Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chế độ chính trị của nước Mĩ là gì

a. Kinh tế

- Công nghiệp: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển châm hơn Mĩ, Đức; xuống hàng thứ ba thế giới.

- Thương nghiệp: dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Tài chính: đầu thế kỉ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến với hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

- Đối ngoại: chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Lược đồ hệ thống thuộc địa Anh

@652514@

a. Kinh tế

- Công nghiệp:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm từ đang từ hàng thế hai thế giới [sau Anh] xuống thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh.

+ Đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- Thương nghiệp: giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

@652379@

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: sau cách mạng năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba ở Pháp được thành lập.

- Đối ngoại: tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.

Lược đồ hệ thống thuộc địa Pháp

3. Đức

a. Kinh tế

- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

- Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.

- Cuối thế kỉ XIX, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.

@652259@

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: Đức theo thể chế liên bang. Ở Đức, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

- Đối ngoại:

+ Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, tích cực chạy đua vũ trang.

+ Giới cầm quyền Đức đòi chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

Lược đồ hệ thống thuộc địa Đức

a. Kinh tế

- Công nghiệp:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua”.

- Nông nghiệp: đạt được những thành tựu lớn, Mĩ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

b. Chính trị - đối nội, đối ngoại

- Chính trị: đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tư sản.

@651973@

- Đối ngoại: tăng cường bành trướng lãnh thổ và thuộc địa ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la.

II. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc [giảm tải]

Trang chủ » Lớp 10 » Lịch sử 10

Câu 2: Trang 182 – sgk lịch sử 10

Hãy cho biết những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Bài làm:

Tình hình kinh tế nước Mĩ:

  • Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.
  • Nông nghiệp: Nông nghiệp Mĩ đạt thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
  • Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.

Tình hình chính trị

  • Đối nội :
    • Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, song đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
    • Thống nhất việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao động, cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài
  • Đối ngoại:
    • Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.[ Đây là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.]
    • Bành trướng khu vực Mĩ-La tinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Từ khóa tìm kiếm Google: tình hình kinh tế nước mĩ cuối thế kỉ 19, tình hình chính trị nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước Anh Pháp Đức Mĩ và sự bành trướng thuộc địa.

Lời giải các câu khác trong bài

Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

Bài 2: Xã hội nguyên thủy

Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – ma

Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Bài 9: Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào

Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

Bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X XV

Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm ở thế kỉ X – XV

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV

Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII

Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII sgk Lịch sử 10 Trang 110

Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII

Bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước 

Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Bài 30: chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Bài 31: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Bài 32: cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

Bài 33: hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

Bài 34: các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Bài 35: các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa – Tiết 1

Bài 35: các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa – Tiết 2

Bài 36: sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Bài 37: Mác và Ăng ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài 38: quốc tế thứ nhất và công xã Pa ri 1871

Bài 40: Lê Nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX

Công nghiệp:

- Sau khi đất nước thống nhất [1871], nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ:

+ Từ năm 1870 đến năm 1900: sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi.

+ Ngành công nghiệp mới: điện, hóa chất,... đạt nhiều thành tựu đáng kể.

+ Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức sản xuất được 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.

- Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Âu, hạng nhì thế giới sau Mỹ do:

+ Thị trường dân tộc thống nhất.

+ Nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá; giàu về sắt [chiếm được vùng An-dát và Lo-ren].

+ Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp [5 tỉ phrăng]

+ Công nghiệp hóa muộn nên sử dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật của những nước đi trước.

+ Nguồn nhân lực dồi dào do dân số tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.

- Trong những năm 1890 – 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163 %. Đến năm 1900, vượt Anh về sản xuất thép.

- Cơ cấu dân cư thành thị với nông thôn thay đổi. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.

- Đặc điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức: sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu, phổ biến là các cácten và xanhđica.

- Tổ chức độc quyền gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính => Ngân hàng cũng tập trung cao độ.

Nông nghiệp:

- Có tiến bộ nhưng chậm chạp do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để, phần lớn ruộng đất ở trong tay quý tộc, địa chủ.

- Sự tồn tại đồng thời việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa và duy trì tàn dư phong kiến.

- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. 

- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. 

- Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

- Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền.

- Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc.

=> Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Video liên quan

Chủ Đề