Công trình công công là những công trình gì

Công trình công cộng, còn gọi là công chính, là một trong hai thể loại lớn, của công trình dân dụng, để phục vụ cho nhu cầu dân sinh như: nhà công cộng, công trình hạ tầng giao thông, không gian công cộng, công trình dịch vụ công ích,... của toàn bộ cộng đồng dân cư.

1.

Công trình công cộng bao gồm bất kỳ dự án nào liên quan đến việc xây dựng, bảo trì, phục hồi, thay đổi.

Public construction consists of any matter relating to the construction, maintenance, rehabilitation, alteration.

Khái niệm đất công cộng đơn vị ở được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Vậy đất công cộng đơn vị ở là gì?

1. Đất công cộng và đơn vị ở là gì?

Để hiểu rõ khái niệm “đất công cộng đơn vị ở là gì?", trước tiên chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm liên quan là “đất công cộng” và “đơn vị ở”.

Đất công cộng là diện tích đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng phục vụ cuộc sống của người dân. Những công trình này có thể kể đến như: y tế, giáo dục, giao thông, văn hóa, thể thao, trụ sở hành chính….

Đây là các dự án được xây dựng bằng ngân sách quốc gia hay sử dụng nguồn vay của Chính phủ theo đúng chính sách của Nhà nước.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD giải thích:

“Đơn vị ở là khu chức năng cơ bản của đô thị chủ yếu phục vụ nhu cầu ở bao gồm: Các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ - công cộng, cây xanh công cộng phục vụ cho nhu cầu thường xuyên, hàng ngày của cộng đồng dân cư; đường giao thông [đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở] và bãi đỗ xe cho đơn vị ở”.

Theo đó, cấu thành một “đơn vị ở” sẽ phải có hệ thống công trình dịch vụ, công trình kèm theo như giáo dục [trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở], y tế, văn hóa thể thao, thương mại [chợ] để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của cư dân.

Cũng tại Quy chuẩn này, một đơn vị ở sẽ có quy mô dân số tối đa là 20.000, tối thiểu là 4.000 người [khu đô thị miền núi là 2.800 người].

Như vậy, dựa theo khái niệm về “đất công cộng” và “đơn vị ở”, có thể hiểu đơn giản về khái niệm “đất công cộng đơn vị ở” như sau:

Đất công cộng đơn vị ở là diện tích đất để xây dựng các công trình công cộng trong một đơn vị ở; dùng để xây dựng các công trình y tế, văn hóa, dịch vụ, hành chính đáp ứng nhu cầu thường xuyên của cư dân trong đơn vị ở, bao gồm: siêu thị, cửa hàng, chợ, trụ sở bưu điện, thư viện, trạm y tế, văn hóa nhà ở, trụ sở quản lý hành chính của các đơn vị, …

Đất công cộng đơn vị ở là gì? [Ảnh minh họa]

2. Quy chuẩn quy hoạch xây dựng đất công cộng đơn vị ở thế nào?

2.1 Diện tích đất đơn vị ở

Theo quy định, diện tích tối thiểu của đất đơn vị ở là 8m2/người. Diện tích đất đơn vị ở tính theo tổng diện tích toàn bộ đô thị nằm dưới 50m2/người.

Tuy nhiên, đối với những khu đô thị thuộc trường hợp đặc biệt, như các khu đô thị phục vụ mục đích du lịch, những khu đô thị thuộc các vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ... thì tiêu chí sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Các dự án được thực hiện theo quy hoạch khi chưa đủ quy mô dân số để hình thành nhóm nhà ở hoặc đơn vị ở, thì vẫn phải đảm bảo các tiêu chí về đất công cộng và cây xanh cấp nhóm nhà ở, đơn vị ở; hoặc phải chứng minh được khả năng sử dụng chung với các khu vực lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

2.2. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu trồng cây xanh

Theo quy định tại Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019 BXD thì:

  • Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trọng đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m²/người. Đất cây xanh công cộng trong đơn vị ở, nhóm nhà ở phải được dành tối thiểu 25% diện tích để quy hoạch sân chơi, sân thể thao và các hoạt động giải trí ngoài trời.
  • Mỗi đơn vị ở phải có một vườn hoa với tổng diện tích tối thiểu 5.000m² để phục vụ cho cư dân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
  • Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính tối đa không quá 300m.

2.3. Các khu vực được sử dụng hỗn hợp

Các khu vực được sử dụng hỗn hợp là khu vực đất được sử dụng cho các mục đích khác nhau, cụ thể khu vực kết hợp cả đất ở và đất kinh doanh. Các khu vực này có quy chuẩn riêng, dựa vào tỷ lệ sàn được sử dụng cho mỗi loại đất.

Trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình xây dựng không thuộc đơn vị ở như đường giao thông, tuy nhiên đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở.

Công trình công cộng [tiếng Anh: Public works] thường được cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng bằng ngân sách của quốc gia hay là sử dựng nguồn vốn vay của chính phủ. Ngoài ra cũng có thêm các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.

Hình minh hoạ [Nguồn: konstella]

Công trình công cộng

Khái niệm

Công trình công cộng trong tiếng Anh được gọi là Public works.

- Công trình công cộng là một trong những thể loại nhà ở phục vụ cho các nhu cầu dân sinh [công sở, bệnh viện, trường học]. Công trình công cộng thường được cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng bằng ngân sách của quốc gia hay là sử dựng nguồn vốn vay của chính phủ. Ngoài ra cũng có thêm các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.

- Công trình công cộng là các công trình được xây dựng bằng ngân sách của chính phủ như đường xá, cầu cống, bến cảng, bệnh viện, hệ thống thoát nước...

Keynes cho rằng chính phủ cần thực hiện các khoản chi tiêu cho công trình công cộng, đặc biệt trong thời kì suy thoái, để giảm nhẹ vấn đề thất nghiệp và kích thích tổng cầu thông qua hiệu ứng nhân tử.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Công trình công cộng để phục vụ cho nhu cầu dân sinh như: nhà công cộng [công sở, bệnh viện, trường học, văn hóa [bảo tàng, nhà hát], nhà thi đấu thể thao, dịch vụ tài chính [ngân hàng], thương mại [siêu thị], bảo hiểm, dịch vụ lưu trú ngắn [khách sạn, kí túc xá]].

Công trình hạ tầng giao thông [đường bộ, đường sắt, cầu, cống, kênh, cảng, nhà ga, sân bay], không gian công cộng [quảng trường, công viên, bãi biển].

Công trình dịch vụ công ích [mạng cấp điện, cấp thoát nước, mạng viễn thông, thủy điện, thủy lợi [đê, đập]]..., của toàn bộ cộng đồng dân cư [xã hội].

Công trình công cộng thường được chính quyền [chính phủ hay chính quyền địa phương] đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách quốc gia hoặc nguồn vốn vay của chính phủ.

Nhưng các công trình công cộng cũng vẫn có thể được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng bằng những nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Các công trình công cộng

  1. Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các cấp; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kĩ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác;
  1. Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương; các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực; trạm y tế, nhà hộ sinh; nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; các cơ sở y tế khác;
  1. Công trình thể thao: Công trình thể thao ngoài trời, công trình thể thao trong nhà và công trình thể thao khác;
  1. Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác;

Các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, tượng đài ngoài trời và các công trình khác có chức năng tương đương; pa nô, biển quảng cáo độc lập;

đ] Công trình tôn giáo, tín ngưỡng

- Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo;

- Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác;

  1. Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc: Công trình đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp;

Trung tâm thương mại, siêu thị; chợ; cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tương tự khác; nhà phục vụ thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin;

  1. Nhà ga: hàng không, đường thủy, đường sắt; bến xe ô tô; cáp treo vận chuyển người;
  1. Trụ sở cơ quan nhà nước: Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, nhà làm việc của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

[Tài liệu tham khảo: Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Việt Nam Finance. Ngân hàng Pháp luật. Kiến trúc sư Việt Nam]

Chủ Đề