Cúng ông táo xong khi nào đốt giấy năm 2024

Theo quan niệm dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, mâm cơm cúng thì bài văn khấn khi đốt vàng mã cho ông Công ông Táo lên chầu trời là thứ không thể thiếu.

Theo quan niệm dân gian, bài văn khấn chính là phương tiện, là cách để con người giao tiếp với thần linh, giao tiếp với ông bà tổ tiên. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên trời báo cáo Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra trong năm vừa qua.

Vào ngày này, các gia đình thường sẽ làm một mâm lễ với bộ vàng mã ông công, ông Táo và mâm cỗ cúng thịnh soạn, một con cá chép để tiễn Táo Quân. Sau khi hương tàn, các gia đình sẽ tiến hành đốt bộ vàng mã ông công, ông Táo.

Dưới đây là bài văn khấn khi đốt vàng mã ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam:

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Vàng mã cúng ông Công, ông Táo được đốt đi sau khi cúng, tùy theo điều kiện, từng gia đình có thể cúng trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Ảnh minh họa

Theo quan niệm cổ xưa, ông Công ông Táo quyết định phước đức cho gia đình. Tùy vào lối sống và cách đối nhân xử thế của mỗi gia đình mà phước đức tích được nhiều hay ít. Vì lẽ đó, việc chuẩn bị lễ cúng luôn được chú trọng để bày tỏ lòng thành kính và xin các Táo báo cáo Ngọc Hoàng điều tốt.

Tùy vào vùng miền, bộ đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo sẽ có những thứ cần chuẩn bị khác nhau. Thông thường, lễ vật gồm có mũ ông Công ba cỗ gồm hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho Táo ông sẽ có thêm hai cánh chuồn, còn mũ của Táo bà thì không. Những chiếc mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lấp lánh và kim tuyến nhiều màu sắc. Đôi khi, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công kèm theo áo và một đôi hia làm bằng giấy.

Ngoài ra, theo phong tục miền Trung, các gia đình chuẩn bị ngựa bằng giấy với yên và cương đầy đủ, còn miền Nam thì đơn giản với đôi hia, mủ, quần áo bằng giấy.

Vàng mã cúng ông Công, ông Táo được đốt đi sau khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Tiếp đó, gia chủ mới lập bài vị mới cho Táo công.

Quá trình cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vậy nên, tùy theo điều kiện, từng gia đình có thể cúng trước đó, cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp [tức 20 tháng 12 dương lịch] đến 23 tháng Chạp.

Trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo nhất định phải có cá chép. Nhiều vùng miền còn cúng cá chép sống với ý nghĩa “cá chép hóa rồng” để đưa các vị Táo về thiên đình. Con cá chép này sẽ phóng sinh [thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng]. Nếu không có thời gian cũng như điều kiện mua cá sống, các gia đình có thể hóa cá chép giấy cùng với vàng mã và các loại tiền âm phủ.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Cho đến nay, phong tục cúng ông Công ông Táo vẫn được gìn giữ và phát huy tốt đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện các nghi lễ cúng đưa một cách chính xác. Dưới đây là những nội dung hướng dẫn hóa vàng và thả cá chép đưa ông Táo về trời mà bạn có thể tham khảo.

Hướng dẫn đưa ông Táo về trời chi tiết, đầy đủ nhất 2023

Từ xưa đến nay, cứ đến ngày 23 tháng Chạp là dân ta lại nô nức tổ chức lễ cúng đưa ông Táo về trời. Lễ cúng ông Công ông táo mặc dù không cần cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo sự trang trọng, chu đáo và thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Bạn có thể nghiên cứu hướng dẫn đưa ông táo về trời chi tiết và đầy đủ trong nội dung sau đây:

Hướng dẫn đốt giấy đưa ông Táo về trời đúng nghi thức

Khi cúng ông Công ông Táo, một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu chính là đốt giấy tờ vàng mã để đưa Táo quân về trời. Khi hương cháy được hết 2/3 là bạn đã có thể bắt đầu đốt vàng mã và thả phóng sinh cá chép sống [nếu có]. Bạn không nên đợi đến khi hương cháy hết vì bởi lẽ khi nén hương tắt cũng là lúc Táo quân lên chầu trời để gặp Ngọc Hoàng và bẩm báo về những chuyện trong gia đạo của năm qua.

Khi đốt giấy tờ vàng mã, bạn cần lưu ý đến những vấn đề quan trọng sau đây:

- Khi đốt vàng mã cần phải thực hiện từ tốn, chậm rãi, vừa đốt giấy tờ vừa đọc bài văn khấn.

- Khi hóa vàng nên chọn những góc sân vườn sạch sẽ. Nếu gia đình ở chung cư thì nên đốt vàng mã ở đúng nơi quy định. Đối với những ngôi nhà ở mặt phố, bạn nên hóa vàng ở lò đốt chuyên dụng của gia đình để tránh gây hỏa hoạn và không làm cho bụi tro bay lung tung trong không khí.

- Khi hóa vàng không nên sử dụng que hay gậy để chọc vì nó có thể làm rách quần áo và nát hết phần tro.

- Khi lửa vẫn đang cháy thì có thể rắc lên trên một ít muối và gạo.

- Không dùng nước để dập lửa khi lửa vẫn còn đang cháy.

Ảnh: Thủ Thuật Phần Mềm

Hướng dẫn thả cá chép đưa ông Táo về trời đúng cách

Dưới đây là những thông tin hướng dẫn thả cá chép đưa ông Táo về trời đúng cách mà bạn có thể tham khảo:

Thả cá chép đưa ông Táo về trời mấy giờ?

Theo phong tục xưa, thời điểm cúng đưa ông Táo về trời thường được thực hiện từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Chạp, tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, lễ cúng ông Công ông Táo không nên muộn hơn 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Bởi lẽ, mỗi năm chỉ có một dịp các Táo lên báo cáo Ngọc Hoàng nên Táo quân cần phải lên chầu đúng giờ. Nếu cúng ông Công ông Táo muộn hơn 23 giờ thì các Táo sẽ không kịp giờ vào chầu.

Để các Táo có thể về chầu trời kịp lúc thì thời điểm thả cá chép tốt nhất nên là trước 13 giờ ngày 23 tháng Chạp. Vậy nên từ tối ngày 22 đến sáng ngày 23 tháng Chạp hàng năm có rất nhiều gia đình thả cá chép tiễn Táo quân về trời.

Năm nay, Tết ông Công ông Táo trúng thứ Bảy ngày 14/1/2023. Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng sẽ được thực hiện vào khoảng 11 giờ đến 13 giờ ngày 23 tháng Chạp. Đây được xem là khung giờ linh thiêng, rất thích hợp để cúng tiễn đưa ông Công ông Táo.

Ảnh: VietnamPlus

Thả cá chép như thế nào mới đúng?

Sau khi hoàn tất cúng cơm đưa ông Táo về trời, việc tiếp theo bạn cần làm chính là đi thả cá. Việc làm này cũng cần phải thể hiện được lòng thành kính của gia chủ và phù hợp với phong tục tập quán của người Việt. Các bước thả cá chép đúng cụ thể như sau:

- Chọn địa điểm thả cá chép phóng sinh được cho phép. Khi mang cá đến nơi thả, bạn nên đựng cá ở trong chậu hoặc túi bóng rồi đến thành ao, hồ nước sạch, không gian rộng rãi và không bị ô nhiễm.

- Trước khi thả cá nên lấy một ít nước ở nơi được lựa chọn để hòa chung với nước ở trong chậu [túi nilon] để cá thích nghi dần.

- Khi thả cá, bạn không nên đứng từ trên cao đổ xuống hay vứt cả túi cá xuống vì như vậy có thể khiết cá chết và khiến môi trường nước bị ô nhiễm. Bạn nên chọn chỗ mép nước gần, nghiêng chậu hoặc túi cá nhẹ nhàng để cá tự quẫy mình và bơi dần vào dòng nước.

- Sau khi thả cá, bạn nên quan sát xem cá đã đi khuất chưa để tránh tình trạng cá bị mắc kẹt hoặc chưa định hướng nên bơi ngược và bị sóng xô dạt lại vào bờ.

Nhìn chung, việc cúng bái và nghi lễ phóng sinh cá chép cần được thực hiện nhanh gọn để sớm đưa cá đi thả. Như vậy, cá sẽ tránh được tình trạng chen chúc ngột ngọt và sợ hãi khi được thả. Bạn cũng cần lưu ý lựa chọn những con cá chép khỏe mạnh để chúng có thể sống được lâu hơn ở môi trường nước lạ.

Ảnh: Gia đình

Không đưa ông Táo về trời có sao không?

Từ xưa đến nay, thờ cúng Táo quân đã trở thành một tập tục, tín ngưỡng dân gian vô cùng đáng quý. Tục lệ này đã bắt nguồn từ xa xưa, khi con người bắt đầu tin rằng, mỗi một lĩnh vực trong đời sống đều sẽ có thần linh cai quản nên việc thờ phụng và cúng bái rất được coi trọng.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một tín ngưỡng dân gian và không có cơ sở khoa học. Vì vậy, tùy thuộc vào quan niệm và lựa chọn của mỗi gia đình mà bạn có thể tiếp tục duy trì phong tục này hoặc không làm theo. Từ xưa, tập tục thờ cúng đã in sâu vào trong tâm thức và lối sống của những người dân và tiếp tục được duy trì cho đến hiện tại.

Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có riêng cho mình một niềm tin và theo đuổi tín ngưỡng mình thấy phù hợp. Tuy nhiên, bạn không được để bản thân trở thành một cuồng tín và không nên thần thánh hóa những điều không có thực.

Bạn hãy thực hiện lễ cúng ông Táo về trời nếu bạn thực tâm thành kín và tin rằng điều này sẽ mang đến những điều may mắn, phước lành cho bản thân và gia đình. Ngược lại, nếu bạn vẫn nửa tin nửa ngờ và chỉ làm mọi thứ vì phong tục dân gian mà không thực lòng tin tưởng thì nên xem xét lại việc này.

Nếu tâm bạn không an tĩnh chỉ làm vì phong tục thì việc cúng ông Công ông Táo và thả cá chép về trời cũng sẽ không mang đến cho bạn những điều may mắn và tốt đẹp như mong muốn.

Cũng có nhiều gia đình không có thói quen cúng đưa ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp nhưng vẫn giữ được cái hồn của phong tục này thông qua việc gìn giữ và chăm sóc cho căn bếp mỗi ngày. Đây cũng được xem là một việc làm tốt đẹp đối với văn hóa của người Việt.

Tóm lại, tùy vào niềm tin tín ngưỡng cá nhân mà bạn có thể chọn cúng đưa ông Công ông Táo về trời hoặc không. Miễn sao lựa chọn mà bạn đưa ra khiến cho bạn và gia đình cảm thấy thoải mái, vui vẻ và bình an là được.

Ảnh: Cleanipedia

Đưa ông Táo ngày 22 được không?

Theo phong tục cổ truyền thì việc cúng ông Công ông Táo phải được thực hiện sớm để các Táo có thể kịp giờ chầu Ngọc Hoàng. Vì vậy, các gia đình có thể lựa chọn cúng đưa ông Táo sớm hơn vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch. Cũng có nhiều gia đình bận rộn lựa chọn cúng đưa ông Táo về trời vào hai ngày 20 và 21 tháng Chạp.

Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, việc cúng đưa ông Táo không nên thực hiện quá sớm. Bởi lẽ, điều này không thể hiện được sự thành tâm của gia chủ, vô tình khiến nó trở thành một việc làm theo lệ. Thêm vào đó, 23 tháng Chạp mới đúng ngày các Táo vào chầu nên việc đưa tiễn táo trong ngày 20 và 21 sẽ khiến các Táo mất công đợi lâu. Và trong thời gian đó, bàn thờ bếp của gia chủ cũng sẽ không có các Táo trông coi.

Ngoài ra, khi cúng ông Táo trước một ngày bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

- Không nên chọn giờ hắc đạo: Ngày 22 tháng Chạp năm nay có những giờ xấu để thực hiện lễ cúng như: Giờ Tý [23h00 - 1h00], giờ Sửu [1h00 - 3h00], giờ Thìn [7h00 - 9h00], giờ Ngọ [11h00 - 13h00], giờ Mùi [13h00 - 15h00] và giờ Dậu [17h00 - 19h00].

- Không cúng tiền âm phủ vì các vị Táo là thần không phải ma quỷ nên khi hóa vàng thì các vị sẽ không nhận.

Đốt giấy cúng rước ông Táo khi nào?

Khi đưa ông Táo xong, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp [hoặc 29 nếu năm đó tháng Chạp không có ngày 30] không đốt nhang cho ông Táo. Ngày rước ông bà về ăn Tết Nguyên đán cũng là ngày làm Lễ rước Đình Phước Thần Táo [Táo quân] trở về, sau đó tiếp tục đốt nhang thờ cúng như bình thường mọi ngày.

cúng ông Táo bao lâu thì đốt vàng mã?

Vàng mã cúng ông Công, ông Táo thường gồm quần áo, hia, tiền âm phủ được đốt đi sau khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Tiếp đó, gia chủ mới lập bài vị mới cho Táo công. Quá trình cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Bộ ông Công đốt khi nào?

Tất cả bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm hia, tiền âm phủ, quần áo đều được đốt đi sau khi thực hiện lễ cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch cùng với bài vị cũ. Sau đó, người trong nhà sẽ lập bài vị mới cho Táo công.

Cúng ông Công ông Táo gồm có những gì?

Mâm cúng ông Táo cơ bản gồm có: gạo, muối, thịt luộc, canh mọc, xôi, chè, hoa quả, trà sen, rượu, cau, lá trầu, hoa đào, hoa cúc, giấy tiền, vàng mã. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng gia đình và nét văn hóa vùng miền thì các món ăn lại có sự thay đổi để phù hợp hơn.

Chủ Đề