Có bầu bao lâu thì siêu âm thấy

Trong suốt quá trình mang bầu cho đến những ngày lâm bồn, các mẹ cần ghi nhớ các mốc siêu âm để sắp xếp thời gian đến bệnh viện đúng ngày. Việc này giúp các bác sĩ và mẹ có thể dễ dàng theo dõi tình trạng thai nhi và đưa ra những chẩn đoán, lời khuyên phù hợp.

Bên cạnh việc ghi nhớ các mốc siêu âm thai, người mẹ cũng có rất nhiều băn khoăn cần giải đáp. Nhất là những mẹ lần đầu có thai hoặc đang trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vì thế bài viết này nhằm làm rõ các băn khoăn thường gặp của mẹ. Cùng xem nhé!

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn, được áp dụng phổ biến trong y tế. Siêu âm thai là phương pháp kiểm tra nhờ vào sóng siêu âm để có được hình ảnh của em bé cũng như nhau thai, tử cung cùng những bộ phận khác nằm trong khung chậu người mẹ.

Vì sao cần theo các mốc siêu âm thai định kỳ?

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thực hiện siêu âm thai theo các mốc siêu âm định kỳ, vì những lý do sau:

Những rối loạn về nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như: hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, hội chứng Turner…

Dựa vào việc thai phụ bảo đảm tuân thủ đi khám đủ theo các mốc siêu âm, bác sĩ có thể tầm soát và phát hiện sớm các dị tật thai nhi. Từ đó có giải pháp hiệu quả cho mẹ bầu.

Khi mang thai và kể cả sau khi sinh, người mẹ đứng trước nhiều nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, mà việc tuân thủ các mốc siêu âm có thể giúp mẹ kiểm tra, điều trị và vượt qua giai đoạn này. Cụ thể các biến chứng là:

Các mốc siêu âm thai quan trọng nếu mẹ tuân thủ đúng sẽ có lợi ích lớn cho cả mẹ và thai nhi.

Siêu âm thai kéo dài bao lâu?

  • Thời gian siêu âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi thai, vị trí thai, mục đích lần khảo sát này, kinh nghiệm của người siêu âm, các vấn đề bất thường cần khảo sát thêm. Trung bình, 1 buổi siêu âm thai chỉ kéo dài khoảng 5-10 phút nếu chỉ là siêu sinh trắc hoặc đánh giá vị trí, tuổi thai, sinh tồn thai, 20 – 30 phút đối với siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, siêu âm hình thái học, siêu âm tim thai..
  • Một số trường hợp sẽ có thời gian siêu âm kéo dài lâu hơn, hoặc hẹn sang lần tiếp theo. Nguyên nhân là do thai nằm ở tư thế, vị trí khó để bác sĩ đánh giá, kiểm tra hoặc thai cử động quá nhiều. Hoặc mẹ hơi thừa cân hay lớp mô thành bụng dày cản trở sóng siêu âm, bác sĩ khó thấy được góc nhìn tốt để đánh giá thai nhi.

Có nên siêu âm thai thường xuyên?

Siêu âm trong sản khoa được chỉ định với mẹ có dấu hiệu bất thường như:

  • Đau bụng, nôn mửa nhiều lần trong ngày.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Mất kinh, nghi ngờ mang thai nhưng dùng que thử thai không thấy có dấu hiệu mang thai hoặc trể kinh đủ lâu nhưng chưa khảo sát vị trí thai, sinh tồn trứng, tuổi thai.
  • Mẹ không thấy thai máy kèm theo đau bụng hoặc ra nước âm đạo…

Ngoài ra siêu âm để kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình mang thai

  • Siêu âm thai có thể cho phép nhìn thấy hình ảnh của thai nhi, nhau thai, tử cung, các cơ quan khác. Từ đó có thể chẩn đoán sơ bộ sự bất thường về vấn đề sức khoẻ của mẹ và thai nhi trong. Tầm soát 1 sớm một số dị tật bẩm sinh của bé từ đó đưa ra phương pháp.

Không nên siêu âm thai thường xuyên [lạm dụng], chỉ nên theo chỉ định của bác sĩ theo các mốc

  • Ưu điểm của phương pháp này là không cần xâm lấn vẫn có thể nhìn rõ. Siêu âm chẩn đoán thường được coi là an toàn và không tạo ra bức xạ ion hóa như tia X [từ việc chụp x-quang] tạo ra.
  • Tuy nhiên, siêu âm có khả năng tạo ra một số hiệu ứng sinh học trong cơ thể trong những môi trường và điều kiện cụ thể. Do đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] yêu cầu các thiết bị siêu âm chẩn đoán phải hoạt động trong giới hạn có thể chấp nhận được.
  • FDA, cũng như nhiều hiệp hội y tế khác trên thế giới, khuyến khích không được sử dụng siêu âm ngoài mục đích chẩn đoán [ví dụ: cho các video lưu niệm của bé]. FDA cũng chỉ định, siêu âm chỉ được sử dụng khi có nhu cầu cho việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị.

>>> Có thể mẹ quan tâm “Mẹ bầu siêu âm nhiều có tốt không”

Siêu âm thai không gây hại cho thai nhi, nhưng FDA Hoa Kỳ khuyến cáo thai phụ không nên siêu âm quá nhiều lần trong suốt thai kỳ.

Có thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy?

Khoảng thời gian tốt nhất mà nhiều chuyên gia khuyên các mẹ là nên đi siêu âm vào khoảng giai đoạn sau 6 tuần. Đây được xem là thời điểm thích hợp nhất để xác định có con hay chưa. Ngoài khoảng thời gian trên, các mẹ cũng nên lưu ý ý nghĩa, mục đích của các mốc siêu âm thai quan trọng sau:

  • Tuần thứ 5 – 6: Lần gặp gỡ đầu tiên, xác định mang thai và vị trí của thai.
  • Tuần thứ 8: Có thể nghe nhịp đập tim con, xác định sinh tồn thai, đây là thời điểm tốt nhất để tính tuổi thai.
  • Tuần thứ 11 – 13: Kiểm tra dị tật thai nhi 3 tháng đầu.
  • Tuần thứ 16 – 20: Thăm con yêu định kỳ, khảo sát “soft marker” trong tầm soát dị tật.
  • Tuần thứ 24 – 28: Theo sát sự phát triển của thai nhi, khảo sát hình thái học, siêu âm tim thai.
  • Tuần thứ 32 – 36: Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển thai, bất thường nhau ối, các số đo sinh trắc.
  • Tuần thứ 36 – 40: đánh giá lại ngôi thai, ước lượng cân nặng thai, tình trạng nước ối…chuẩn bị vượt cạn.

Cụ thể những thao tác và nội dung kiểm tra thai kỳ trong các mốc siêu âm thai quan trọng, mẹ bầu có thể tham khảo kỹ hơn trong bài viết: Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ

Đồng thời, mẹ cũng cần ghi chép lại Các chỉ số thai nhi theo tuần để có cơ sở đánh giá, so sánh giữa sự phát triển của bé yêu trong bụng với chuẩn từ WHO mẹ nhé!

Làm sao ghi nhớ các mốc siêu âm quan trọng của thai kỳ?

Sau khi đã nắm rõ các mốc siêu âm quan trọng, Marrybaby sẽ mách cho các mẹ những cách để ghi nhớ lịch siêu âm thai định kỳ, giúp mẹ giảm nỗi lo quên lịch siêu âm thì lại không tốt cho con. Các cách làm gồm:

  • Tạo lịch siêu âm thai định kỳ trên các ứng dụng để nhắc nhở như app: bà bầu, trợ lý bà bầu, theo dõi thai kỳ,…
  • Đăng ký dịch vụ khám. chữa bệnh, chăm sóc thai nhi trong suốt quá trình mang thai để nhận được sự tư vấn, nhắc nhở lịch khám từ bệnh viện.
  • Theo dõi thường xuyên và ghi nhớ các dấu hiệu của bé ở từng tuần thai, khi ấy, mẹ sẽ có sự chủ động chờ đến kỳ khám thai tiếp theo.
  • Ngoài ra bất kỳ khi nào các mẹ cảm thấy em bé có dấu hiệu bất thường, hoặc có những biểu hiện xuất hiện sớm hơn tuần thai dự kiến, các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra nhé

Siêu âm thai bao nhiêu tiền?

Bên cạnh việc nắm được các mốc siêu âm thai, chi phí cho một buổi khám và siêu âm thai cũng là một trong những điều các mẹ quan tâm.

  • Thông thường một lần siêu âm khoảng 50.000 đồng đến 500.000 đồng.
  • Tuy nhiên, tuy nhiên mức phí sẽ có sự thay đổi và phụ thuộc vào các yếu tố như: loại hình siêu âm, cơ sở siêu âm, bác sĩ tiến hành siêu âm,… Do đó, mẹ sẽ cần nghiên cứu trước nơi muốn khám và mức ngân sách cho phép để có thể lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy phù hợp với tài chính của gia đình.

Nơi khám và siêu âm thai uy tín, chất lượng ở TPHCM và Hà Nội?

Dưới đây là danh sách các bệnh viện khám chữa sản phụ khoa uy tín, chất lượng có dịch vụ siêu âm thai mà mẹ có thể tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Từ Dũ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TPHCM Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM [Cơ sở 1] 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM [Cơ sở 2] 221B Hoàng Văn Thụ,phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM [Cơ sở 3]

Bệnh viện Hùng Vương: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TPHCM

Hà Nội

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Trong quá trình mang thai, các mẹ cần luôn luôn theo dõi sức khỏe của thai nhi và khám thai thường xuyên để tránh được những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu cần phải ghi nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng và kiểm tra sức khỏe cho tới lúc “mẹ tròn con vuông” nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ultrasound //www.nibib.nih.gov/science-education/science-topics/ultrasound

Truy cập ngày 13/02/2022

Fetal ultrasound //www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149

Truy cập ngày 13/02/2022

ULTRASOUND DURING PREGNANCY //www.marchofdimes.org/pregnancy/ultrasound-during-pregnancy.aspx

​​Truy cập ngày 13/02/2022

ultrasound pregnancy //medlineplus.gov/ency/article/003778.htm

Truy cập ngày 13/02/2022

Ultrasound in pregnancy //www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=ultrasound-in-pregnancy-90-P02506

Truy cập ngày 13/02/2022

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Xuất huyết âm đạo với mẹ bầu mang thai 6 tuần, cũng như trong 3 tháng đầu thai kỳ là thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều mẹ mang thai 6 tuần thắc mắc hiện tượng ra máu đỏ tươi liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đối với hiện tượng các mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, cũng như chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ khá là thường gặp, xảy ra trong 20 – 30% các trường hợp mang thai. Nhiều mẹ trong số này có thai kỳ hoàn toàn bình thường và sinh con khỏe mạnh.

Có thể nói mức độ nguy hiểm của tình trạng mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, nhưng cũng có thể đến từ những nguyên nhân lành tính, ít nguy hiểm. Dù nguyên nhân có là gì, trong mọi trường hợp mang thai 6 tuần mà ra máu âm đạo đỏ tươi, thì các mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử trí phù hợp.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Ra máu hồng khi mang thai: Có nên lo lắng không?

Các nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Vậy cụ thể các nguyên nhân nào có thể khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, các mẹ hãy cùng tìm hiểu.

1. Ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần, dấu hiệu cảnh báo sảy thai

Thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sảy thai tự nhiên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì, ra máu vẫn là triệu chứng thường gặp nhất.

Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu âm đạo bị ra máu đỏ tươi, để được các bác sĩ thăm khám loại trừ khả năng có tình trạng sảy thai xảy ra.

Không phải tất cả những thai nhi 6 tuần tuổi đều có thể nhìn thấy trên siêu âm. Vì vậy trong trường hợp này, các mẹ được xác nhận tình trạng có thai của mình thông qua que thử thai mà chưa biết được vị trí của thai có nằm trong tử cung hay không.

Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Vì thai làm tổ ở những vị trí bất thường, nguy cơ thai ngoài tử cung không được phát hiện vỡ và gây xuất huyết là rất cao. Vì vậy khi có dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới mẹ cần đến ngay bệnh viện.

3. Tụ máu nhau thai cũng có thể là nguyên nhân ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần tuổi

Tụ máu nhau thai là tình trạng máu tụ giữa nhau thai và tử cung. Khi những cục máu này lớn dần có thể làm nhau thai bóc tách khỏi tử cung. Những trường hợp tụ máu nhẹ không gây nguy hiểm gì lớn ngoài việc ra máu. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng tụ dịch này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc làm hạn chế sự phát triển của thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!

4. Thai trứng

Thai trứng gây ra do sự phát triển bất thường của các gai nhau. Giống trường hợp thai ngoài tử cung, thai trứng cũng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến, gặp trong 90% các trường hợp thai trứng. Các triệu chứng đi kèm có thể là ốm nghén nặng, bụng phình to bất thường.

5. Chảy máu màng, nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Trong những tuần đầu mang thai, một lượng lớn hormone liên quan thai kỳ được tiết ra. Dẫn đến hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đẩy ra ngoài, gây nên tình trạng chảy máu màng với lượng máu ít. Hiện tượng này được xem là bình thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên các mẹ cũng không được chủ quan vì vẫn cần loại trừ những nguy nhân nguy hiểm khác.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn các nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo không liên quan tới thai như nhiễm trùng âm đạo, quan hệ tình dục, chấn thương, bệnh về rối loạn đông máu…

Mang thai 6 tuần bị ra máu, mẹ nên làm gì?

Ngoài việc liên hệ bác sĩ để được tư vấn, thăm khám, tìm ra nguyên nhân, các mẹ cũng cần:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Tái khám ngay nếu có tình trạng chảy máu âm đạo tái phát.
  • Trường hợp dọa sảy thai [chưa sảy thai] mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, không nên quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
  • Trong trường hợp bình thường cần khám thai, theo dõi định kỳ tại các bệnh viện.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề