Đặc điểm của kỹ thuật chế biến món ăn là gì

Ngành nghề nào có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất chính là kỹ thuật chế biến món ăn. Vậy ngành này là gì và sẽ học được gì? Sau đây, Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức về kỹ thuật chế biến món ăn là gì, học gì.

Kỹ thuật chế biến món ăn là gì, học gì?

Có nhiều bạn khi nghe tới ngành kỹ thuật chế biến món ăn đều nghĩ chắc sẽ được học cách nấu ăn. Nhiều người thì tự tin về tay nghề nấu ăn của mình nên cảm thấy không cần thiết phải học cũng có thể làm. Những suy nghĩ đó đều là sai lầm về kỹ thuật chế biến món ăn. Trên thức tế có nhiều người đang làm trong ngành kỹ thuật chế biến món ăn với vai trò đầu bếp chính nhưng chưa qua trường lớp. Đúng là như vậy, và tất cả thành quả cũng những người đó đều là sự thăng tiến từng bậc. Ban đầu có thể chỉ với vai trò rửa bát, nhặt rau,… rồi vươn lên. Để làm được thành công đột phá đó cần nhiều thời gian và rất nhiều năm kinh nghiệm. Nhưng nếu học kỹ thuật chế biến món ăn thì khác.

Kỹ thuật chế biến món ăn không chỉ là học các công thức, cách nấu món ăn ngon. Mà ngành này còn cung cấp cho người học những kiến thức về thực phẩm. Cách “làm bạn” với thực phẩm, cách kết hợp chúng sao cho món ăn có cả hương và vị.

Khi học kỹ thuật chế biến món ăn bạn còn được học thêm các kỹ năng phân tích chế biến. Tức là bạn sẽ có kiến thức để chế biến sáng tạo ra những công thức phù hợp với khẩu vị từng người. Như đã biết thì khẩu vị mỗi vùng, miền dân tộc là khác nhau. Chính vì vậy để làm hài lòng được mọi người là điều rất khó. Bài viết những điều cần biết về kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn cách nhìn trực quan về ẩm thực Việt.

Không chỉ dừng lại ở món ăn Việt. Theo học ngành kỹ thuật chế biến món ăn sinh viên cũng sẽ được cung cấp các kỹ năng chế biến các món ngoài nước. Tâm lý, khẩu vị ẩm thực của người nước ngoài khác người Việt như thế nào. Với phương châm học – thực hành – thực làm bên cạnh những lý thuyết cần có. Những sinh viên học ngành này còn được thực hành trực tiếp. Có nghĩa là song song với các bài lý thuyết sinh viên sẽ được thực hành trải nghiệm và nếm thử ngay.

Nấu ăn là chuyện đương nhiên của người đầu bếp. Nhưng học kỹ thuật chế biến món ăn người học còn được học cả các lập kế hoạch thực đơn cho phù hợp. Môi trường làm việc của nhân viên kỹ thuật chế biến món ăn rất đa dạng. Những người này có thể làm việc tại nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,… Trong mỗi môi trường làm việc thì sẽ có cách sắp xếp lập thực đơn khác nhau. Vì vậy những kiến thức này rất quan trọng đấy.

Bên cạnh các kỹ năng, kiến thức về thực phẩm, bếp. Ngành kỹ thuật chế biến món ăn cũng sẽ dạy cho sinh viên các kiến thức cơ sở như ngoại ngữ, pháp luật, tin học, quốc phòng…

Có thể khẳng định kỹ thuật chế biến món ăn là một ngành tổng hợp các kiến thức về ẩm thực, và các kỹ năng cơ bản khác. Nếu đã chọn cho mình ngành kỹ thuật chế biến món ăn thì tại sao không đăng ký theo học.

Địa chỉ phòng tuyển sinh:Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội [Cách Ngã Tư Sở 100m].

Điện thoại tư vấn: 02432 97 96 96 – 0931 10 39 89

Có thể nói, các kỹ thuật chế biến món ăn chuyên nghiệp chính là yếu tố tiên quyết để thể hiện trình độ, tay nghề của một đầu bếp. Cùng là một món ăn nhưng cách một người đầu bếp chuyên nghiệp sử dụng kỹ thuật chế biến có thể hoàn toàn khác với một người nội trợ. Theo đó mà chất lượng món ăn cũng khác nhau.

Tất cả các đầu bếp chuyên nghiệp khi muốn theo đuổi nghề đầu bếp đều phải tìm tòi, học hỏi và rèn luyện thành thạo nhiều kỹ thuật chế biến món ăn chuyên nghiệp. Bởi vì nếu không biết hoặc không nắm vững những kỹ thuật này, đầu bếp khó có thể chế biến và sáng tạo nên những món ăn hấp dẫn để chinh phục thực khách cũng như đứng vững được trong nghề. Cùng điểm tên ngay những kỹ thuật chế biến món ăn chuyên nghiệp được tổng hợp dưới đây và bổ sung vào quá trình tích lũy kinh nghiệm của mình nhé!

Danh sách các phương pháp chế biến trong nấu ăn

1. Kỹ thuật áp chảo

Kỹ thuật áp chảo

Áp chảo là kỹ thuật chế biến món ăn phổ biến, được dùng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các món áp chảo cũng thường có hương vị thơm ngon, ngọt thanh tự nhiên, cuốn hút người dùng.

Tên tiếng Anh của kỹ thuật áp chảo là SEAR. Đây là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách sử dụng lượng nhỏ dầu hoặc mỡ cho vào chảo cạn và đun trên nhiệt độ tương đối cao trong một khoảng thời gian ngắn. Cơ chế làm chín thực phẩm của phương pháp này là truyền dẫn nhiệt vào chảo và làm chín thức ăn.

Kỹ thuật này giúp thức ăn chín đều nhưng vẫn giữ được kết cấu, độ ẩm, hương vị tự nhiên vốn có nên phù hợp để chế biến các loại thực phẩm như: thịt bò, heo, cá, gà, vịt, đậu hũ, rau và trái cây…

2. Kỹ thuật Caramelize

 

Kỹ thuật Caramelize

Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn để tạo ra màu nâu và giúp món ăn dậy mùi thơm. Đó chính là quá trình làm tan chảy đường bằng nhiệt độ ở vào khoảng 170°C. Sau khi đường tan chảy, đầu bép sẽ tạo bọt. Sự bốc hơi của nước trong quá trình này sẽ tạo ra một loạt các hương vị phức tạp, đồng thời, các phân tử đường dần bị phá vỡ và tái tạo thành các hợp chất có màu sắc và mùi vị đặc trưng. Kỹ thuật Caramelize chỉ thành công nếu được thực hiện đúng mức nhiệt độ, nếu không đường sẽ bị cháy khét và có vị đắng.

Các món ăn áp dụng kỹ thuật Caramelize tiêu biểu như: bánh flan, cream brulee, thịt kho, cá kho, nước ướp thịt nướng… và thường có màu sắc khá bắt mắt.

3. Kỹ thuật đốt rượu

Kỹ thuật đốt rượu

 Kỹ thuật đốt rượu có tên tiếng Anh là Flambe. Phương pháp chế biến món ăn này được thực hiện bằng cách cho rượu vào chảo nóng để tạo ra ngọn lửa giúp kích mùi và vị cho món ăn. Rượu được dùng để đốt trong chế biến món ăn mặn thường là rượu vang và phải là rượu ngon, chất lượng. Có như vậy mới đảm bảo cho ngọn lửa xanh và lưu lại hương thơm nhẹ nhàng, cuốn hút, trên món ăn sau khi đốt.

Trong kỹ thuật đốt rượu, không nên dùng rượu có nồng độ cồn quá cao vì dễ gây cháy và gây nên nguy hiểm cho đầu bếp. Tuy nhiên, cũng không thể dùng rượu có nồng độ cồn quá thấp để thực hiện kỹ thuật này. Cácc loại rượu như: rum, cognac hay brandy với nồng độ cồn khoảng 40% được coi là lý tưởng cho phương pháp đốt rượu.

Một số món ăn được áp dụng phương pháp này như: gà xốt rượu vang, chân giò heo, các món bánh, các món tráng miệng từ trái cây… thậm chí là các loại đồ uống.

4. Kỹ thuật đút lò

 

Món ăn dùng kỹ thuật đút lò

Đút lò là kỹ thuật chế biến món ăn thực hiện bằng cách cho thực phẩm vào khay và đặt trong lò nướng ở nhiệt độ cao để chín đều từ ngoài vào trong sao cho đảm bảo độ ẩm. Phương pháp này giúp món ăn chín đều, vàng giòn bên ngoài, thơm ngọt bên trong, không bị khô cứng, mất chất. Thông thường mức nhiệt độ phù hợp cho kỹ thuật này là khoảng 200 độ C.

Các nguyên liệu thích hợp dùng phương pháp đút lò có thể là rau củ, các loại thịt, hải sản… và và thường có dạng nguyên khối hoặc được pha trộn với nhau. Đầu bếp có thể được tẩm ướp thêm một số loại gia vị, lá thơm trước khi nướng để gia tăng mùi vị cho món ăn.

5. Kỹ thuật Confit

Món ăn áp dụng kỹ thuật Confit để chế biến

Confit là một kỹ thuật làm chín thực phẩm bằng dầu ăn gần giống phương pháp chiên nhưng sử dụng nhiệt độ thấp hơn. Với cách này, thịt sẽ được làm chín trong một lớp dầu hoặc mỡ với thời gian dài ở nhiệt độ khoảng 85 – 90 độ C. Thự hiện chế biến món ăn theo kỹ thuật Confit, dầu mỡ sẽ chỉ tập trung ở phần ngoài của thực phẩm mà không ngấm sâu vào bên trong.

Các loại nguyên liệu thích hợp cho kỹ thuật confit thường là những loại thực phẩm có lượng mỡ tự nhiên cao như: thịt vịt, ngỗng, cá hồi, rau củ… Kỹ thuật confit đã giúp cho những nguyên liệu thô sơ trở thành món ăn thơm ngon, hấp dẫn và tinh tế.

Còn rất nhiều kỹ thuật chế biến món ăn chuyên nghiệp khác mà các đầu bếp không thể bỏ qua. Tuy nhiên, trên đây là những kỹ thuật được xem là khó và có những nét đặc trưng tiêu biểu giúp các đầu bếp có thể chế biến ra các món ăn mang màu sắc đặc biệt, độc đáo.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Video liên quan

Chủ Đề