Công văn số 994 vkstc-v3 ngày 09 4 2023 năm 2024

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 48/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 06/10/2022. Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: [028] 7302 2286 Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM; Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;

Tình tiết giảm nhẹ [TTGN] trách nhiệm hình sự là tình tiết của vụ án hình sự có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng. Các TTGN trách nhiệm hình sự được quy định chi tiết từ điểm a đến điểm x tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, là một trong những căn cứ mà Tòa án phải xem xét khi quyết định hình phạt. Nghiên cứu các TTGN này có thể thấy, rất nhiều các TTGN được nhà làm luật kế thừa từ các TTGN trách nhiệm hình sự được quy định từ điểm a đến điểm s tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 [sửa đổi, bổ sung năm 2009], và trong nhiều các TTGN đó được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng trong một số nghị quyết, như: Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP, ngày 04/8/2000, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999; Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, với các TTGN chưa được hướng dẫn cụ thể thì thực tiễn áp dụng vẫn còn có nhiều cách hiểu, vận dụng khác nhau, trong đó có TTGN “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999.

Trong thời gian vừa qua, một số Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đề nghị hướng dẫn việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật hình sự. Sau khi đã trao đổi, tiếp thu hướng dẫn của Viện Khoa học xét xử [Tòa án nhân dân tối cao] và Viện Khoa học kiểm sát, trong khi chờ Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Lãnh đạo các cơ quan tư pháp Trung ương có hướng dẫn, Vụ THQCT và KSXX hình sự có ý kiến như sau:

1. Về tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” [điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự].

Sửa chữa, bồi thường và khắc phục là ba khái niệm có nội dung khác nhau, cụ thể: sửa chữa là chữa lại những cái bị hư hỏng; bồi thường là đền bù lại những thiệt hại mà mình gây nên cho người khác; khắc phục hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt hại này không thể bồi thường hay sửa chữa được. Như vậy, điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự quy định có ba tình tiết giảm nhẹ là người phạm tội tự nguyện sửa chữa thiệt hại, người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại, người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả chứ không phải chỉ là một tình tiết giảm nhẹ. Do tính chất của ba tình tiết này gần giống nhau nên được quy định trong cùng một điểm.

2. Về tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” [điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự].

Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là hai khái niệm có nội dung khác nhau, cụ thể: Thành khẩn khai báo là không khai gian dối một điều gì có liên quan đến hành vi phạm tội; ăn năn hối cải là trường hợp sau khi phạm tội, người phạm tội cảm thấy bị cắn rứt, giày vò lương tâm về những việc mình làm, hối hận và muốn sửa chữa sai lầm. Như vậy, điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự quy định có hai tình tiết giảm nhẹ là người phạm tội thành khẩn khai báo và người phạm tội ăn năn hối cải chứ không phải chỉ là một tình tiết giảm nhẹ.

3. Về tình tiết “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” [điểm g khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự].

Khái niệm “Chưa gây thiệt hại” và “Gây thiệt hại không lớn” đều nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. “Chưa gây thiệt hại” là trường hợp hậu quả vật chất do hành vi phạm tội chưa xảy ra trên thực tế như trộm cắp chưa lấy được tài sản, chưa chuyển dịch tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản. Nếu đã dịch chuyển tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản mà bị quần chúng phát hiện, đuổi theo và bị bắt quả tang hay được cơ quan điều tra thu hồi trong quá trình điều tra thì không thuộc trường hợp “Chưa gây thiệt hại”.

“Gây thiệt hại không lớn” là trường hợp đã có thiệt hại xảy ra nhưng thiệt hại đó không lớn hơn so với mức bình thường. Khi xác định hậu quả như thế nào là bình thường cần căn cứ vào các quy định cụ thể của từng loại tội phạm, đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm, thiệt hại cụ thể đã gây ra cho người bị hại và cho xã hội [cả thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất] trong từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là ý kiến của Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử hình sự, xin thông báo để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa tham khảo, vận dụng ./.

Chủ Đề