Có nên đột băng vệ sinh không

Dùng băng vệ sinh sai cách, thiếu nữ 16 tuổi bị sốc độc rồi tử vong

Hơn một năm sau cô gái qua đời, thanh tra xác nhận cô bị hội chứng sốc độc chỉ vì dùng băng vệ sinh sai cách.

Nữ sinh viên người Canada, Sara Manitoski vừa qua đời vì hội chứng sốc độc trong khi đang đi học, theo một báo cáo mới được đưa ra. Cái chết của cô gái trẻ 16 tuổi đã được chính thức xác nhận là kết quả của một chủng vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng gây chết người.

Sara tử vong vì khi mới 16 tuổi

Thi thể Sara được tìm thấy vào tháng 3 năm 2017 khi cô đang tham gia một chuyến đi giáo dục ngoài trời trên Đảo Hornby, Canada. Một người bạn của Sara nói rằng, một ngày trước khi qua đời, Sara đã liên tục phàn nàn về cơn đau bụng kinh, bữa tối cô chỉ ăn rất ít và đi ngủ sớm. Sáng hôm sau, mọi người thức dậy và phát hiện ra Sara đã tắt thở. Các giáo viên và nhân viên y tế có mặt ở đó đã cố gắng hồi sức tim phổi cho Sara nhưng đã quá muộn.

Hiện tại, hơn một năm sau khi Sara qua đời, thanh tra mới xác nhận triệu chứng của Saraa khớp với các biểu hiện củahội chứng sốc độc do chủng tụ cầu vàng trên băng vệ sinh tampon. Nguyên nhân chính là do, Sara đã để băng vệ sinh quá thời gian mà không thay, khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Nguyên nhân gây ra cái chết của Sara chính là băng vệ sinh

Giám đốc Island Hearth Dee Hoyano nói với phóng viên: “Con người có thể đã có sẵn vi khuẩn đặc biệt này trong cơ thể, nhưng sẽ bị phát bệnh nếu sử dụng tampon trong một thời gian dài, việc này tăng nguy cơ cao cho vi khuẩn nhiễm trùng diện rộng.”

Được biết Sara không phải trường hợp duy nhất nhiễm khuẩn tụ cầu vàng. Trước đó, Kristina Makris, 32 tuổi cũng mắc phải căn bệnh này nhưng may mắn hơn là cô được cứu chữa kịp thời.

Trước đó, Kristina cũng từng được chuẩn đoán mắc hội chứng sốc độc với nguyên nhân y hệt

Kristina đã đọc được các cảnh báo về Hội chứng sốc độc từ việc sử dụng băng vệ sinh tampon nhưng cô đã chủ quan cho rằng điều đó sẽ không xảy ra. Đáng buồn là Kristina đã sai, 5 tháng trước, cô gái 32 tuổi này đã rơi vào tình trạng nguy kịch sau một thời gian sử dụng tampon sai cách.

Kristina chia sẻ: “Sau khi kỳ kinh của tháng đó kết thúc, tôi bắt đầu không khỏe, bên háng trái của tôi mọc một hạch bạch huyết to. Tôi bị cảm lạnh và sức khỏe ngày một tệ hơn. Các triệu chứng này xảy ra trong 2 tuần sau đó tôi tỉnh dậy với cảm giác rất khủng khiếp: sốt, ớn lạnh, nôn và phát ban ở đùi. May mắn thay, mẹ tôi đã ngay lập tức đưa tôi đến bệnh viện. Các bác sĩ nói rằng nếu muộn hơn có lẽ tôi đã phải cắt bỏ chân, tay hoặc tệ hơn".

Hội chứng sốc độc mà Sara và Kristina đã mắc phải là gì?

Hội chứng sốc độc[Toxic Shock Syndrome - viết tắt là TSS] là một bệnh hệ thống, có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hai loại vi khuẩn chính gây ra hội chứng này là tụ cầu vàng [Staphylococcus aureus] và vi khuẩn liên cầu [Streptococcus pyogenes]. Đây là những vi khuẩn có thể sản xuất chất độc. Ở một số người, cơ thể không thể chống lại độc tố khiến hệ thống miễn dịch có phản ứng gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai - những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ khi sử dụng băng vệ sinh. Hiện nay, hơn 50% trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụngbăng vệ sinhsiêu thấm. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng tampon khi âm đạo đang viêm nhiễm.

Băng vệ sinh là một trong số các nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứngcủa sốc độcbao gồm sốt cao, phát ban, huyết áp thấp, suy cơ quan, lòng bàn tay và lòng bàn chân bong tróc, nôn mửa, tiêu chảy và đau cơ.

Để hạn chế bệnh này bạn nên thay băng vệ sinh sau khi sử dụng 3 - 4 giờ. Hạn chế tối đa việc dùng băng vệ sinh trên 8 tiếng để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

An An [Dịch từ Kidspot]

Là con gái, chắc chắn mỗi người chúng ta đều đã từng gặp tình huống khổ sở này rồi.

  • Chị em xôn xao bàn tán quanh loại băng vệ sinh bằng vải dùng lại nghìn lần
  • Rộ mốt dùng băng vệ sinh vải có thể giặt sạch để... dùng lại
  • Bạn có muốn biết quy trình và các nguyên liệu được sử dụng làm băng vệ sinh?

Hãy thừa nhận đi, từ khi "chị nguyệt" gõ cửa nhà bạn lần đầu tiên đến nay, bạn đã bao nhiêu lần rơi vào tình huống này rồi? Vậy cách giải quyết của bạn là gì? Chạy ra tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện ích mua ngay một gói về dùng à? Tỉnh nào, cửa hàng đó cách xa bạn mấy cây số, chạy đi chạy về coi chừng lại phải mua thêm cái quần mới nhé.


Thế làm sao đây? À, hỏi ngay hội chị em bạn dì, thế nào cũng có người có. Nếu may mắn, ngay từ người đầu tiên bạn dùng quyền trợ giúp, bạn đã có được "miếng băng thần thánh" và cảm giác của bạn lúc đó tuyệt vời như vừa mua được chiếc túi LV hàng hiệu chỉ với giá 500 ngàn đồng vậy.


Nhưng chắc chắn rằng, bạn từng có lúc cảm giác như cả thế giới quay lưng lại với mình khi hỏi hết chị này đến em kia đều nhận được những cái lắc đầu nguầy nguậy và 1001 lí do: "Chị không có", "Chị đang cho con bú nên chưa gặp "đèn đỏ" lại", "Sáng nay tớ đổi túi xách nên quăng nó ở nhà luôn rồi"... Xong phim, đất trời sắp sụp đổ, đau khổ quằn quại!



Chắc chắn chị em nào cũng từng một lần rơi vào tình huống trớ trêu này. [Ảnh: Internet]


Tôi cũng đã rơi vào tình huống này "1 triệu lần rồi" và quyết tâm tìm phương pháp để cứu bản thân. Và rồi tôi tìm được cách như thế này, bạn thử xem đi rồi sẽ thấy nó "thần thánh" như thế nào.


Nếu đang trong nhà vệ sinh, phát hiện "chị nguyệt gõ cửa" mà chẳng có cô gái nào xung quanh để sử dụng quyền trợ giúp, hãy với tay và ôm ngay cuộn giấy vệ sinh vào lòng, nó sẽ là cứu tinh của bạn đấy. Bằng cách nào? Để giấy vào vị trí bạn hay đặt băng vệ sinh và quấn nhiều vòng theo chiều ngang, quấn qua quấn lại, quấn tới quấn lui, nhưng nhớ phải cố định bằng những nút thắt dưới quần lót, để tránh giấy bị xộc xệch nhé. Lặp lại nhiều lần như vậy, bạn đã có miếng băng vệ sinh tạm thời, đủ để bạn "câu giờ" dắt xe ra và chạy đến cửa hàng gần nhất để mua ngay "miếng bánh" nhé. Cách này tuy hơi tốn giấy, hao tổn tài nguyên nhưng đừng lo, không ai trách bạn đâu.



Những lúc như thế này mới thấy giấy vệ sinh thiệt là "thần thánh". [Ảnh: Internet]


Nếu vẫn chưa yên tâm với những tờ giấy vệ sinh mỏng manh này, bạn có thể dùng cách khác. Kiểm tra những vật dụng dùng một lần nhưng có khả năng thấm hút xung quanh bạn như bông cotton, gạc y tế... đó sẽ là lõi "băng vệ sinh tạm thời" cho bạn đấy. Nếu không, chiếc khăn tay hay đôi vớ sạch cũng là một ý tưởng không tồi. Có lõi rồi, làm gì tiếp theo? Lại phải nhờ đến "cô bạn giấy vệ sinh" chứ sao, quấn giấy quanh lõi, tạo thành hình dạng như miếng băng vệ sinh thật sự nhé. Sau đó, nhẹ nhàng đặt chúng vào quần lót ở vị trí bạn hay đặt băng vệ sinh, tiếp tục dùng giấy vệ sinh quấn như cách đầu tiên, và nhớ cố định bằng nút thắt dưới đáy quần lót nhé. Giờ thì vô tư chạy bay đi mua băng vệ sinh ngay và luôn đi chị em ơi!


Cả hai cách trên đều giúp bạn "chữa cháy" kịp thời cho những lúc "chị nguyệt không mời mà tới". Nhưng mà cả hai cách này đều có vẻ khá hao giấy vệ sinh nhỉ. Thế nên các chị em ơi, hãy nhớ luôn thủ sẵn "bánh mì" trong giỏ xách để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nghen.


Tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề