Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là gì

Giải thích câu nói của Bác Hồ :Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm [Làm bài văn nghị luận giải thích]

Đừng chép mạng!!!!

một trong 5 điều bác Hồ dạy chúng ta là:"Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".Em hiểu thế nào về lời dạy trên?Tại sao cần phải rèn luyện và rèn luyện như thế nào?

Bài làm

Từ lâu, thế hệ thanh niên chúng ta đã được nghe về “5 điều Bác Hồ” dạy về những đức tính làm người khác nhau, và một trong số đó chính là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây là điều thứ 5 trong bộ “5 điều Bác Hồ dạy” ấy, vậy thì trước hết chúng ta cần hiểu, từng đức tính ấy nghĩa là như thế nào? Khiêm tốn là khiêm nhường, từ tốn, không tự đề cao bản thân mình, đặt mình ở một vị trí vừa phải và luôn không ngừng học tập từ những người xung quanh. Thật thà là không dối trá, nói những điều thẳng thắn đúng với sự thật hoặc đúng với suy nghĩ, lương tâm của mình. Và bên cạnh đó, dũng cảm tức là can đảm, không run sợ, nao núng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cả ba đức tính trên đều là những đức tính tốt và cần thiết mà Bác đã đặt ra và khuyên răn thế hệ hôm nay cần phấn đấu và noi theo. Thật vậy, trước tiên, con người ta cần khiêm tốn vì trong cuộc sống, không phải lúc nào con người ta cũng có thể ở trên đỉnh cao danh vọng, nếu như ta cứ không ngừng tự đề cao bản thân, khoe khoang mọi thứ, khinh thường những người khác thì khi ta thất bại, ta sẽ bị mọi người xung quanh chế giễu, chỉ trích, chê bai và quay lưng. Khi ta biết sống một cách khiêm nhường, không đánh giá bản thân mình quá cao, ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu để không ngừng phấn đấu và học hỏi, được mọi người xung quanh giúp đỡ, quý mến. Tiếp đến, tại sao sao cần thật thà trong cuộc sống? Vì thật thà sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ những người xung quanh, gây dựng được chữ “tín” . Một kẻ dối trá hay thảo mai , nói không giữ lời sẽ không bao giờ được chào đón, bị mọi người xa lánh, làm sứt mẻ những mối quan hệ, đôi khi gây ra những hậu quả to lớn. Và rất cần thiết khi mỗi người cần phải có sự dũng cảm vì có dũng cảm ta mới dễ dàng vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống, dám can đảm, đủ bản lĩnh để đối mặt với bất kỳ kết quả nào thay vì dễ run sợ, tự ti vào bản thân khi gặp thất bại. Những con người có cả ba đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm sẽ luôn được người khác tín nhiệm, chào đón, giúp đỡ. Thế hệ cha anh chúng ta trong thời chiến với những tấm gương sáng như Kim Đồng, Nguyễn Trung Trực,..chính là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Vậy nên, lời dạy của Bác Hồ đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải không ngừng rèn luyện bản thân mình, đặc biệt là với thế hệ học sinh, thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hôm nay. Không ngừng nỗ lực tu dưỡng đạo đức, ý chí vượt qua mọi khó khăn, lỗi lầm, luôn thật thà, giữ chữ tín trong mọi công việc, học tập, học hỏi những điều hay, lẽ phải từ cuộc sống xung quanh,..Một thế hệ tốt mới có thể đem lại những điều tốt đẹp cho tương lai đất nước. Chúng ta, những chủ nhân của đất nước tương lai, ngay bây giờ cần noi gương, và nghe theo những lời dạy của Bác cũng như giữ gìn và phát huy hết mình lời dạy ấy dù là hiện tại hay tương lai.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về hồi ký Tôi đi học của Thanh Tịnh

Nêu suy nghĩ của em về câu nói Khiêm tốn thật thà dũng cảm

Suy nghĩ của em về câu nói Khiêm tốn thật thà dũng cảm vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Suy nghĩ của anh chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay
  • Suy nghĩ về ô nhiễm môi trường nước

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Suy nghĩ về câu nói Khiêm tốn thật thà dũng cảm

Con người chúng ta có rất nhiều đức tính,ngoài những đức tính tốt thì còn có những đức tính xấu như là ích kỉ,hẹp hòi… Thế nhưng đáng chú ý và ca ngợi hơn đó là những đức tính tốt. Tiêu biểu cho đức tính tốt ấy phải kể đến đó là khiêm tốn thật thà và dũng cảm.

Vậy thì thế nào gọi là khiêm tốn? đó là một đức tính tốt của con người, đó là khi con người có một sự đánh giá bản thân không quá cao so với người khác mặc dù là mình giỏi. Khiêm có nghĩa là khiêm nhường, tốn có nghĩa là từ tốn. Họ luôn đánh giá mình ở một mức độ thấp hoặc là bình thường so với mọi người. Họ có tinh thần học hỏi mọi người xung quanh kể cả đối với những người không giỏi bằng mình.

Thật thà là một đức tính tốt của con người,chính vì thế mà chúng ta cần được giữ gìn và phát huy. Thật thà là đức tính con người mà không biết nói dối hay lừa bịp ai cả. Hay nói cách khác thật thà chính là những vấn đề vốn dĩ nó là sự thực.

Dũng cảm là một tinh thần hay là một hành động thể hiện được cả sự dũng cảm. Đó là khi người ta không nghĩ đến cái chết nữa,mọi sự khó khăn và nguy hiểm đều bị lòng dũng cảm vượt qua một cách dễ dàng hơn. Nói tóm lại thì dũng cảm là một hành động quên đi bản thân mình và vượt qua mọi khó khăn và thử thách kể cả cái chết.

Trên đây chính là ba đức tính cần thiết đối với mỗi con người chúng ta,đặc biệt là ở trong cuộc sống có muôn vàn khó khăn và thử thách như hiện nay. Ba đức tính ấy được thể hiện cả khi đang còn nhỏ và khi lớn lên rồi thì đức tính đấy sẽ được biểu hiện một cách rõ ràng và sâu sắc.

Ví dụ như là một em học sinh cấp một học rất giỏi và trở thành một học sinh xếp thứ nhất nhưng mà không vì thế mà em học sinh đó tỏ ra kiêu ngạo mà ngược lại nó rất hòa đồng với bạn bè và hay giúp đỡ những bạn bè học kém hơn mình, luôn coi những lời khen người khác giành cho mình là một lời khích lệ bản thân. Đó chính là biểu hiện của sự khiêm tốn. Hay là khi một bạn học kém nhưng khi kiểm tra không hề giở tài liệu thì đó chính là thật thà. Làm việc gì sai mà biết đứng ra nhận lỗi thì đó là dũng cảm.

Hoặc có thể là khi lớn lên thì những đức tính kia cũng được biểu hiện bằng những hành động lớn lao hơn. Đó là giúp đỡ những đồng nghiệp khác khi họ gặp khó khăn hay là chẳng may vi phạm pháp luật thì cũng không hề trốn tránh mà nhận mọi tội lỗi để được giảm nhẹ.

Sự dũng cảm còn được thể hiện cả trong truyền thống đấu tranh yêu nước của dân tộc ta, những người anh hùng thời cách mạng đó đã xả thân vì nước nhà mà không biết bao nhiêu lần vào sinh ra tử.

Những người có ba đức tính ấy sẽ được mọi người yêu thương quý trọng hết mực. Vì những đức tính ấy đánh giá được sự đúng đắn và trưởng thành trong mỗi con người. Tuy nhiên thì ba đức tính ấy không hề tồn tại một cách tự nhiên mà chúng ta phải có sự rèn luyện và tu dưỡng cho bản thân.

Qua đó thì mỗi chúng ta hãy xây dựng và rèn luyện tốt ba đức tính ấy. Nó không mang những sự đánh giá đúng đắn của người khác về mình mà còn được mọi người yêu mến kính trọng.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Suy nghĩ của em về câu nói Khiêm tốn thật thà dũng cảm. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.

Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.

Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở  là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc  vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”[lê nin]

Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác  và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….

Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.

Trước bàn học của em có treo bức ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho một bạn thiếu niên, kèm theo năm điều Bác dạy. Hằng ngày em thường ngắm nhìn bức ảnh và suy nghĩ về năm điều Bác dạy đó. Điều thứ năm trong năm điều Bác dạy chính là “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Để thực hiện lời dạy của Bác, ta cần hiểu rõ thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Theo em hiểu, khiêm tốn là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy những mặt chưa tốt của mình để rèn luyện, khắc phục, đồng thời luôn có ý thức học hỏi bạn hè và những người xung quanh. Thật thà là không gian dối trong khi làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi nơi, mọi lúc. Còn gan dạ, không sợ gian khổ, nguy hiểm là dũng cảm. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính quý báu của con người.

Nhưng tại sao đội viên thiếu niên chúng ta cần rèn luyện ba đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu, mới mau chóng tiến bộ. Trong học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cảm làm sao có thể hoàn thành được các nhiệm vụ đó. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức khác như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Đọc truyện các anh hùng liệt sĩ cách mạng, các gương “người tốt, việc tốt”, em thấy các anh hùng liệt sĩ, các bạn “cháu ngoan Bác Hồ” và rất nhiều tấm gương khác đều là những con người khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Anh Kim Đồng đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ tài liệu và cán bộ cách mạng. Anh Vừ A Dính khi bị giặc bắt đã không chịu khai báo mà còn lập mưu lừa được giặc. Các anh Kpa Kơ-lơng, Nguyễn Bá Ngọc cũng đều là những tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Gần gũi với chúng ta hơn còn có rất nhiều người là những học sinh giỏi đã từng đoạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp, song vẫn khiêm tốn học tập các bạn. Rồi còn biết bao bạn luôn nêu gương thật thà, trung thực trong cuộc sống hằng ngày.

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính quý báu nhưng không phải tự nhiên mà có được, trái lại nó đòi hỏi phải được rèn luyện thường xuyên qua quá trình lâu dài. Là một đội viên đang phân đấu trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản, em luôn ghi nhớ những điều Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó trong những công việc nhỏ hằng ngày. Trong lớp em, có những bạn cảm thấy như xung quanh mình không có ai đáng học tập, lại có những bạn tự buông lỏng mình và nghĩ rằng sau này ra đời rèn luyện cũng vừa. Riêng em, em lại thấy nếu mình có ý thức rèn luyện thì xung quanh mình, ở trường lớp cũng như ở ngoài xã hội, có biết bao tấm gương để mình có thể học tập được. Luôn có ý thức học hỏi các bạn học sinh giỏi, trung thực, nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi mắc khuyết điểm với thầy giáo, cô giáo, với cha mẹ, thẳng thắn, trung thực trong mọi quan hệ với bạn bè... chính là những điều em luôn phấn đấu thực hiện.

Thế hệ chúng em không có may mắn được Bác trực tiếp dạy bảo, chăm sóc, nhưng những điều Bác dạy vẫn rất in đậm trong tâm trí em. Nghĩ tới công lao trời biển của Bác, nghĩ đến tấm lòng yêu thương vô hạn mà Bác đã giành cho các thế hệ, em luôn thầm hứa sẽ xứng đáng là cháu ngoan của Bác trong mỗi công việc hàng ngày, cố gắng rèn luyện theo năm điều Bác dạy.

Video liên quan

Chủ Đề