Cơ chế điều hòa nhịp tim Sinh học 11

1. Điều hoà hoạt động của tim Hoạt động của tim được thay đổi phù hợp với yêu cầu của cơ thể. Sự thay đổi này gọi là điều hoà hoạt động tim. Hoạt động của tim được điều hoà bởi cơ chế thần kinh, thể dịch và tim còn có khả năng tự điều hoà. a. Ðiều hòa ngay tại tim - định luật Frank-Starling Hai nhà sinh lý học Frank-Starling đã chứng minh: sự co rút tâm thất thay đổi trực tiếp theo thể tích cuối tâm trương. Tăng thể tích cuối tâm trương làm tăng sự co rút của tim và vì vậy tăng thể tích tống máu tâm thu. Khi thể tích cuối tâm trương tăng, cơ tim giãn ra và sự co rút mạnh hơn, cơ chế này được gọi là định luật Frank-Starling của tim. Khi tăng sức cản bên ngoài, lượng máu do tim tống ra giảm xuống, thể tích cuối tâm trương tăng, tim tăng co thắt để đưa lượng máu ra ngoài bình thường. Ðịnh luật Frank-Starling có mục đích chủ yếu giữ cân bằng đồng thời thể tích tống máu tâm thu của hai tâm thất nhằm tránh, trong tuần hoàn phổi, mọi sự ứ trệ [phù phổi] hoặc bơm máu không hữu ích, mà những điều này có thể dẫn đến tử vong. b. Ðiều hòa từ bên ngoài - Cơ chế thần kinh + Hệ thần kinh thực vật Thần kinh giao cảm: kích thích giao cảm mạnh làm tăng nhịp tim đến 200lần/phút, thậm chí 250lần/phút ở người trẻ tuổi. Như vậy, kích thích giao cảm làm tăng khả năng co bóp của cơ tim, do đó làm tăng thể tích máu được bơm cũng như tăng áp suất tống máu. Thần kinh phó giao cảm: kích thích dây X mạnh có thể gây ngừng tim trong vài giây, sau đó tim đập lại rất chậm, tần số 20-30 lần/phút. Kích thích phó giao cảm chỉ làm giảm 20-30% sức co bóp của tim vì sợi dây X không được phân bố ở tâm thất mà chỉ ở tâm nhĩ. Cả 2 yếu tố trên làm giảm hơn 50% khả năng bơm máu của tâm thất. - Các phản xạ điều hòa hoạt động tim • Phản xạ giảm áp: khi áp suất tăng ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh thì xung động được truyền theo dây Cyon Luwig và dây Hering về hành não kích thích dây X làm cho tim đập chậm và huyết áp giảm. • Phản xạ tim-tim [phản xạ Bainbridge]: khi máu về tim nhiều, gốc tĩnh mạch chủ đổ vào nhĩ phải bị căng làm tăng áp suất ở đây, xung động theo các sợi cảm giác đi trong dây X truyền về hành não gây ức chế dây X làm tim đập nhanh, giải quyết tình trạng ứ máu ở tâm nhĩ phải Ngoài ra còn có những phản xạ khác ảnh hưởng đến hoạt động tim : * Phản xạ mắt- tim: ấn mạnh lên hai nhãn cầu làm kích thích đầu mút dây V, xung động về hành não kích thích dây X làm tim đập chậm. * Phản xạ Goltz: nếu đánh mạnh vào vùng thượng vị có thể gây ngừng tim. Phản xạ này từ đám rối dương theo dây tạng lên hành não kích thích dây X mạnh. Do vậy trong phẩu thuật, sự co kéo mạnh các tạng ở bụng cũng có thể gây ngừng tim. Sự kích thích mạnh đột ngột vùng mũi họng, như bóp cổ, treo cổ, gây mê bằng ête cũng có thể gây ngừng tim. - Cơ chế thể dịch + Hormon: hormon tủy thượng thận [adrenalin] làm tim đập nhanh. Hormon giáp [thyroxin] làm tim đập nhanh, tăng sức co, tăng sự tiêu thụ 02 của cơ tim, tăng thụ thể β trong mô cơ tim. + Ảnh hưởng của khí hô hấp trong máu: PCO2 tăng và PO2 giảm làm tim đập nhanh, ngược lại thì tim đập chậm, nhưng sự giảm PO2 quá thấp hoặc PCO2 quá tăng cao, có thể làm rối loạn hoạt động tim và có thể ngưng tim. + Ảnh hưởng của các ion: nồng độ Ca++ cao trong máu làm tăng trương lực tim, sự thiếu hụt Ca++ có tác dụng ngược lại. Mặc dù vậy, trong lâm sàng, hiếm khi những tác dụng lên tim xảy ra do sự bất thường nồng độ Ca++, vì mức Ca++ máu được điều hòa trong một phạm vi chặt chẽ. Nồng độ K+ máu cao làm giảm trương lực tim, tăng cao hơn gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, sự tăng K+ gấp 2 - 3 lần so với bình thường có thể gây suy tim, rối loạn nhịp và tử vong.

Một số câu hỏi sinh học 11 có đáp án, phần Tuần hoàn máu

Câu 1. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn hở. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?


Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 2.  Quá trình trao đổi chất của các động vật chưa có hệ tuần hoàn diễn ra như thế nào?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 3.  Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn kín. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 4.  Trình bày cấu tạo và chức năng chung của hệ tuần hoàn.

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 5.  Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 6.  So sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 7.  Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ và ít hoạt động?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 8.  Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 9. Dùng 3 ngón tay [ trỏ, giữa, áp út] của bàn tay phải đặt nhẹ lên thành động mạch cổ tay trái ta nghe có cảm giác gì đối với 3 ngón tay đó? Giải thích hiện tượng đó?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 10.  Trình bày những đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 11.  Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 12.  Cho biết mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể. Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 13.  Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 14.  Huyết áp là gì? Huyết áp tâm thu và tâm trương có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 15.  Nêu trình tự thời gian hoạt động và nghỉ ngơi của tim trong một chu kì tim ở người?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 16.  Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 17.  Tại sao khi tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm? Tại sao cơ thể bị mất máu làm huyết áp giảm?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 18.  Tại sao ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp, dẫn đến suy tim?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 19. Những thay đổi về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu khi  một người từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao


Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 20. Sự khác nhau giữa hồng cầu trong máu động mạch và trong máu tĩnh mạch

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 21. Viết các phương trình phản ứng của Hemoglobin [Hb] với oxi. Tại sao có thể viết như vậy?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 22. Tại sao khi cơ thể bị mất máu lại làm thay đổi quá trình tái hấp thụ Na+ ở ống lượn xa? [Bài tiết]


Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 23. Tại sao khi trời nắng nóng mồ hôi ra nhiều lại làm giảm lượng nước tối thiểu thải qua thận?


Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 24. Tại sao sau bữa ăn mặn [nhiều muối NaCl] lại làm tăng tái hấp thu nước ở ống thận?


Xem đáp án => Bấm vào đây



Câu 25. Tại sao tuyến trên thận giảm tiết aldosteron dẫn đến giảm pH máu [máu tăng tính axit]?


Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 26. Tại sao nhiều người mắc bệnh về gan đồng thời có biểu hiện máu khó đông?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 27. Sự điều hòa huyết áp theo cơ chế thần kinh diễn ra như thế nào?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 28. Các hình thức trao đổi chất ở động vật đơn bào, đa bào bậc thấp và đa bào bậc cao.

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 29. Thế nào là hệ tuần hoàn hở, tuần hoàn kín. Hình thức tuần hoàn nào tiến hóa hơn, vì sao?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 30. Tại sao tim có thể hoạt động một cách tự động. Trình bày chu kì  hoạt động của tim và cơ chế hoạt động của nó? Tính tự động của tim có ý nghĩa gì?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 31. Trình bày cấu tạo hệ mạch của loài có vòng tuần hoàn kín và cơ chế hoạt động của mạch.

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 32. Hoạt động điều hòa tim, mạch xảy ra như thế nào?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 33. Vai trò của gan trong điều hòa glucôzơ và protein.


Xem đáp án => Bấm vào đây



Câu 34. 



Khái niệm và ý nghĩa của nội cân bằng. Trình bày cơ chế điều hòa nước và muối khoáng của thận.




Xem đáp án => Bấm vào đây


Câu 37. Giải thích tại sao khi chạy nhanh tới đích, vận động viên không được dừng lại đột ngột mà phải vận động chậm dần trước khi ngừng hẳn?


Xem đáp án => Bấm vào đây



Câu 38. Sự tiến hóa và ý nghĩa tiến hóa của tim và của hệ tuần hoàn:

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 39. Nhịp tim là gì? Cho biết nhịp tim của một số loài động vật như sau:

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 40. Tại sao 2 nửa quả tim của người lại có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 41. Nêu hoạt động của 2 hệ thần kinh tim

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 42.  Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha [tâm nhĩ co:tâm thất co:dãn chung] là 1:2:3. Biết thời gian tim nghỉ là 0.6 giây, lượng máu trong tim là 120ml đầu tâm trương và 290ml cuối tâm trương.  Hãy tính lưu lượng tim.


Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 43. Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hãy tính:

a] Số lần mạch đập trong một phút

b] Thời gian hoạt động của một chu kì tim

c] Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung.

Xem đáp án => Bấm vào đây

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 44. Một chu kì tim gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, co tâm thất và pha dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kì tim ở người bình thường là 0,8 giây. Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 84 nhịp/ phút. Khối lượng máu trong tim của cô ấy là 132,252 ml vào cuối tâm trương và 77,433 ml vào cuối tâm thu.

a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.

b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó.

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 45. Nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá? So với hệ tuần hoàn ở tôm đồng thì hệ tuần hoàn ở cá có ưu điểm gì? So với hệ tuần hoàn của chim , thú thì hệ tuần hoàn ở cá chưa hoàn thiện ở điểm nào? 

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 46. Một người bị phù được hội chẩn chính xác là do rối loạn chức năng gan, cơ sở sinh học nào giải thích hiện tượng này? 

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 47

a. Nhịp tim là gì? Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?

b. Tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

c. Tại sao nhịp tim của trẻ em thường nhanh hơn của người lớn?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 48. 

1. Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch? Nguyên nhân của sự thay đổi đó?

2. Tại sao ở người già bị bệnh huyết áp cao thường dẫn đến bại liệt hoặc dễ tử vong?


3. Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? Cho biết mối liên quan giữa vân tốc máu và tổng tiết diện mạch? 


4. Vận tốc máu phụ thuộc vào những yếu tố nào?



Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 49. Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở người bình thường là 0,8s. Một người phụ nữ X có nhịp tim đo được là 84 nhịp/phút. Khối lượng máu trong tim của cô ta là 132,252ml vào cuối tâm trương và 77,433ml vào cuối tâm thu.

a.        Xác định thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X?


b.       Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 50. Nhịp tim của voi là 25 nhịp/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây và của tâm thất là 1,5 giây. Hãy tính tỉ lệ về thời gian của các pha trong chu kì tim voi.

Xem đáp án => Bấm vào đây


Câu 51.

a. Nhịp tim [tần số co dãn tim] của một số loài động vật như sao [tính bằng số nhịp/phút]:

Voi: 25-40 nhịp/phút, cừu: 70-80 nhịp/phút, Mèo: 110-130 nhịp/phút.

- Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?

- Giải thích tại sao các ĐV nêu trên lại có nhịp tim khác nhau?

b. Sau khi ta nín thở vài phút thì nhịp tim có thay đổi không? Tại sao?
c. Trong phản ứng stress, adrenalin được tiết ra nhiều có làm thay đổi nhịp tim và nồng độ gluco trong máu không? Tại sao?


d. Tại sao bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến suy tim, phì đại tim?



Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 52.

Nồng độ bình thường của gluco trong máu người là 1,2g/l. Khi ta ăn nhiều thức ăn gluxit, nồng độ gluco trong máu tăng và nếu vượt ngưỡng 1,8g/l thì sẽ bắt đầu bị thải ra ngoài theo nước tiểu.       

a. Theo em điều đó có đúng không? Giải thích bằng sơ đồ.

b. Có thể tổng hợp ínulin nhân tạo theo con đường nào để chữa bệnh “đái tháo đường” có hiệu quả nhất?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 53. Một chu kì tim gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, co tâm thất và pha dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kì tim ở người bình thường là 0,8 giây. Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 84 nhịp/ phút. Khối lượng máu trong tim của cô ấy là 132,252 ml vào cuối tâm trương và 77,433 ml vào cuối tâm thu.

a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.

b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó.
Xem đáp án => Bấm vào đây

Câu 54. Sóng mạch là gì?  Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch?

Xem đáp án => Bấm vào đây


Câu 55.  Tại sao những người mắc bệnh xơ gan thường đồng thời biểu hiện bệnh máu khó đông?

Xem đáp án => Bấm vào đây

Liên quan

=> Một số câu hỏi sinh học 11 có đáp án, phần Tuần hoàn máu
=> Tìm hiểu về Hệ tuần hoàn


Kiến thức, Kiến thức THPT, Sinh học, SInh học 11, SInh học THPT, Lớp 11, THPT,
Danh mục câu hỏi sinh 11, Lớp 11

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí

II. Airdrop-Claim coin - Tặng coin trước khi lên sàn bán

Mua gì cũng được giảm giá, khuyến mại - Bấm vào đây

Tải SKKN + Tài liệu - Bấm vào đây

Đào Renec coin miễn phí - kiếm tiền từ app, Bấm vào đây

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #Thi vào 10 năm 2022, Điểm chuẩn, Điểm chuẩn lớp 10, Điểm chuẩn vào 10, Điểm chuẩn vào 10 năm 2022, Điểm chuẩn vào 10 năm học 2021-2022, Tuyển sinh lớp 10 năm 2022

Video liên quan

Chủ Đề