Công cụ để nghiên cứu Marketing la gì

Để lập một chiến lược Marketing hiệu quả chúng ta cần hiểu thị trường và hiểu khách hàng. Ngoài các bước nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng thì bước nghiên cứu Marketing cũng cực kỳ quan trọng. Vậy thì nghiên cứu Marketing là gì? và làm thế nào để nghiên cứu Marketing hiệu quả? Hãy cùng chúng mình khám phá những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.

Nghiên cứu Marketing là gì?

Nghiên cứu Marketing tập hợp những hoạt động tìm kiếm, phân tích, giải thích những thông tin cụ thể xoay quanh khách hàng, làm thỏa mãn khách hàng. Việc hiểu biết những thông tin về khách hàng sẽ phục vụ cho những quyết định Marketing cụ thể.

Mục đích quan trọng nhất của nghiên cứu Marketing là để chúng ta hiểu khách hàng hơn, từ đó đưa ra quyết định Marketing chính xác. Trong trường hợp đã tiến hành nghiên cứu Marketing nhưng bạn vẫn chưa hiểu khách hàng của bạn là ai, là đối tượng như thế nào, thì chắc chắn bước nghiên cứu Marketing của bạn đã thất bại.

Khóa học Marketing Foundation - Marketing căn bản cho người mới bắt đầu

2 bước nghiên cứu Marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định nhu cầu thông tin 

Nếu chưa hiểu khách hàng, bạn cần xác định được chưa hiểu chỗ nào, cần những thông tin gì để hiểu, cần hỏi ai, cần hỏi những câu gì để hiểu, nên tìm thông tin ở đâu….

Có câu nói rằng “Đặt được câu hỏi đúng tức là ta đã có 50% câu trả lời”. Vì vậy cách đặt câu hỏi để khai thác thông tin, xác định nhu cầu là rất quan trọng. Để xác định nhu cầu thông tin chúng ta có 3 phương pháp như  sau:

Phỏng vấn quản lý/chủ doanh nghiệp

Một trong những cách xác định thông tin dễ nhất đó là đặt câu hỏi trực tiếp với quản lý/chủ doanh nghiệp. Xem họ đang cần biết điều gì từ thị trường, từ khách hàng, hay họ đang băn khoăn trăn trở điều gì, còn thiếu thông tin gì để ra quyết định. 

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm đó là một số quản lý/chủ doanh nghiệp cũng không chắc họ muốn biết điều gì, hoặc họ đưa ra rất nhiều mong muốn mà không biết rằng có những thông tin rất khó mà lấy được, hoặc vô cùng đắt mà không cần thiết. Vì vậy khi dùng cách này bạn cần phải bản lĩnh để chậm lại, kiểm chứng mọi thứ rồi hỏi thêm nhiều người khác, đừng “lao đầu” làm theo 100% lời cấp trên.

Tự xác định dựa trên mô hình và kinh nghiệm

Đây là cách chúng ta dựa vào mô hình kinh doanh và kinh nghiệm các nhân để xác định thông tin. 

Ví dụ như môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, sơ đồ sản phẩm thị trường,… những yếu tố này cũng được xem như là mô hình để chúng ta dựa vào và xác định thông tin.

Nếu làm lâu năm trong nghề này, bạn hãy áp dụng những kinh nghiệm mà bạn đã đúc kết được rằng: trong tình huống này ta cần thông tin gì? không cần thông tin gì? 

Cân nhắc chi phí và lợi ích mà thông tin mang lại

Lưu ý: Cần làm rõ những thông tin thật sự cần với những thông tin có được trong khả năng.

Vì kiểu gì cũng sẽ có những thông tin chúng ta cần nhưng lại không thể có được. Ví dụ như thông tin tháng tới đối thủ của bạn sẽ tung ra chương trình khuyến mãi bao nhiêu phần trăm. Rõ ràng thông tin này chúng ta rất cần nhưng không thể nào lấy được.

Thị trường mục tiêu là gì? 5 bước xác định thị trường mục tiêu cực đơn giản

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Sau khi đã xác định rõ ràng xem mình cần hiểu cái gì, tìm cái gì, chúng ta sẽ thu thập dữ liệu để giải quyết nhu cầu thông tin đó.

Có 2 kiểu dữ liệu cần thu thập đó là: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu tự chúng ta thu thập dựa trên mục đích của chính mình 

Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu đã được tổng hợp từ người khác vì mục đích khác, nhưng đâu đó vẫn có liên quan đến vấn đề của ta và mang lại lợi ích cho chúng ta. Trong dữ liệu thứ cấp chúng ta có thể chia ra thành 2 loại:

- Dữ liệu nội bộ: dữ liệu do các bộ phận khác thu thập về, cũng có thể do những đồng nghiệp đã làm trước đó để lại. Dữ liệu nội bộ bao gồm:

  • Dữ liệu kinh doanh: doanh thu, lượt khách, số đơn hàng, giá trị giỏ hàng, trung bình hóa đơn, khách hàng quay lại,… Những số liệu này có thể xin từ bộ phận kinh doanh, tài chính.
  • Dữ liệu vận hành: hàng bán, hàng tồn, lịch hàng về, lịch sản xuất,… Những dữ liệu này có thể xin từ bộ phận kho, nhà máy. Những thông tin này vô cùng quan trọng hỗ trợ cho việc chạy chương trình khuyến mại để kéo sự thu hút của khách hàng hoặc để đẩy hàng tồn đi.
  • Số liệu Marketing: lịch chương trình khuyến mại, chi phí Marketing, kết quả Marketing,… Những dữ liệu này được lưu trữ sẵn trong bộ phần Marketing.
  • Dữ liệu khách hàng: hồ sơ, phản hồi của khách hàng,… Những dữ liệu này có thể xin từ bộ phận chăm sóc khách hàng, công nghệ thông tin.

=> Việc lấy dữ liệu từ nội bộ có ưu điểm đó là rất nhanh, dễ dàng lấy được và không mất tiền mua. Tuy vậy, việc lấy dữ liệu từ nội bộ cũng có nhược điểm đó là chưa đủ để phục vụ mục đích, lỗi thời, đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ để thu thập và duy trì.

- Dữ liệu bên ngoài: Với dữ liệu thứ cấp đến từ bên ngoài doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện thu thập bằng các phương pháp sau:

  • Sắp xếp nguồn lực chủ động để theo dõi trên internet và các phương tiện truyền thông về: thị trường, đối thủ, các bình luận của khách hàng, các khảo sát nghiên cứu chuyên môn từ các bên thứ 3. 
  • Tham dự sự kiện, hội thảo, triển lãm,… có liên quan.

=> Việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài có ưu điểm đó là phạm vi rộng hơn và chủ động hơn dữ liệu nội bộ nên sẽ cung cấp nhiều thông tin và góc nhìn khách quan hơn, đặc biệt là về thị trường và ngành.

Tuy vậy việc này cũng có nhược điểm đó là nhiều thông tin gây nhiễu, ít giá trị, gây tốn nguồn lực tìm kiếm, nghiên cứu, chọn lọc dữ liệu và phải theo dõi thường xuyên để kịp thời cập nhật. Báo cáo chuyên sâu có thể đắt tiền mà vẫn không giải quyết triệt để nhu cầu thông tin của doanh nghiệp.

Marketing tool là gì? 6 loại Marketing tool mà mọi Marketer nhất định phải biết

Kết luận 

Trên đây là các phương pháp nghiên cứu Marketing mà có lẽ bạn sẽ cần để tiến hành nghiên cứu Marketing, từ đó đưa ra quyết định chính xác. Nếu bạn muốn trau dồi kiến thức về Marketing, xây dựng nền móng Marketing vững chắc thì hãy đăng ký ngay khóa học Marketing Foundation của chúng mình nhé. Đây là khóa học được xây dựng dựa trên quy trình Marketing thực tế tại các Tập Đoàn - Công ty lớn, là những kiến thức nền tảng mà bất kỳ người làm Marketing nào đều phải biết nếu muốn phát triển lâu dài trong ngành Marketing. Bên cạnh đó khóa học còn có những case study thực tế giúp bạn hiểu rõ cách triển khai các chiến lược Marketing. Tham gia khóa học Marketing Foundation ngay hôm nay để nắm vững những kiến thức Marketing căn bản nhất bạn nhé.

Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Marketing

Công cụ nghiên cứu thị trường, đối thủ đưa ra những kết quả phân tích chuyên sâu về xu hướng, hành vi của người dùng, các chiến lược, thách thức, cơ hội,… để từ đó đưa ra những chiến lược, kế hoạch Marketing đúng đắn. Thế nhưng làm sao để có được các những nguồn thông tin đáng tin cậy? 

Dưới đây là 12 công cụ nghiên cứu sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thu thập dữ liệu.

1. Công cụ nghiên cứu so sánh, đối chiếu

Đúng như tên gọi, đây là các công cụ dùng để so sánh và đối chiếu trên các nền tảng: website, social media,… Thông qua đó, bạn có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thiết lập mô hình SWOT, rút ra các thông tin phù hợp cho phát triển sản phẩm hoặc xây dựng chiến lược cạnh tranh, chiến lược truyền thông.

1.1 Google Trends

Google Trends là công cụ giúp bạn tìm kiếm được xu hướng, sự phổ biến chủ đề dựa trên các lượt tìm kiếm, sự quan tâm của mọi người trong thời gian thực,… Đây còn là công cụ cho phép người dùng xem tần suất các từ khóa, chủ đề, cụm chủ đề truy vấn trong một thời gian cụ thể.

Lợi ích của việc sử dụng công cụ nghiên cứu Google Trends:

  • Tạo và tối ưu hoá nội dung xu hướng theo thời gian 
  • Tìm chủ đề theo xu hướng để bao quát
  • Đảm bảo mức độ phổ biến, không làm lệch lượng tìm kiếm của từ khoá
  • Đánh giá nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ ở các khu vực cụ thể
  • Xác định nguyên nhân của việc giảm lưu lượng truy cập tự nhiên
  • Tìm được các từ khoá dài
  • Xác định xem một chủ đề có tốt hơn cho video

1.2 Simply Measured – Công cụ nghiên cứu mạng xã hội

Với công cụ này các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, Google+, Youtube, Linkedin, Pinterest… đều có thể phân tích được. Simply Measured cho phép bạn phân loại khách hàng mục tiêu từ đó có được tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. 

Một số báo cáo mà công cụ này có thể cung cấp cho bạn bao gồm:

  • Lượng Follower trên Twitter [Twitter Follower Report]
  • Phân tích dịch vụ khách hàng của bạn trên Twitter [Twitter Customer Service Analysis]
  • Báo cáo về Fanpage Facebook [Facebook Fan Page Report]
  • Phân tích nội dung Facebook [Facebook Content Analysis]
  • Phân tích mức độ cạnh tranh trên Facebook [Facebook Competitive Analysis]
  • Báo cáo Insights Facebook [Facebook Insights Report]
  • Báo cáo về người dùng trên Instagram [Instagram User Report]
  • Báo cáo về lượng truy cập thông qua mạng xã hội [Social Traffic Report]
  • Báo cáo về nguồn lượng truy cập [Traffic Source Report]
  • Báo cáo về chất lượng page Google+ [Google+ Page Report]

1.3 Similar Web – Công cụ phân tích đối thủ

Similar Web cho phép bạn phân tích toàn diện website, mô tả một bức tranh chân thực nhất về thị trường kỹ thuật số. Thông qua đó, cho phép người dùng có được thông tin sâu hơn về mỗi website và so sánh chúng lại với nhau.

Similar sẽ cho phép bạn thu thập những thông tin sau:

  • Nguồn lưu lượng truy cập của website
  • Xác định thông tin về nguồn truy cập
  • Cung cấp thông tin về quốc gia truy cập
  • Thông tin về lưu lượng theo truy vấn tìm kiếm
  • Lưu lượng vào và ra trên website
  • Lưu lượng truy cập của quảng cáo trả phí
  • Phân tích, đánh giá nội dung website
  • Phân tích hành vi khách hàng 
  • Tín hiệu liên kết với mạng xã hội
  • Thống kê các website tương tự cùng lĩnh vực

1.4 Google Alert – Công cụ kiểm soát lượng mentions

Đây là công cụ vốn đã rất quen thuộc với các SEOers trên toàn thế giới. Nền tảng được phát triển bởi Google với mục đích thông báo người dùng về trang web mới, blog mới và các bài viết tương ứng với từ khoá tìm kiếm của người dùng.

Google Alert mang đến cho người dùng:

  • Kiểm tra lượng mentions từ khoá
  • Kiểm soát lượng mentions mạng xã hội
  • Kiểm tra backlink của các đối thủ

2. Các công cụ nghiên cứu, tổng hợp toàn cầu và khu vực

2.1 Index Mundi

Một trang web tổng hợp tất cả thông tin về nhân khẩu học, môi trường, kinh tế và rất nhiều đầu mục khác. Website này cung cấp các thông tin hoàn toàn mới và liên tục được cập nhật từ các nguồn chính thống như: CIA World Factbook và UN Data.

Tuy nhiên, nếu cần so sánh đối chiếu và xem chi tiết hơn thì bạn nên xem nguồn gốc.

2.2 Statista

Website tổng hợp các nội dung nghiên cứu và các visualize các kết quả sẽ được tổng hợp thành dạng biểu đồ tiện lợi hơn cho các bạn tham gia thuyết trình. 

Thông tin tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, vị trí, quốc gia đều được tổng hợp.

2.3 Internet live Stats

Nếu bạn đang cần tìm kiếm những thông tin tổng quan về internet và các nền tảng thì hãy dùng Internet Live Stats. Đặc biệt thông qua công cụ này, bạn sẽ biết được mỗi giây có thêm bao nhiêu người dùng internet, bao nhiêu website mới, bao nhiêu email được gửi đi, số lượt tìm kiếm trên Google, số lượng lượt xem trên youtube,…

2.4 World bank Data

Tổ chức ngân hàng thế giới là nơi lưu trữ tất cả các nguồn dữ liệu về dân số, tài chính, kinh tế của Việt Nam và các quốc gia trên toàn thế giới.

World Bank được cập nhật thông tin đầy đủ cho phép bạn tải thông tin dưới dạng Excel hoặc CSV. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tính năng tạo biểu đồ, đồ thị để có thể xem dữ liệu một cách trực quan hơn.

Với 8 công cụ nghiên cứu đối thủ, thị trường trên hi vọng sẽ giúp ích cho các Marketer trong quá trình thu thập dữ liệu để đưa ra các chiến dịch Marketing tốt nhất cho doanh nghiệp.

2
0

10

10

20

Video liên quan

Chủ Đề