Có nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ánh sáng

Có những loại ánh sáng người lớn tưởng như không nguy hiểm và không tác động xấu tới mắt của trẻ. Tuy nhiên thực tế thì không phải loại ánh sáng nào cũng được coi là an toàn với thị lực còn non yếu của bé.
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều loại ánh sáng mà trẻ phải tiếp xúc như ánh sáng của đèn huỳnh quang, ánh sáng của màn hình máy tính, tivi, ánh sáng từ điện thoại di động, đèn phòng tắm hay từ đèn của các loại xe. Có những loại ánh sáng người lớn tưởng như không nguy hiểm và không tác động xấu tới mắt của trẻ. Tuy nhiên thực tế thì không phải loại ánh sáng nào cũng được coi là an toàn với thị lực còn non yếu của bé. Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, từ tuần thai thứ 6 thì các dây thần kinh thị giác đã bắt đầu được hình thành và võng mạc đã được “kết nối” với bộ não qua các dây thần kinh. Mặc dù vẫn còn ở trong bụng của mẹ, tuy nhiên, trẻ đã bắt đầu phản ứng được với các loại ánh sáng. Sau khi ra đời, tầm nhìn của trẻ chỉ được bằng 1/30 so với người lớn và mắt của bé phải phát triển dần dần mới hoàn thiện. Khi trẻ được 8 tuổi thì thị giác mới được coi là phát triển hoàn thiện. Trong mắt của trẻ có một vùng được gọi là “điểm vàng”, đây là vùng nhạy cảm. Vùng “điểm vàng” này sẽ có những phản ứng với các loại ánh sáng. Nếu ánh sáng quá mạnh, điểm vàng sẽ rơi vào tình trạng bị sưng, và nhiều trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến mù lòa. Khi dưới 3 tuổi, đây là giai đoạn rất nhạy cảm với thị giác của trẻ. Trên rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng đã từng đưa ra lời cảnh báo rằng không nên để trẻ xem tivi lâu vì ánh sáng chói này dễ dàng gây tổn hại tới thị lực non yếu của các bé.

Có nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ánh sáng

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, ánh sáng trong phòng tắm và hệ thống đèn chiếu sáng có màu xanh đã được chứng minh là có thể xuyên qua thủy tinh thể tới võng mạc, gây nên tổn thương quang học cho võng mạc, hơn nữa còn đẩy nhanh quá trình oxy hóa của các tế bào điểm vàng. Vì thế, ánh sáng xanh đã được nghiên cứu chứng thực cho thấy là thứ ánh sáng gây nguy cơ mù cao nhất. Trẻ sơ sinh có đôi mắt dễ bị tổn thương bởi loại ánh sáng màu xanh. Khi trẻ được từ 1 đến 2 tuổi thì có khoảng 70 đến 80% ánh sáng xanh có thể xuyên qua thủy tinh thể tới võng mạc. Đây chính là nguyên nhân mà khi dùng ánh sáng xanh để điều trị căn bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh nhất thiết phải dùng vải đen để che mắt. Hơn nữa, với trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ sơ sinh thích “tìm chỗ sáng”, việc bảo vệ cho đôi mắt không bị tổn thương từ ánh sáng xanh là hết sức quan trọng. Khi đưa con ra ngoài đường, cha mẹ nên cho con đeo kính mát vì ánh đèn huỳnh quang hay một số loại đèn khác có thể phát ra tia cực tím khiến mắt con khó chịu. Ánh sáng phát ra từ các máy hàn cũng có thể tác động gây hại cho mắt trẻ. Ngoài ra, không nên để con ngủ gần cửa sổ có ánh sáng mạnh vào mùa hè. Để mắt trẻ phát triển tốt cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con: - Protein: Đây là thành phần chính giúp tái tạo các mô biểu bì. Protein có rất nhiều trong thịt nạc, nội tạng động vật, cá, tôm, sữa, trứng và các loại đậu. - Vitamin A: Khi cơ thể thiếu vitamin A thì sẽ giảm khả năng thích nghi với môi trường sáng tối của mắt, không những thế còn gây ra khô giác mạc. Vitamin A có nhiều trong gan động vật, dầu gan cá, sữa, trứng, đậu xanh, đậu đỏ và các loại quả màu vàng. - Vitamin C: Vitamin C là một trong những thành phần tạo nên thủy tinh thể ở nhãn cầu của mắt, nếu thiếu vitamin C sẽ rất dễ dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể. Vitamin C có nhiều trong táo xanh, bắp cải, súp lơ, ớt xanh, mướp đắng, rau cải, cà chua, giá đỗ, đậu, củ cải, cam, dây tây,…

- Canxi: Canxi có tác dụng giảm nhức mắt. Canxi có rất nhiều trong các loại đậu, sữa, cá, tôm, mực, lạc, hạt sen, hạnh nhân, nấm hương, mộc nhĩ, rau dền, rau thơm, rau cải…

Ánh sáng mặt trời là tài nguyên vô giá của con người và chúng ta không thể nào phủ nhận được vai trò của nó đến đời sống lẫn tinh thần của chúng ta. Chưa kể, ánh nắng chứa nhiều Vitamin D - rất tốt cho sức khoẻ. Nhưng không có nghĩa việc tiếp xúc với ánh nắng lâu dài là tốt - bạn chỉ cần vài phút mỗi ngày là đủ để nhận được những lợi ích từ ánh nắng rồi. Nếu bạn phơi nắng quá nhiều, các tia cực tím có thể gây hại nghiêm trọng và trong một số trường hợp chúng còn gây ảnh hưởng lâu dài như cháy nắng, tăng nốt ruồi, lão hóa da, ung thư da và nhiều hơn nữa. Đặc biệt, trẻ em dễ dàng bị tổn thương trước những nguy cơ từ tia UV, vì da của các bé chưa phát triển đầy đủ. Đọc bài viết dưới đây để nhận ra những mối nguy hiểm mà ánh nắng mặt trời có thể gây ra cho con của bạn nhằm tìm giải pháp bảo vệ đúng cách.

Có nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ánh sáng

TIA UV

Từ Mặt Trời đến Trái Đất có rất nhiều loại tia sáng: tia cực tím (UV), ánh sáng nhìn thấy được và bức xạ hồng ngoại. Tia UV chỉ chiếm một phần nhỏ năng lượng của mặt trời, nhưng chúng có độ ảnh hưởng lớn đến da. Tia cực tím có thể được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào bước sóng của nó:

Tia UVA có bước sóng dài nhất, nó không chỉ làm sạm da mà còn khiến làn da lão hóa và có nếp nhăn, bởi vì chúng xâm nhập sâu vào mô da và gây hại.

Các tia UVB, có bước sóng trung bình, làm cho da phát triển chậm, bỏng da, lão hóa da và ung thư da. Nó cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể.

Các tia UVC, có bước sóng ngắn nhất nhưng gây hại nhất. May mắn thay, những tia này không tiếp cận được bề mặt trái đất, bởi chúng được hấp thụ bởi khí quyển.

Khi bé của bạn phải phơi nắng

Da của người lớn có thể tự bảo vệ mình khỏi ánh nắng nếu không tiếp xúc quá lâu. Lớp trên cùng của da cùng với melanin và các cơ chế sửa chữa tế bào của cơ thể, sẽ giúp cung cấp chất bảo vệ quang tự nhiên. Nhưng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các biện pháp phòng vệ này vẫn còn chưa hoàn thiện, khiến chúng dễ bị tổn thương trước ánh mặt trời:

Da của bé mịn màng và nhạy cảm hơn

- Cơ chế hàng rào bảo vệ của da bé hoạt động rất hạn chế nên các tia UV có thể xâm nhập dễ dàng hơn.

- Hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh vẫn còn yếu và không thể bảo vệ da một cách toàn diện để chống lại tia tử ngoại.

- Và hệ thống sắc tố được thiết kế để bảo vệ da của bé, vẫn chưa phát triển đầy đủ.

- Da của trẻ sơ sinh có nhiều tế bào độc nhất nhưng mong manh cần được bảo vệ để đảm bảo sức khoẻ lâu dài.

- Ngoài ra, các bé yêu vẫn chưa bài tiết mồ hôi nhiều, khiến chúng nhạy cảm hơn với sự biến đổi của nhiệt độ, bỏng nắng và mất nước.

Có nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ánh sáng

Tác hại của ánh nắng mặt trời

Bỏng nắng ngay lập tức gây đau đớn, không phải là kết quả duy nhất của việc tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại. Trong nhiều năm, tiếp xúc lâu ngày với ánh nắng mặt trời và bị bỏng nắng nhiều lần dẫn đến làn da bị lão hóa nhanh chóng, hệ miễn dịch bị suy yếu và trong một số trường hợp có thể gây ung thư da và đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa.

Hơn nữa, tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời trong thời thơ ấu có những tác động có hại mà không thể thay đổi được trên hệ thống phòng vệ da sau này: các gốc tự do có hại tích tụ trong da, trong khi khả năng tự sửa chữa sẽ giảm và các tế bào da bị tổn thương vĩnh viễn. Do đó, da bị suy yếu do cháy nắng, đặc biệt là trước 10 tuổi, sẽ luôn luôn dễ bị tổn thương.

Có nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ánh sáng

Vì vậy bạn cần phải hạn chế để bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt và cung cấp khả năng bảo vệ da tốt nhất với kem chống nắng cao (SPF 50 trở lên) được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ em và phù hợp với loại da của em bé. Bằng cách bảo vệ con bạn khỏi ánh nắng mặt trời, bạn sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư da đang phát triển khi trưởng thành.

Để tìm hiểu thêm về hướng giải quyết đúng mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ con bạn khỏi ánh nắng mặt trời, hãy tham khảo thêm nhiều bài viết của chúng tôi về vấn đề này.

Thông thường khi điều trị vàng da kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chiếu đèn ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể trẻ sơ sinh. Với những trường hợp vàng da nhẹ thì chỉ cần tắm nắng đúng cách là đủ.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vàng da giúp làm ngưng tiến triển vàng da và chuyển biến xấu ở trẻ sơ sinh. Trong lúc ngừng diễn tiến vàng da, gan của trẻ sơ sinh sẽ thanh lọc và thải bilirubin ra khỏi cơ thể giúp làn da trở lại hồng hào, mịn màng.

Bên cạnh hỗ trợ điều trị vàng da thì tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ tổng hợp vitamin D nhằm duy trì, vận chuyển, hấp thu canxi và phosphat. Đây là một trong những yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ về phạm trù cao lớn và khỏe mạnh.

Nếu thiếu hụt Vitamin D sẽ khiến xương mềm, biến dạng và dẫn đến hình thành các bệnh còi xương, loãng xương cho trẻ sơ sinh. Trên thực tế, lượng vitamin hấp thụ qua thức ăn rất ít chỉ nên để bổ sung đủ thì ta phải uống đủ loại vitamin mới có thể bù đắp được. Tuy nhiên, bề mặt da rộng lớn khi tiếp xúc và tắm nắng đúng cách có thể giúp trẻ sơ sinh tổng hợp được lượng vitamin D đáng kể hơn.

Có nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ánh sáng

Có nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ánh sáng

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh trước 9h sáng và sau 4h chiều, cụ thể:

Khoảng 6h - 9h sáng là khoảng thời gian nắng dịu nhẹ, các tia hồng ngoại và tia cực tím còn yếu, không đủ mạnh để gây tổn thương cho làn da của bé. Cụ thể khung giờ theo màu như sau:

- Mùa hè: nắng gắt, nên tắm nắng trong khoảng thời gian trước 7 giờ.

- Mùa thu: se lạnh, nên tắm nắng trong khoảng thời gian 8 giờ - 9 giờ.

- Mùa đông: không tắm nắng cho bé khi trời quá lạnh, đợi thời tiết ấm lên hãy cho bé tắm nắng.

Tắm sau 4 giờ chiều, khi ánh nắng yếu và dịu đi

Phơi nắng cho trẻ sơ sinh bao nhiều phút? Các bác sĩ khuyên nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh khoảng 20 - 30 phút. Tuy nhiên, ban đầu lúc mới tắm nắng, chỉ nên cho bé tắm nắng khoảng 10 phút, rồi dần dần kéo dài thời gian.

Có nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ánh sáng

Khi bé tắm nắng, cần đảm bảo rằng cơ thể của bé được tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời vừa đủ. Lần lượt tắm nắng cho bé toàn diện cơ thể, có thể không mặc áo hoặc mặc đồ sơ sinh mỏng. Tắm theo thời gian và khung giờ được đề cập ở trên để đảm bảo an toàn cho bé.

Trẻ sơ sinh phơi nắng đến mấy tháng? Câu trả lười là không có quy chuẩn nào về việc tắm nắng cho bé đến mấy tuổi, vì cơ thể chúng ta luôn cần vitamin D.

Điều này hoàn toàn sai bởi ánh nắng buổi sáng khá tốt cho da cũng như sức khỏe của trẻ. Mỗi tuần bạn chỉ nên cho trẻ tắm nắng hai tiếng và chia đều cho mỗi ngày. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày chỉ cần vài phút sau đó tăng dần thời gian. Khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi, bạn có thể tắm nắng tối đa cho trẻ 30 phút/ ngày.

Tắm nắng cho trẻ cần thực hiện lần lượt trên các vùng da nhất định từ bàn chân, cổ chân đến lưng trước và lưng sau, cuối cùng là chân, đùi, ngực và tay. Không nên cởi hết quần áo sơ sinh vì mặt trời sẽ chiếu thẳng vào đầu, mắt gây nên những tổn thương ở những vùng nhạy cảm của trẻ.

Ba mẹ luôn cho rằng, đứa trẻ nào khi ra đời cũng đều có thể tắm nắng. Ánh nắng mặt trời cung cấp vitamin D tự nhiên, có rất nhiều tác động tốt đến cơ thể bé. Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét xem bé yêu của mình có thích hợp để tắm nắng hay không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những bé bị mắc các bệnh ngoài da như viêm da, Eczema,... không nên tắm nắng. Ánh nắng sẽ không có tác dụng tốt với sự phát triển của những bé có trình trạng kể trên. Bạn có thể bổ sung vitamin D trong khẩu phần của bé, để bé vẫn đảm bảo sự phát triển tốt.

Nhiều ông bố bà mẹ lo ngại rằng tắm nắng cho em bé sơ sinh sẽ gây tổn thương cho làn da của bé. Bố mẹ thường đặt bé sau cửa kính, và cho rằng bé vẫn có thể hấp thu vitamin D mà không gây hại cho da. Thế nhưng quan điểm này không chính xác. Tấm cửa kính chắn trước sẽ khiến bé không hấp thụ được tia UVB trong ánh nắng và  không nhận được vitamin D. Bạn có thể chọn nơi thoáng mát và chọn thời điểm tắm nắng vào sáng sớm nếu lo ngại ánh nắng gây hại bé.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 30 tháng 6 năm 2021