duy nhất vào bên trong cảm biến kẹp. 

Nếu kẹp 2 dây nguồn vào đầu cảm biến Ampe sẽ không cho ra kết quả chính xác
 

- Nếu dây nguồn được đúc kín thì phải tách ra và kẹp 1 sợi vào bên trong cảm biến.

.

Ngoài việc dùng Ampe kìm để đo dòng điện xoay chiều thông thường, chúng ta còn có thể sử dụng đo điện áp 1 xoay chiều, đo thông mạch… 

Xem video hướng dẫn cách sử dụng Ampe kìm chi tiết tại đây:

3 Điều công nhân điện lực cần lưu ý khi dùng Ampe kìm 

- Kiểm tra kim chỉ thị về vạch số 0 trước khi đo. 

- Không mắc trực tiếp hai chốt của Ampe kìm vào 2 cực trong nguồn điện tổng. 

- Nếu dùng đầu dò linh hoạt đi cùng Ampe, cần mắc chốt [+] của Ampe kìm vào phía cực dương nguồn điện. 

- Luôn giữ ngón tay sau hàng rào xúc giác của Ampe kìm.

- Đặt mắt đúng vị trí khi đọc thông số.

Để có được kết quả đo dòng điện chính xác, kỹ sư, công nhân ngành điện cần phải nắm rõ cách sử dụng Ampe kìm. Khi làm việc, bạn nên cẩn trọng vì chút sai sót nhỏ có thể dẫn đến chập cháy thiết bị điện, gây nguy hại cho bản thân và mọi người xung quanh. 

Có thể bạn quan tâm: Ngành điện tử công nghiệp là gì? Học điện tử công nghiệp có dễ tìm việc?​

Ms. Công nhân

Đồng hồ vạn năng và Ampe kìm có những chức năng đo tương đối giống nhau? Vậy cả hai có thật sự khác biệt? Ứng dụng nào thì nên dùng Ampe kìm? Ứng dụng nào thì nên sử dụng Đồng hồ vạn năng? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số điểm so sánh giữa Ampe kìm và Đồng hồ vạn năng, giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho ứng dụng của mình.

               1. Đồng hồ vạn năng và Ampe kìm là gì? 

  •          Đo điện áp, đo dòng điện
  •          Đo điện trở, điện dung
  •          Ngoài ra các dòng Đồng hồ vạn năng đa chức năng như Fluke 87V, Fluke 289 còn có khả năng kiểm tra diode, kiểm tra tính thông mạch và đo tần số và cả chức năng logging dữ liệu đo.

+ Ampe kìm [Clamp Meter] về cơ bản là một công cụ đo dòng điện với một số khả năng đo điện áp. Chức năng chính của Ampe kìm là đo dòng điện, nhưng bên cạnh đó ampe kìm còn được bổ sung khả năng đo điện áp tiếp xúc, đo điện trở, kiểm tra tính thông mạch,…

       Mặc dù là hai thiết bị hoàn toàn khác nhau, nhưng với những chức năng tương đối giống nhau, Ampe kìm và Đồng hồ vạn năng thường gây bối rối, nhầm lẫn không biết nên dùng thiết bị nào là phù hợp nhất. 

            2. Điểm khác nhau giữa Đồng hồ vạn năng và Ampe kìm:

       Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số [DMM] cho phép ứng dụng vào các phép đo có độ chính xác cao vì độ phân giải của đồng hồ có thể lên đến milli- millivolt, milliamp và miiliohm. Đồng hồ còn có thể đo các ứng dụng điện khác khi dòng điện của ứng dụng bé hơn 20 ampe. Tuy nhiên, đồng hồ vạn năng kỹ thuật số có thể đo dòng điện cao hơn khi sử dụng với phụ kiện kẹp đo.

       Ampe kìm thường đo đến một phần mười hoặc một phần trăm gần nhất của một đơn vị đo, khác với đơn vị milli có sẵn như trong DMM. Độ phân giải này hoàn toàn phù hợp với các ứng dụng đo điện.

         * Tình huống đo thực tế:

- Trong những năm qua, đầu dò được các kỹ sư điện sử dụng phổ biến để đo dòng điện hơn là kìm kẹp. Điều này có thể gây mất thời gian & ảnh hưởng đến sự an toàn của người thực hiện. Ampe kìm là giải pháp thay thế, ampe kìm cho phép đo dòng điện mà không ngắt mạch và có thể đo được chỉ số đo hiện tại của dòng điện.

- Ngoài ra, để tăng cường khả năng linh hoạt cũng như tạo điều kiện thuận lợi khi đo, các dòng Ampe kìm ngày nay của Fluke có thể sử dụng với vòng đo linh hoạt iFlex®. Vòng đo linh hoạt iFlex® có thể ép giữa các dây được bó chặt hoặc xung quanh các dây dẫn lớn. Vòng đo iFlex® có thể có ích trong một số tình huống:

          + Đo đồng thời tín hiệu tốc độ băng tải và dòng điện động cơ tương ứng để bạn có thể hiệu chỉnh quy trình hệ thống theo nhu cầu.

          + Giám sát đầu ra điện từ trong khi giám sát đầu vào từ PLC, do đó bạn có thể kiểm tra điện từ.

          + Đo đồng thời điện áp và dòng điện ở ổ đĩa động cơ, để khắc phục sự cố dao động tốc độ dòng.

          + Theo dõi điện áp và dòng điện đồng thời để khắc phục các sự cố trips không mong muốn.

        3. Đồng hồ vạn năng hay ampe kìm là phù hợp?

- Đo điện áp và dòng điện là một phần của xử lý sự cố liên quan đến điện. Tuy nhiên, bạn không thể thực hiện các phép đo đồng thời với một Ampe kìm hay Đồng hồ vạn năng trừ khi thiết bị của bạn chuyên về chất lượng điện năng [thông thường giá của các thiết bị này giá khá cao]. 

- Xử lý sự cố hiệu quả thường cần hai dụng cụ đo, một để đo dòng điện và một để đo điện áp. Đối với các kỹ sư điện, Ampe kìm là công cụ chẩn đoán linh hoạt nhất hiện có. Trong khi đó đối với ứng dụng trong nhà máy công nghiệp thì nên sử dụng của Ampe kìm và Đồng hồ vạn năng riêng biệt để được hiệu quả tốt nhất.

- Để đạt hiệu quả về chi phí thì các kỹ thuật viên nên mua một bộ [combo] gồm 1 dụng cụ được thiết kế chủ yếu để đo điện áp [DMM] và 1 công cụ khác chủ yếu được sử dụng cho dòng điện [Ampe kìm]. Hoặc có thể mua thiết bị có thể đo được cả 2 thông số trong một lần đo như Fluke T6. Dĩ nhiên bạn cần phải lưu ý thiết bị bạn lựa chọn cần có dải đo phù hợp.

- Sự kết hợp đúng của thiết bị kiểm tra phụ thuộc vào thiết bị cần đo và phương pháp đo được lựa chọn. Ví dụ, với Ampe kìm, có thể cần bộ lọc thông thấp để loại bỏ nhiễu điện tử có thể làm biến dạng số đo.

        Dưới đây là một số hướng dẫn chung để quyết định Ampe kìm hay Đồng hồ vạn năng sẽ phù hợp với ứng dụng của bạn:

- DMM cơ bản: Nếu ứng dụng chỉ yêu cầu đo điện áp cơ bản và tính liên tục.

- DMM dòng nâng cao: Nếu ứng dụng liên quan đến chất lượng điện năng, đòi hỏi độ phân giải cao và các tính năng nâng cao không có trên Ampe kìm.

- Ampe kìm cơ bản: Nếu chỉ cần các phép đo dòng cơ bản, ví dụ như đảm bảo dòng điện trên cả ba pha không bị lệch.

- Ampe kìm có chức năng ghi dữ liệu [Logging Clamp meter]: Khi đo các ứng dụng có CB trips.

- DMM hoặc Ampe kìm có màn hình có thể tháo rời [có thể tách rời 30 feet khỏi thân máy]: Khi ứng dụng cần đo từ xa để đảm bảo an toàn và trong trường hợp đo không có người hỗ trợ.

- Ampe kìm dòng nâng cao: Khi cần đo chính xác dòng điện khởi động của động cơ. Hoặc khi cần Ampe kìm có chức năng xử lí tín hiệu để đo đầu ra của bộ biến đổi tần số [biến tần].

           Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại Ampe kìm cũng như Đồng hồ vạn năng từ cơ bản đến nâng cao với nhiều chức năng tiên tiến, phù hợp với từng ứng dụng. Thêm vào đó còn có các phụ kiện đi kèm để tối ưu hóa kết quả đo. Tùy vào nhu cầu và ngân sách hiện có mà bạn có thể chọn cho mình thiết bị phù hợp nhất. 

Có thể tham khảo các dòng Ampe kìm tại đây và các dòng Đồng hồ vạn năng tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề