Có nên chèn hastag vào website

Hashtag Facebook là một thuật ngữ không còn xa lạ với người dùng khi nó đã xuất hiện từ khá lâu, hashtag bắt đầu bằng ký tự # và đằng sau là các từ khóa liền nhau, không có khoảng trắng và khi người dùng click vào nó hoặc tìm kiếm trên thanh Search sẽ cho ra hàng loạt kết quả liên quan bao gồm các bài đăng, hình ảnh hoặc đường dẫn liên kết được chia sẻ theo một chủ đề nào đó có trên hashtag. 

Có nên chèn hastag vào website

Không chỉ có ở mạng xã hội Facebook, hashtag cũng đã xuất hiện và phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram, Printerest hay đặc biệt là Twitter. 

Lợi ích của hashtag Facebook

Bài viết chứa hashtag có thể được tìm thấy thông qua tính năng tìm kiếm của Facebook, dù quy mô nó không như Google nhưng bạn cũng có thể tìm kiếm các bài viết hoặc các thông tin cần biết.

Hashtag giúp cho các chiến dịch đa kênh của bạn được nhất quán hơn. Các bài đăng trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter,… gắn hashtag sẽ được nhất quán và nó có thể lôi kéo người dùng chú ý vào nội dung của bạn. Tính nhất quán sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu hoặc kênh cá nhân của mình mạnh mẽ hơn.

Có nên chèn hastag vào website

Sử dụng hashtag Facebook cho các bài đăng của bạn sẽ giúp bạn kết nối nhiều hơn, mang đến một cộng đồng Facebook lớn mạnh. 

Sử dụng hashtag rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm ký tự # trước từ khóa mà bạn muốn đặt trong bài đăng hoặc comment. Ngay sau khi bạn nhấn dấu #, một ô màu xanh sẽ xuất hiện trên từ khóa bạn chọn làm hashtag. Sau khi đăng tin trên Facebook, phần hashtag sẽ được bôi đậm màu xanh. 

Mỗi hashtag thường là một từ đơn, chẳng hạn như #FPTShop, hoặc bạn có thể dùng một cụm từ dài như #Thuthuatdienthoai nhưng thông thường rất ít người dùng sử dụng cụm hashtag dài ngoằng. 

Có nên chèn hastag vào website

Sau khi bạn đăng hoặc comment bài viết với hashtag, bạn và người dùng khác có thể nhấp vào đó để xem những nội dung khác chứa hashtag đó, hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm chúng trên thanh Search. Bên cạnh đó, các chế độ riêng tư cũng được áp dụng cho các bài đăng có chứa hashtag và bạn có thể chỉnh sửa quyền riêng tư của bài viết chứa hashtag một cách dễ dàng. Ví dụ như bài viết ở chế độ công khai, thì ai cũng có thể xem bài viết và thấy được hashtag. 

Trên đây là những gì bạn cần biết về hashtag Facebook và cách sử dụng nó, chỉ cần nắm những hướng dẫn đơn giản trên, bạn đã có thể tiếp cận nó một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy làm cho trang cá nhân hoặc thương hiệu của bạn nổi bật và thu hút hơn thông qua những hashtag đi kèm nhé, chúc các bạn thành công!

Bước vào “vương quốc” Instagram, không đâu là không thấy bóng dáng của hashtags. Từ caption hình ảnh, bình luận, stories, đến cả profile. Mặc dù mục đích của hashtags là giúp Instagram phân loại bài viết và cải thiện trải nghiệm người dùng, nhưng ai cũng hiểu hashtags đang bị lạm dụng quá đà để “câu” tương tác. Việc sử dụng hashtags bừa bãi lợi bất cập hại như thế nào?

Có nên chèn hastag vào website

VÌ SAO MỌI NGƯỜI THÍCH DÙNG HASHTAGS THẾ?

Nếu là một thần dân trung thành của Instagram, hẳn bạn sẽ không xa lạ với những bài post với caption 1 dòng mà hashtags 20 dòng.

Một bộ phận người dùng không nhỏ thích nhồi nhét hashtags là do… bắt chước, thấy người ta dùng thì mình cũng dùng mà không hiểu vì sao. Nhưng ngoài ra, mọi người, đặc biệt là các influencers và doanh nghiệp rất chuộng dùng nhiều hashtags là vì nó mang “sức mạnh” giúp bài đăng chiếm nhiều lợi thế trên Instagram.

Cụ thể thì hashtags “thần kì” như thế nào?

Có nên chèn hastag vào website

Làm cho nội dung của bạn dễ được tìm thấy hơn

Người dùng có thể khám phá nội dung bằng cách tự gõ hashtag trên thanh tìm kiếm và theo dõi nó. Hoặc nhấn vào một hashtag nào đó có mặt trong một bài đăng bất kì mà họ thấy. Khi đó những bài viết chứa hashtag đó sẽ xuất hiện.

Bạn có thể hiểu hashtag đóng vai trò như từ khóa trên công cụ tìm kiếm Instagram. Giống như nội dung trên website của bạn phải có từ khóa thì mới có thể tìm thấy bằng Google vậy.

Khuyến khích người xem tương tác

Theo một thống kê của Instagram, những bài đăng có chứa ít nhất 1 hashtag có lượt tương tác cao hơn những bài không có hashtag nào. Lý do này đã đủ để bạn muốn thêm ngay vài dấu # vào bài viết của mình chưa?

Giúp xây dựng thương hiệu

Rất nhiều thương hiệu đã có riêng cho mình một hashtag riêng. Không chỉ để thêm vào tất cả các bài đăng của họ mà còn khuyến khích khách hàng sử dụng. Khách hàng có thể thêm hashtag để feedback, để thể hiện sự yêu thích thương hiệu, hoặc đơn giản chỉ để… chơi giveaway. Và điều này cực tốt nếu bạn đang muốn tăng nhận diện thương hiệu.

THAM LAM HASHTAGS LIỆU CÓ TỐT?

Chính vì hashtags có trọng lượng không nhỏ trên Instagram, nên ai đăng bài cũng muốn đưa thật nhiều dấu # vào, một cách bất chấp. Hashtags ngồn ngộn, hashtags tràn trề, hashtags chẳng liên quan gì đến nội dung hay hình ảnh.
Nhiều người vẫn biết việc nhồi nhét hashtag hầu như chẳng có tác dụng gì, nhưng “thôi kệ, chèn nhiều nhìn cho sành điệu, cũng chẳng hại gì”.

Chẳng hại gì, bạn có chắc không?

Hãy đọc về 2 hình phạt này của Instagram dành cho những người thích nghịch hashtags vô tội vạ.

1) Instagram Shadowban

Có nên chèn hastag vào website

Instagram Shadowban là cơn ác mộng đối với các influences và thương hiệu có nhiều người theo dõi. Khi bị “dính” shadowban, tài khoản của bạn sẽ bị giảm đáng kể lượt tương tác đối với bài viết. Bất kể bạn sử dụng bao nhiêu và sử dụng những hashtags nào.

Đó là vì bài đăng của bạn sẽ chỉ hiển thị với những người theo dõi có sẵn. Chúng không hiển thị dưới dạng các hashtags được nhắc đến. Nói cách khác, lúc này hashtags trở nên hoàn toàn vô dụng.

Shadowban xảy ra khi bạn vi phạm một số “luật chơi” của Instagram. Chẳng hạn như mua lượng người theo dõi hoặc lượt thích thông qua các dịch vụ tự động; tần suất đăng bài quá dày đặc; dùng hashtags quá nhiều hoặc không liên quan; sử dụng các hashtags giống nhau cho mọi bài đăng; hoặc đi “thích” dạo, thích liên tục cả trăm posts…

Nếu bạn cảm thấy tài khoản của mình hoặc của doanh nghiệp đang có dấu hiệu giảm tương tác mà không biết vì sao, hãy tự xem lại thói quen sử dụng Instagram của mình xem có lỡ “sống lỗi” hay không. Nếu có thì cần ngừng lại ngay.

Instagram Shadowban sẽ kéo dài trong 2 tuần. Sau 2 tuần khủng hoảng đó thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Lượt tương tác sẽ “phục hồi” nhưng có còn như lúc đầu hay không thì… hên xui. Vì một lượng người theo dõi có thể đã rời bỏ bạn khi không nhìn thấy được các bài viết.

Một cách để cứu vãn tình thế khi bị Shadowban là chia sẻ tất cả các bài đăng mới của bạn lên Instagram stories, mời mọi người thích hoặc bình luận. Nhưng tốt nhất vẫn là đừng để bị phạt.

2) “Don’t show for this hashtag”

Có nên chèn hastag vào website

“Don’t show for this #” cũng là kẻ thù của influencers và các thương hiệu, nhưng lại cực kỳ có ích đối với người dùng bình thường. Nó xuất hiện khi Instagram cho ra tính năng tùy chọn theo dõi hashtags. Mục đích là để “thanh lọc” lại bầu không khí, giúp người dùng không bị “bội thực” hashtags.

Tính năng này cũng rất đơn giản. Người dùng theo dõi một hashtag dẫn đến một bài đăng không liên quan gì đến hashtag đó, họ sẽ “mách” với Instagram bằng cách báo cáo. Không phải cứ có người báo cáo là bài đăng đó “bay” ngay, nhưng nhiều báo cáo thì có khả năng bài sẽ bị phạt.

Do đó, đừng nghĩ việc thêm hashtags là vô thưởng vô phạt. Thưởng có và phạt cũng có, nên đừng dễ dãi quá khi dùng đến chúng.

SỬ DỤNG HASHTAGS MỘT CÁCH THÔNG MINH

Chọn hashtags như thế nào để không bị phạt, không gây khó chịu cho người xem nhưng vẫn tăng được tương tác thực sự là một vấn đề đau đầu. Nhưng không sao, những mẹo dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.

1) Biết dùng bao nhiêu là đủ

Instagram cho phép bạn dùng tối đa 30 hashtags trên bất bất kỳ bài đăng nào, nhưng không có nghĩa là bạn phải dùng hết. Lý do thì phần trên của bài viết đã giải thích rõ.

Có nhiều tranh luận về việc dùng bao nhiêu hashtags thì tương tác tốt nhất. Theo thống kê dưới đây thì không có sự khác biệt quá lớn giữa bài đăng dùng 1 hay bài đăng dùng trên 15 hashtags.

Có nên chèn hastag vào website

Thậm chí nhiều thương hiệu đã áp dụng thành công nguyên tắc “less is more”, ít mà chất lượng thì hiệu quả càng cao.

Có nên chèn hastag vào website

Vậy nên bạn không cần lăn tăn quá nhiều đến con số bao nhiêu. Quan trọng là “chất” và phù hợp.

2) Biết mình đang nói chuyện với ai

Có nên chèn hastag vào website

Hãy khéo léo chọn những từ đủ phổ biến để có cơ may được tìm kiếm, nhưng lại không quá đại trà để bài của bạn không bị mất dấu giữa một rừng kết quả. Để làm được điều này thì bạn cần biết đối tượng mục tiêu là ai và bạn đang nói chuyện với ai.

Ví dụ, nếu bạn kinh doanh dịch vụ hay sản phẩm làm tóc, có vô số những từ để chọn như #unicornhair hoặc #milynhair nhắm đến những cô gái với mục đích, sở thích cụ thể nào đó về tóc, thay vì chỉ dùng chung chung là #beauty. Dù #beauty được nhiều người theo dõi và tìm kiếm thật, nhưng thử nghĩ xem giữa hàng nghìn bài đăng có hashtag này của hàng nghìn thương hiệu, thì bài của bạn sẽ ở đâu giữa dòng đời?

3) Tận dụng hashtag thương hiệu

Có nên chèn hastag vào website

Hashtag thương hiệu là một phần quan trọng bạn không nên bỏ qua nếu đang kinh doanh trên Instagram. Nó hoàn hảo để quảng bá thương hiệu và có thể xuất hiện trong nội dung do người dùng tự tạo.

Đối với loại này thì tần suất lặp lại là quan trọng. Nhưng bài nào cũng chỉ có đúng một hashtag đó thì sẽ gây chán (thậm chí còn có nguy cơ bị phạt nữa). Hashtag thương hiệu cũng có nhiều loại để bạn linh hoạt lựa chọn:

  • Tên thương hiệu: #Topshop
  • Slogan của thương hiệu: #neverstopexploring
  • Các biến thể của tên thương hiệu: #MyAnthropologie, #MySwatch
4) Đưa hashtags vào phần bình luận

Có nên chèn hastag vào website

Có quá nhiều hashtags bạn muốn đưa vào, bỏ thì thương vương thì tội? Để không làm rối đoạn caption của bài đăng thì bạn có thể tự comment bài viết và gửi gắm hashtags vào đó. Khi bình luận của bạn nằm ở đầu thì khả năng hashtags được nhìn thấy cũng giống như khi đặt hashtags trong bài viết vậy.

Nhiều thương hiệu đã khéo léo thực hiện điều này, cũng là một “chiêu” đáng để bạn học hỏi.

5) Hashtags phải phù hợp với hình ảnh và nội dung

Có nên chèn hastag vào website

Điều này không có gì mới, nhưng đáng để nhắc lại. Những người theo dõi hashtag #love sẽ không quan tâm đến việc bạn bán dép xỏ ngón. Mà dù có đi nữa, thì bạn cũng xuất hiện không phải lúc và người ta sẽ không có thời gian nhìn đến bạn. Đó là chưa kể đến chuyện họ có thể bực mình và báo cáo bạn với Instagram. Cuối cùng là chẳng được lợi gì, còn chuốc phạt vào thân.

Hình ảnh đẹp cũng là yếu tố làm bạn nổi bật hơn giữa những bài đăng khác. Đừng quên 10 công cụ thiết kế đơn giản cho marketers này nếu bạn đang chiến đấu trên Instagram – mảnh đất của hình ảnh nhé.

6) Tận dụng trend vào hashtags

Có nên chèn hastag vào website

Tranh thủ dùng hashtags để chớp trend cũng là một cách thông minh để thu hút nhiều người xem hơn. Có 2 cách để bạn tiếp cận chiến thuật này:

  • Đợi đến khi một hashtags trong ngành hàng của bạn trở thành trend.
  • Sử dụng luôn các hashtags đang là trend dù nó không liên quan đến ngành của bạn cho lắm.

Cách thứ nhất sẽ giúp bạn nhắm trúng mục tiêu hơn, nhưng có khi đợi đến hoa cũng tàn nhưng ngành bạn vẫn chưa có trend. Vậy nên cách thứ 2 thường được trọng dụng hơn, nhưng bạn phải kết nối được trend đó với lĩnh vực của mình một cách duyên dáng.

Instagram là một mạng social mạnh ngày càng được nhiều marketers khai phá. Người chiến thắng là người có nội dung, hình ảnh chất lượng, không #nhồi hashtags mà thêm vào một cách #thôngminh.

Bạn cũng đừng bỏ qua các nền tảng, các kênh media khác để phát huy hết tiềm năng marketing của doanh nghiệp qua khóa học Digital Platform Management tại AIM Academy. Khóa học sẽ là cơ sở vững chắc để bạn phát triển các công cụ digital, đồng thời cập nhật các xu hướng mới nhất về digital marketing với sự hướng dẫn của các chuyên gia có tiếng trong ngành.