Cong văn xin rut cont do ha nham bai năm 2024

Thủ tục rút container hàng xuất ra khỏi cảng [Đối với trường hợp xuất hàng lỗi, không xuất hàng nữa hay đổi hãng tàu]:

Bước 1: Email cho lines: Xin lấy hàng ra cảng, không xuất nữa, dừng việc load Bước 2: Làm công văn gửi Hải quan; LINES; cảng -Lines đóng dấu xác nhận đồng ý cho khách hàng kéo hàng về kho; -Kiểm tra xem cont nằm ở Ter A hay B…..và đến Trưởng Ter xác nhận cont còn ở Ter;

-Giám sát bãi [GSB] xác nhận xóa đã qua khu vực giám sát lên CV -Photo công văn; Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất [ĐKTX] + Phiếu xác nhận cho xóa sổ tàu, bạn nhớ ghi cam kết vào công văn “Tôi tên ………, công ty, cmnd số yêu cầu ĐKTX xóa sổ tàu, tôi cam kết chịu trách nhiệm việc yêu cầu xóa sổ, ngày tháng năm, ký tên, điện thoại”; Đội ĐKTX xác nhận lên CV. lớp kế toán thực hành -Mang CV đến GSB làm tờ trình; trình lãnh đạo đội; cục ký; -Mang CV; Tờ trình qua “trực ban” xác nhận. -Photo CV; tờ trình [4 bộ] đưa “trực ban” đóng dấu giáp lai photo. -Đưa thương vụ cho EIR -Mang CV gốc; tờ trình; EIR đưa cho GSB làm BBBG [nếu DN đăng ký HQ ngoài cửa khẩu, còn đăng ký ở Cát Lái thì kiểm luôn] -Cầm EIR; seal; CV photo có giáp lai của “trực ban”, Tờ Trình; BBBG đưa cho giám sát cổng đóng dấu.

Bước 3: Đưa phiếu EIR cho tài xế kéo cont về kho.

Bước 4: Sau khi kiểm hóa tại Công ty [Trường hợp khai hải quan ngoài cửa khẩu], HQ làm BBBG để kéo cont xuống cảng Cát Lái xuất tiếp

\==========================================

Anh/chị cần tư vấn thuế suất nhập khẩu, thuế GTGT, hướng dẫn hồ sơ xin GPNK, hỗ trợ thủ tục nhập khẩu và vận chuyển EXW, FOB hàng TTBYT, TPCN vui lòng liên hệ em để được hỗ trợ nhé ạ!!!

Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mình, bạn phải nhập hàng từ nhiều nguồn xuất khẩu và nhiều cách vận chuyển hàng khác nhau, đặc biệt là mua bán quốc tế. Trong đó, có thể sử dụng cách RÚT RUỘT HÀNG CONTAINER TẠI CẢNG rồi mới vận chuyển về doanh nghiệp mình.

Nhưng trên thực tế, mua bán hàng hóa quốc tế, vấn đề chuyển quyền sở hữu hàng hóa là hết sức phức tạp và nhạy cảm. Nó liên quan rất nhiều tới trách nhiệm xử lý rủi ro về hư hỏng, mất mát hàng hóa, về quyền được bảo đảm thanh toán tiền bán hàng cũng như về quyền khởi kiện với người vận tải, hoặc quyền về định đoạt hàng hóa của bên bán khi bên mua lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Vấn đề này chủ yếu chỉ được quy định trong các điều luật quốc gia, chứ ít khi được đề cập trong luật quốc tế.

TUY NHIÊN, RÚT RUỘT HÀNG CONTAINER tại cảng vẫn là một trong những phương án được rất nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn để lấy hàng về khi gặp một số vấn đề về việc dỡ hàng xuống tại kho như:

  • Kho không có không gian để có thể cho xe container vào tận nơi [bị vướng các công trình trên đường đi, đường nhỏ hẹp …]
  • Kho không có thiết bị để rút hàng khỏi container. Một số hàng thường sử dụng phương án này như: thép cuộn, máy móc, thiết bị
  • Một công hàng nhưng được chia ra giao nhiều địa điểm khác nhau.
  • Lý do khác: An toàn cho hàng hoá, an toàn lao động, người mua hàng muốn xem hàng thực tế tại cảng…

Sau đây tôi xin chia sẽ một số thông tin dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy like và chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé. ❤ ❤ ❤ ❤ ❤

Cảng Cát Lái là một trong những cảng có sản lượng container thông qua lớn nhất cả nước và việc đóng rút hàng tại đây khá phổ biến. Có thể đóng rút hàng lạnh, hàng khô.

Quy trình D&T đóng rút hàng khô tại Cát Lái. Cát Lái có hai bãi rút ruột là bên bãi Cát Lái và bên bãi Phú Hữu.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Tờ khai hàng nhập [Customs Decleration]
  • Mã vạch
  • Công văn xin rút hàng tại cảng
  • Lệnh giao hàng [D/O]

Tuy là 2 cảng khác nhau nhưng quy trình rút ruột đều giống nhau như sau:

B1. Đăng ký làm thủ tục rút ruột

Đăng ký làm thủ tục rút ruột

  • Đăng ký hàng rút ruột tại hãng tàu: đây là việc quan trọng nhất tránh tình trạng phải chạy lên chạy xuống để xin dấu hãng tàu.
  • Xin xác nhận của hải quan giám sát cổng về việc hàng sẽ không niêm phong khi ra khỏi cảng. Hải quan giám sát sẽ đóng dấu lên D/O của hãng tàu.
  • Đăng ký thủ tục tại điều độ bãi [Đăng ký chuyện bãi, làm phiếu điều động công nhân, làm phiếu tải, làm phiếu cắt seal] và đóng tiền.

B2. TIẾN HÀNH RÚT RUỘT

Sau khi có thông tin container đã về bãi thì nhân viên giao nhận mang phiếu điều động công nhân gặp người phụ trách, trên phiếu điều động sẽ có số điện thoại người thực hiện.

Sau khi thống nhất được thời gian cụ thể để tiến hành rút ruột thì nhân viên giao nhận nên cho phương tiện vận tải đậu vị trí thích hợp nhất để thuật tiện cho việc rút hàng ra khỏi container.

Nhân viên giao nhận phải liên hệ với công nhân cắt seal trước rồi mới tiến hành rút ruột được. Việc rút hàng ra khỏi container sẽ được người phụ trách đưa ra phương án.

B3. Làm các thủ tục sau khi rút ruột

Sau khi rút hàng lên phương tiện vận tải điều đầu tiên là phải kiểm container để trả container lại cho hãng tàu. Nhân viên giao nhận phải liên hệ với công nhân kiểm container của cảng để kiểm tra.

Khi có phiếu kiểm container thì quay trở vào phòng điều phối bãi để làm thủ tục cho hàng ra khỏi cảng. Các thủ tục cần làm gồm:

  • Làm phiếu eir hạ container: Phiếu này có 4 liên: Người điều động bãi sẽ giữ liên đầu tiên còn 3 liên còn lại: Xanh, đỏ, vàng. Tài xế dùng liên vàng để rời khỏi cảng, liên màu đỏ là để lấy cược hãng tàu, liên màu vàng là lưu hồ sơ.
  • Đóng cược sửa chữa nếu phát sinh.

B4. Chốt hồ sơ và lấy cược hãng tàu

Những lưu ý để bạn rút Kinh nghiệm từ đóng rút hàng tại Cát Lái gồm:

  1. Làm mail yêu cầu chuyển container về bãi rút ruột trước nếu đã có phương án từ đầu
  2. Nên rút ruột ở bãi Phú Hữu vì bãi rộng có thể tiến hành nhanh hơn bãi khu nhà kiểm hoá
  3. Nên tiến hành trong buổi sáng khi lượng phương tiện ít và tránh tình trạng bị neo qua ngày.
  4. Kiểm tra kỹ seal trước khi cắt seal. Vì nếu cắt xong seal bị sai thì hàng hoá có vấn đề gì thì bên dịch vụ sẽ phải chịu trách nhiệm
  5. Tìm hiểu về hàng trước để khi rút hàng ra khỏi container tránh các tai nạn xảy ra.

Như bạn biết đó, từ chuyện mất hàng, thiếu hàng khi giao cho đối tác đã nảy sinh ra nhiều tranh chấp thương mại khác. Và hậu quả là, không chỉ bị thiệt hại về kinh tế, các doanh nghiệp còn bị mất uy tín với bạn hàng…

Để chủ động phòng tránh rủi ro, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi ký hợp đồng cần đàm phán và quy định rõ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Không ghi chung chung là “bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu bằng container”…, mà cần quy định rõ ràng là bảo hiểm hàng hóa chứa trong container xuất khẩu/ nhập khẩu, loại hàng, số lượng quy định nếu hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển. Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong container từ nhà máy đến cảng, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của bên vận chuyển để có cơ sở khởi kiện và đòi bồi thường trong trường hợp bị mất hàng trong container trong quá trình vận chuyển…

Chủ Đề