Bầu 3 tháng đầu có nên ngồi nhiều

Bà bầu ngồi nhiều có sao không? Đối với bà bầu, mọi hoạt động đều rất nặng nề và khó khăn đặc biệt là đi lại và ngồi. Để mọi cử động của mẹ không ảnh hưởng đến bé các mẹ thường phải chú ý rất kỹ từng vấn đề nhỏ nhất, đặc biệt là đối với những mẹ bầu làm văn phòng thường xuyên ngồi nhiều. Vậy bà bầu ngồi làm việc nhiều có ảnh hưởng gì hay không? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ giải đáp thắc mắc này để các mẹ chú ý để không làm ảnh hưởng đến em bé nhé.

  • Chọn mua ghế văn phòng: //hoaphatmiennam.vn/ghe-hoa-phat

1. Sẻ ra sao nếu bà bầu ngồi làm việc nhiều liên tục liệu có tốt hay không?

Bà bầu ngồi nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Đối với bà bầu, việc ngồi một chỗ trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bản thân.

– Gây táo bón, bệnh trĩ

Khi ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài trong thời kỳ mang thai sẽ khiến hệ tuần hoàn máu gặp trở ngại trong khi đối với bà bầu đây là việc rất quan trọng để hoàn tất quá trình trao đổi chất.  Ngồi lâu khiến quá trình tuần hoàn máu bị chậm lại, tĩnh mạch bị tắc, đặc biệt là tĩnh mạch đường hậu môn trực tràng dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai. Nếu táo bón để lâu không chữa trị sẽ dẫ đến bệnh trĩ khi mẹ bầu rất khó chịu và khó khăn khi điều trị bệnh sau này.

– Ảnh hưởng hệ tiêu hóa – Bà bầu ngồi nhiều có sao không

Ngoài việc gây táo bón và trĩ, việc phụ nữ mang thai ngồi quá lâu mà không hoạt động sẽ khiến lượng thức ăn hấp thụ bị đọng lại trong dạ dày tạo sức ép lên đường ruột khiến việc tiêu hóa bị rối loạn. Những lúc như thế này sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, trướng bụng, tiêu hóa kém,… như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng cho thai nhi.

– Bệnh xương sống thắt lưng

Đối với những bà bầu văn phòng, việc ngồi quá lâu sẽ gây nhức mỏi toàn cơ thể khiến đầu đau, sưng phù dẫn đến các bệnh về xương sống. Ngoài ra, việc ngồi lâu sẽ khiến bà bầu bị đau lưng, thể trọng tăng và áp lực đối với lưng và xương sống tăng dẫn đến tình trạng đau xương sống vùng thắt lưng.

2. Bà bầu ngồi như thế nào là đúng? – Bà bầu ngồi nhiều có sao không

Phụ nữ mang thai cần ngồi đúng tư thế.

Trong thời gian thai kỳ, bà bầu nên ngồi dựa thẳng lưng vào thành ghế, có thể lót thêm một chiếc gối nhỏ phía sau để đỡ đau lưng và thoải mái hơn. Đối với các mẹ làm công việc văn phòng phải ngồi lâu trong thời gian làm việc nên đứng lên di chuyển xung quanh nơi làm việc tầm 10 phút hoặc có thể tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thong và tránh đau nhức ở các khớp xương.

Khi ngồi, mẹ không được ép mình phải quá thẳng lưng nhưng cũng không nên ngồi tự lưng quá ngửa vào ghế để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng và ảnh hưởng tới cột sống.

Mẹ hãy để chân mở rộng thoải mái chứ đừng quá khép chân lại khi ngồi làm việc, bạn cũng có thể ngả người về phía trước để tránh chân bị đau. Tuy nhiên, bạn phải ngồi sâu trong ghế, nếu ghế không ổn định sẽ khiến ghế bị trượt hoặc có nguy cơ bị ngã rất nguy hiểm.

Đặc biệt, mẹ không nên ngồi xuống đột ngột mà phải đặt mông xuống phía ngoài rồi mới đẩy mông vào dần phía trong ghế.

3. Tiêu chuẩn ghế ngồi làm việc cho mẹ bầu

Cần lựa chọn loại ghế chắc chắn để mẹ bầu sử dụng khi làm việc – Bà bầu ngồi nhiều có sao không

Đối với thân hình đồ sộ và trọng lượng cơ thể lớn thì việc chọn một chiếc ghế có độ chắc chắn cao sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn khi làm việc. Ngoài sự chắc chắn, nó còn phải đảm bảo sự êm ái để khi làm việc bà bầu sẽ thấy thoải mái, không gây cảm giác nhức mỏi khi ngồi làm việc lâu.

Để có sự thoải mái tốt nhất, ghế ngồi làm việc cho phụ nữ mang thai là loại ghế văn phòng có đệm mút mềm mại hoặc ghế lưới để giúp thông thoáng và dễ chịu trong quá trình làm việc. Sự êm ái rất quan trọng đối với mẹ bầu bởi chọn chiếc ghế thoải mái sẽ giúp các mẹ có khoảng thời gian thư giãn trong khi làm việc.

Đặc biệt, chiếc ghế phải có thiết kế và cấu tạo chuẩn như các dòng ghế văn phòng thuộc nội thất Hòa Phát sẽ giúp không chỉ bà bầu mà tất cả giới văn phòng sẽ có tư thế làm việc chuẩn nhất, hạn chế các bệnh về xương khớp sau này.

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề Bà bầu ngồi nhiều có sao không? kèm theo những lời khuyên dành cho mẹ bầu khi ngồi làm việc quá lâu và cách chọn ghế phù hợp. Nếu bạn muốn tham khảo hoặc có nhu cầu mua các loại ghế dành cho bà bầu, hãy truy cập vào website hoaphatmiennam.vn để tìm hiểu thêm nhé.

Trần Hiến

Video xem thêm: Tư thế ngủ bà bầu cần tránh.

Khi mang thai, cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi và từ chế độ ăn uống đến vận động không được quá mạnh để đảm bảo an toàn và sự phát triển của thai nhi. Tư thế ngồi cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm?

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết các bà bầu không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ bởi phần cơ thể dưới và cột sống của bà bầu đã phải chịu áp lực của thai nhi. Nếu bà bầu ngồi xổm sẽ khiến các mạch máu bị ùn tắc, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu dễ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị suy giãn, phù nề nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, nếu ngồi xổm trọng tâm sẽ đổ về phía trước nhiều dễ dẫn đến ngã, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. 

Đặc biệt, vào các tháng giữa và cuối thai kỳ, khi bụng to dần lên nếu ngồi xổm sẽ gây áp lực lên tử cung, phần thai nặng đè lên bàng quang, làm tăng áp lực bàng quang và gây đau. 

Tuy nhiên, các bác sĩ lại khuyên các bà bầu sắp sinh nên ngồi xổm để xương chậu giãn nở và ép lên tử cung sẽ dễ sinh hơn. Đồng thời, tư thế ngồi xổm đúng cách sẽ giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi, giảm căng thẳng và áp lực cho mẹ, ngăn cản và đẩy lùi thoát vị đĩa đệm. 

Tư thế ngồi không đúng có thể ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé

Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?

Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, bụng bầu chưa to nên cơ thể người mẹ vẫn rất linh hoạt. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ. Những áp lực đè nén lên tử cung khi ngồi xổm có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên hạn chế ngồi xổm kể cả trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 

Tư thế ngồi đúng cách không những giúp bà bầu cảm thấy thoải mái mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Những tư thế ngồi tốt cho bà bầu nên áp dụng:

- Ngồi thẳng: Tư thế ngồi thẳng lưng, phần vai hơi đẩy ra sau, lưng không trùng và không đẩy người ra phía trước. 

- Bà bầu nên ngồi sâu vào trong ghế đảm bảo mông chạm vào lưng ghế để có được điểm tựa tốt. Nên kê thêm chiếc đệm ở đường cong của lưng sẽ giúp bà bầu không bị đau mỏi lưng. 

- Ngồi chân thoải mái, không gác cao chân cũng không bắt chéo chân. Khi ngồi đảm bảo đầu gối tạo góc 90 độ để làm sao trọng lượng cơ thể phân bổ đều hai bên. 

- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, hãy vận động, duỗi tay chân, duỗi người thường xuyên. Khi đứng dậy hãy dịch người về phía trước và đứng thẳng, không nên chồm người về phía trước khi đứng. 

- Bà bầu không vặn vẹo mà nên xoay cả người.

Tư thế ngồi đúng bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Những tư thế ngồi bà bầu nên tránh

Ngoài ngồi xổm thì còn có những tư thế ngồi khác mà bầu bầu nên tránh đó là:

- Ngồi chân không chạm đất khiến máu không dồn xuống chân khiến tình trạng phù nề thêm nghiêm trọng. 

- Ngồi bắt chéo chân, tư thế này có thể khiến mẹ dễ bị giãn tĩnh mạch, gây ảnh hưởng sức khỏe và dễ làm mẹ kiệt sức. 

- Tư thế ngồi buông thõng vai. Ngồi tư thế này sẽ khiến tủy sống phải gánh một trọng lượng lớn hơn bình thường không tốt cho sức khỏe của mẹ. 

- Ngồi gập người về phía trước sẽ khiến lực dồn nén về phía bụng dễ khiến lưu lượng oxy đến thai không đủ gây nguy hiểm sức khỏe của bé. 

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tai-sao-ba-bau-khong-nen-ngoi-xom-va-tu-the-ngoi-c...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tai-sao-ba-bau-khong-nen-ngoi-xom-va-tu-the-ngoi-chuan-cho-ba-bau-d229385.html

Xem thêm chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác

Theo Hường Cao [T/h] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề