đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích thần kì là gì?


Truyện cổ tích là gì? Phân loại, đặc trưng của truyện cổ tích

1. Truyện cổ tích là gì? Truyện cổ tích là những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Tuy có những định nghĩa khác nhau, nhưng ta có thể hiểu khái niệm truyện cổ tích tập trung ở 3 nét là: - Truyện cổ tích thuộc loại hình tự sự dân gian phát triển trong thời kì xã hội đã có sự phân chia giai cấp. - Truyện cố tích thể hiện những quan niệm đạo đức, lí tưởng và những ước mơ cao đẹp của nhân dân. - Truyện cổ tích có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc.

2. Phân loại truyện cổ tích.

Truyện cổ tích chia làm 3 loại chính: - Truyện cổ tích về loài vật: Cóc kiện trời, Vì sao lông quạ màu đen, Rùa và thỏ, Kiến giết voi... - Truyện cổ tích thần kì: Tấm Cám, Trầu cau, Chử Đồng Tử, Cây khế, Sọ Dừa, Thạch Sanh... - Truyện cổ tích sinh hoạt: Làm theo lời vợ dặn, Sự tích quả dưa hấu, Cái cân thủy ngân... Trong ba loại truyện cổ tích trên, thì truyện cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều hơn cả.
3. Đặc trưng của truyện cổ tích - Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo. Cũng giống như thần thoại, truyền thuyết...truyện cổ tích có sự tham gia của các yếu tố kì ảo vào quá trình phát triển cốt truyện. Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích: + Là những con vật, sự vật có phép màu: cây đàn, nồi cơm Thạch Sanh, lọ xương cá bống của cô Tấm, con chim trong Cây khế... + Là năng lực siêu phàm của nhân vật: sự biến hóa của cô Tấm, Sọ Dừa... + Là những nhân vật siêu thực: Tiên, Bụt... - Truyện cổ tích có cốt truyện khá chặt chẽ, hoàn chỉnh. Sự vận hành cốt truyện của cổ tích khá hoàn chỉnh với các thang bậc: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút như một cốt truyện hiện đại. Ví dụ: Sự phát triển của cốt truyện trong truyện cổ tích Tấm Cám: + Mở đầu: giới thiệu về nhân vật Tấm trong mối quan hệ với nhân vật Cám và dì ghẻ. + Thắt nút, phát triển xung đột: những lần Tấm bị đối xử bất công: trộm giỏ tép, bị bắt mất cá bống, bị trộn thóc lẫn gạo bắt nhặt, không cho đi xem hội. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, cuối cùng Tấm cũng đến hội, gặp vua và trở thành hoàng hậu. + Cao trào: Tấm bị sát hại, vùng lên đấu tranh qua những lần hóa thân: thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửu, quả thị. + Mở nút: nhà vua tìm thấy Tấm, đón về hoàng cung, trừng trị mẹ con Cám. - Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh. Giá trị của truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung là ý nghĩa giáo dục. Tác giả gửi gắm trong mỗi câu chuyện một hoặc nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là những bài học về đạo lí làm người, bài học về tình yêu cuộc sống, bài học về tình cảm gia đình, về ý thức đấu tranh với cái xấu, cái ác... Những bài học đó giúp con người hoàn thiện nhân cách, định hướng giá trị bản thân. Ví dụ: Truyện Tấm Cám là bài học về lẽ sống ở hiền gặp lành, bài học về ý thức đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho bản thân trước sự chà đạp của các thế lực tàn ác. Truyện Sự tích quả dưa hấu lại là bài học về đức tính cần cù, tự nỗ lực, về giá trị của sức lao động chân chính...
4. Phân biệt truyện cổ tích và thần thoại. - Giống nhau: + Đều là tác phẩm tự sự dân gian + Đều có các yếu tố hoang đường, kì ảo. - Khác nhau: + Thần thoại ra đời sớm hơn cổ tích. Thần thoại thể hiện quan niệm người xưa về nguồn gốc của thế giới và xung quanh cuộc sống của con người. Truyện cổ tích lại là những câu chuyện gia đình, anh em, bạn bè, người thân các mâu thuẫn xung đột của họ, đặc biệt là trong xã hội phong kiến. + Nhân vật trong thần thoại thường là các vị thần, những anh hung. Nhân vật trong cổ tích là những người thấp cổ, bé họng, bị áp bức bất công trong xã hội có giai cấp.

5. Phân biệt truyện cổ tích và truyền thuyết

- Giống nhau: + Đều là tác phẩm tự sự dân gian + Đều có các yếu tố hoang đường, kì ảo. - Khác nhau: + Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết gắn với các nhân vật lịch sử, có tính chất lịch sử, nên ít nhiều có tính xác thực. Còn nhân vật, sự kiện trong cổ tích phần lớn là tưởng tượng của nhân dân, không có thật. + Truyền thuyết khai thác đề tài có tính lịch sử. Cổ tích khai thác đề tài thế sự, đời tư: câu chuyện gia đình, anh em, bạn bè, người thân các mâu thuẫn xung đột của họ, đặc biệt là trong xã hội phong kiến. + Truyền thuyết: kết thúc truyện thường dạng mở. Cổ tích: thông thường là kết thúc có hậu, người hiền lành được phù trợ, sống hạnh phúc, còn kẻ độc ác bị trừng trị, chịu hình phạt... Nếu đi vào thế giới của truyền thuyết, ta được sống trong không khí lịch sử thiêng liêng, trang trọng thì cổ tích đưa ta vào cuộc sống đời thường gần gũi, thân mật. Cổ tích thường được coi là thế giới của tuổi thơ vì những vẻ đẹp thơ mộng, ngọt ngào của những tấm gương người tốt, vì những yếu tố thần kì, đánh thức trí tưởng tượng, vì những kết thúc có hậu bay bổng, đầy nhân văn... mang đặc trưng suy nghĩ và rung động tuổi thơ.

Video liên quan

cổ tích khác. Các truyện như: Sọ Dừa, Lấy vợ cóc, Nàng tiên ốc, Chàngrùa… là những truyện có tính chất lý tưởng hóa nhân vật với hình dángbên ngoài xấu xí, dị dạng nhưng hoàn thiện về tâm hồn, tài năng, đâythực chất là lý tưởng hóa loại người thuộc tầng lớp dưới của xã hội lúcbấy giờ.Nhìn chung, trong tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ yếu tố kỳ diệuđậm đà hơn so với so với các tiểu loại khác. Yếu tố thần kỳ không chỉtạo ra màu sắc ly kỳ, khác lạ và hấp dẫn cho truyện cổ tích mà nó còn cóý nghĩa rất quan trọng, nếu thiếu nó bản thân nhân vật không thể vượtqua được những thử thách gay go để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ công lý,chính nghĩa.Có người cho rằng, truyện cổ tích thần kỳ có nhiều yếu tố cổ xưaliên quan đến những quan niệm thần thoại và tín ngưỡng của con ngườithời thị tộc, bộ lạc nguyên thủy [như những cấm kỵ, hôn nhân huyếtthống, vấn đề thừa kế tài sản, tục hiến sinh…]. Tuy nhiên, nội dungchính của truyện cổ tích thần kỳ là phản ánh hiện thực của đời sống xãhội có giai cấp. Chính vì vậy mà những nhân vật trung tâm của truyện cổtích thần kỳ là những con người thấp hèn trong xã hội như người đội lốtxấu xí, người mồ côi, người con riêng, người em út… Hướng về đạo đứcthời thị tộc, truyện cổ tích thần kỳ thường miêu tả những nhân vật bấthạnh ấy theo khuynh hướng lý tưởng hóa những phẩm chất đạo đức củahọ, giải quyết số phận cuộc đời của họ theo một kết cục có tính chất ướcmơ. Càng về sau này, với sự phát triển của xã hội có giai cấp, chủ đề vềđấu tranh xã hội dần dần đi sâu vào cốt truyện và những nội dung đấutranh giai cấp được lồng vào trong quan hệ gia đình, xã hội.Một đặc điểm khác của truyện cổ tích thần kỳ là sự tưởng tượng vàhư cấu dựa trên cơ sở hiện thực và phi hiện thực [khác với truyện cổ tíchsinh hoạt chỉ dựa trên cơ sở hiện thực đời sống]. Ở đây, cái có thực hoặccó thể có thực được kết hợp, hòa lẫn vào cái thần kỳ hư ảo, không cóthực tạo thành một thể thống nhất làm nên một thế giới truyện cổ tích.Hầu hết những vấn đề xã hội trong truyện cổ tích đều được giải quyết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các lực lượng thần kỳ [bằng cáchhư cấu các phương tiện thần kỳ…].Có thể thấy, nội dung truyện cổ tích thần kỳ rất phong phú và đadạng, thể hiện mọi mặt trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất vàchiến đấu. Truyện cổ tích thần kỳ còn thể hiện những quan điểm thẩmmỹ, quan điểm nhân sinh, những tâm tư tình cảm, ước vọng của ngườidân trong xã hội đã có sự phân chia giai cấp.1.1.2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳĐặc trưng về nội dung:Nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là phản ánh hiện thực vềđời sống xã hội của con người và số phận con người trong xã hội có giaicấp. Đó là số phận của những con người mồ côi, người đội lốt, người emút bị xã hội hắt hủi, khinh rẻ như truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Hàrầm hà rạc, Cây khế, Nàng tiên cua và anh chàng đánh cá,... Con ngườitrong truyện cổ tích thần kỳ thường bất lực trước những khó khăn, thửthách khắc nghiệt, khi đó lực lượng thần kỳ xuất hiện giúp cho nhân vậtvượt qua những khó khăn và xung đột của truyện sẽ được giải quyết. Cổtích thần kỳ phản ánh bi kịch gia đình đi từ quần hôn đến hôn nhân mộtvợ một chồng, từ chế độ mẫu quyền sang phụ quyền, từ chế độ chưa cógiai cấp sang chế độ phân chia giai cấp như truyện Thạch Sanh, Hai anhem, Chàng Sính, Chiếc bật lửa thần, Hòn trống mái,... Kẻ thống trị trởnên giàu có hơn thông qua các hình thức áp bức bóc lột sức lao động,chiếm đoạt của cải của những lao động nghèo. Người nghèo trở nên bầncùng hơn, lam lũ hơn, là một thực tế đầy bất công trong xã hội có giaicấp lúc bấy giờ. Truyền thống dân chủ xã hội công xã thời nguyên thủyđã bị phá vỡ, mờ nhạt dần theo thời gian kéo theo số phận của con ngườitrong xã hội ấy cũng bị thay đổi.Truyện cổ tích thần kỳ có khác so với truyện cổ tích loài vật và cổtích sinh hoạt trong thể loại truyện cổ tích. Trong đó, truyện cổ tích loàivật vừa có nội dung nhận xét thực tiễn về đặc điểm của loài vật vừa tư duy suy luận, giải thích về nguồn gốc ra đời của các con vật ấy. Còntrong truyện cổ tích sinh hoạt thường không có hoặc có rất ít yếu tố thầnkỳ, các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giảiquyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Nếucó xuất hiện những yếu tố thần kỳ thì vẫn không giữ vai trò quan trọng,nhiều khi chỉ là các chi tiết làm cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫnhơn.Đặc trưng về thi pháp:Về nhân vật: nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích thần kỳ chínhlà những con người thấp hèn trong xã hội có giai cấp như người mồ côi,người con riêng, người em út, người xấu hình dị dạng, người có tài lạ…Đó là những kiểu nhân vật có tính chất phổ biến, thường xuất hiện nhiềutrong truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc. Nhân vật trong truyện cổtích thần kỳ thường ít được miêu tả về chân dung có chăng chỉ là sự giớithiệu khái quát chung chung như: “một cô gái đẹp tuyệt trần”, “mộtchàng trai khôi ngô tuấn tú”… Truyện cổ tích thần kỳ không miêu tảtâm lý nhân vật, nhân vật bộc lộ tính cách qua hành động chứ khôngphải qua tâm lý như nhiều thể loại khác.Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho một tầng lớp, một nhómngười nào đó mang tính khái quát chung về một loại nhân vật. Đó lànhân vật chức năng, loại nhân vật khá quen thuộc trong các thể loại tựsự của văn học dân gian. Chẳng hạn như Sọ Dừa, chàng lợn, chàngrắn,… là những người dị dạng xấu xí bị xã hội hắt hủi, coi thường, lànhững con người thấp cổ bé họng đại diện cho người lao động bị áp bức,bóc lột bất công, các hành động của các nhân vật đều mang chức năngnhân vật thiện, nhân vật tốt. Sự chiến thắng của nhân vật chính diện còncó sự đóng góp không nhỏ của lực lượng thần kỳ hay là yếu tố thần kỳ.Trong truyện cổ tích, lực lượng thần kỳ này có thể là những vật thể quenthuộc, những đồ vật quen thuộc được thổi vào những yếu tố hoangđường, kỳ ảo, làm cho nó trở nên lung linh, huyền ảo và vô cùng hấpdẫn. Lực lượng thần kỳ còn là những con vật kỳ ảo như ngựa thần, chim thần, sói thần, cá biết nói, ngựa ỉa ra vàng, rắn hoá vàng,… Những convật nuôi hoặc hoang dã nhưng có thể biến hoá khôn lường, có thể nóitiếng người hoặc can dự vào những hoạt động của xã hội loài người.Chàng Sọ Dừa nhờ con gà biết nói tiếng người đã giúp cho chàng tìm lạiđược vợ con trên đảo vắng. Yếu tố thần kỳ đóng một vai trò rất quantrọng trong truyện cổ tích: ông bụt, bà tiên luôn tốt bụng, sẵn sàng giúpđỡ con người trong lúc khó khăn, nhất là những em nhỏ bất hạnh, mồcôi. Cô Tấm hiền lành, chịu khó được ông bụt nhiều lần ra tay giúp đỡnên thoát được nạn đày ải của mẹ con dì ghẻ và cuối cùng được trởthành hoàng hậu. Đó chính là sự can thiệp của các lực lượng thần kỳ vàocuộc sống của con người. Những con người dù thân hình dị dạng, đội lốtvật xấu xí, nghèo khổ, đói rách, bị khinh khi… với bao thử thách nhưngcuối cùng họ cũng trở thành những người giàu sang, phú quý, sống mộtcuộc sống sung sướng và hạnh phúc. Một kết cục như thế không thể cótrong xã hội có giai cấp, cho nên truyện cổ tích đã phải nhờ đến các yếutố thần kỳ. Những yếu tố đó can thiệp vào truyện cổ tích để miêu tả hiệnthực cuộc sống, dẫn đến một kết cục có tính chất mơ ước đồng thời cũngthể hiện những nét văn hoá, sự tín ngưỡng của người xưa đối với thiênnhiên vạn vật và con người. Như vậy, nhân vật trung tâm trong truyệncổ tích thần kỳ là nhân vật lý tưởng được tác giả dân gian xây dựng lênđể đối chiếu, so sánh với các nhân vật ở tuyến đối lập về đạo đức và tàinăng.Về kết cấu cốt truyện: cốt truyện là một bộ phận có tính chất đặctrưng quan trọng hàng đầu trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự. Cốttruyện là một thể tổng hợp các hành động, sự kiện, phát triển một cáchcụ thể trong quá trình diễn tiến của câu chuyện. Truyện cổ tích thần kỳthường có kết cấu rõ ràng, rành mạch, dễ thuộc dễ nhớ và thường có cốttruyện phức tạp hơn so với các tiểu loại truyện cổ tích khác. Cốt truyệncủa nó thường có tính chất ly kỳ với chuỗi hành động, diễn biến liên tụcđến tận cùng của nhân vật chính qua những chiến đấu khắc phục mọi trởngại khác thường trên con đường đi tới mục đích. Truyện cổ tích thần kỳ có nhiều chi tiết kỳ lạ, nhiều sự kiện khác thường, với những yếu tố thầnkỳ như sự biến hóa siêu nhiên, những nhân vật thần linh [tiên, bụt, thần,yêu quái, những vật có phép mầu…]. Cốt truyện ấy cũng làm cho conngười cảm thấy thỏa mãn được nhu cầu tâm lý, sau những nỗi lo lắnghồi hợp dành cho nhân vật mình yêu thích bởi kết thúc có hậu của câuchuyện. Cốt truyện của truyện cổ tích là cốt truyện của nhân vật hànhđộng. Cốt truyện và nhân vật có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau,kết cấu của cốt truyện thường xoay quanh nhân vật chính.Về xung đột: xung đột xã hội là một đề tài quan trọng của truyện cổtích thần kỳ. Nhân vật trung tâm là những con người bất hạnh khôngmay. Đây là điểm khác với các thể loại thần thoại và sử thi dân gian xuấthiện trước đó, vì đây là lần đầu tiên nhân vật trung tâm là con người bấthạnh được xuất hiện trong tác phẩm văn học dân gian. Trong xã hộiphong kiến các xung đột thường xảy ra trong mối quan hệ gia đình,người em út, người con riêng… luôn gánh chịu những thiệt thòi, mấtmát so với các thành viên khác, nhân vật Tấm – hình ảnh người conriêng mồ côi trong truyện Tấm Cám, hay nhân vật người em trongtruyện Cây khế, Đực rựa, Hà rầm hà rạc,…Về không gian và thời gian nghệ thuật: không gian và thời giannghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ có tính chất đa chiều và rộng lớn,mang đặc tính tượng trưng ước lệ, góp phần tạo nên tính chất hoangđường kỳ thú ở truyện cổ tích.Trong truyện cổ tích, thời gian mở đầu câu chuyện và phần kết thúccâu truyện khác với thời gian của cốt truyện chính. Bùi Mạnh Nhị vớibài viết Thời gian nghệ thuật trong ca dao – dân ca trữ tình, đề cập đếnthời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích như sau: “phần mở đầu truyệncổ tích đưa người nghe vào thế giới cổ tích, một thế giới xa xưa, phiếmchỉ và huyền ảo. Phần kết thúc kéo họ về thực tại, kết thúc cuộc viễn ducổ tích. Còn trong cốt truyện chính, các sự kiện được kể theo trình tự kếtiếp: việc xảy ra trước, kể trước; xảy ra sau kể sau; thời gian vận động vềphía trước cùng với nhân vật, không có thời gian quay ngược lại. Thời gian trong truyện cổ tích, về mặt ngữ pháp là quá khứ, nhưng về mặt lịchsử là quá khứ không xác định. Nó không xác định ngay cả ở những đạilượng tưởng chừng chính xác [ba mươi, mười lăm]. Có khi có sự kiệnkhông có thời gian, hoặc diễn ra trong thời gian thần kỳ [một đêm].Cũng có khi thời gian như ngừng lại, nhân vật đứng ngoài thời gian, trẻmãi không già…” [50,tr.27]. Thời gian nghệ thuật của truyện cổ tíchthần kỳ là thời gian mang tính trật tự tuyến tính, hoặc xuất hiện thời gianngưng đọng.Không gian trong truyện cổ tích thần kỳ thường xảy ra trong mộtkhông gian đa chiều, rộng lớn. Không gian ấy có khi là khung cảnh rừngnúi hiểm trở, có khi là làng, bản xa xôi nghèo khó hay cung điện nguynga tráng lệ… Tất cả các không gian ấy đều đi vào câu chuyện một cáchtự nhiên tạo nên sự ly kỳ hấp dẫn, góp phần nâng cao giá trị nghệ thuậtcho tác phẩm đồng thời tạo sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe.1.1.3. Giới thiệu về kho tàng truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt NamKho tàng truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam với 54 dântộc anh em, mỗi một dân tộc đều có một kho tàng truyện cổ tích củariêng mình khá phong phú và đa dạng, với số lượng tác phẩm truyện cổtích thần kỳ rất lớn của các dân tộc Mường, Tày, Thái, Gia rai, Churu,Xê Đăng, Ba Na, Kinh, Cơ ho,…Trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc có rất nhiều kiểu truyệnkhác nhau như: kiểu truyện người em út, kiểu truyện dũng sĩ cứu ngườiđẹp, kiểu truyện chàng trai khỏe... Vì thế, công việc sưu tầm, nghiêncứu, biên soạn về truyện cổ tích các dân tộc thiểu số và dân tộc Việt trênđất nước Việt Nam là cấp thiết nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp, nóđòi hỏi phải được tiến hành trong một thời gian dài. Những yếu tố cổtích có thể lưu hành tự do từ dân tộc này sang dân tộc khác, điều đó chothấy việc ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau vào yếu tố cổ tíchgiữa các dân tộc là không thể tránh khỏi. Dân tộc nào cũng có hệ thốngxã hội, văn hóa của riêng mình, xã hội nào cũng có những thành tố văn hóa, cổ tích, nhưng bản sắc văn hóa thì riêng biệt không trộn lẫn vàonhau. Vì vậy, sự giao lưu văn hóa, sự ảnh hưởng qua lại giữa dân tộcanh em trên dãy đất Việt Nam, sự giao lưu tiểu loại truyện cổ tích giữacác dân tộc sẽ góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng phongphú và đa dạng, làm phong phú hơn cho kho tàng truyện cổ tích các dântộc. Kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam là nguồn tư liệu quýgiúp cho chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu văn học dân gian. Nóđể lại những bài học quý báu những giá trị tinh thần to lớn, những quanniệm thẩm mỹ hay những triết lý dân gian giúp ích cho cuộc sống củacon người đồng thời mang tính giáo dục cao. Ngoài ra, nó còn làm nênđặc trưng riêng cho thể loại truyện cổ tích mà cụ thể là tiểu loại truyệncổ tích thần kỳ.1.2. Khái quát về kiểu truyện người lấy vật1.2.1. Khái niệm về kiểu truyện người lấy vậtTheo nhà nghiên cứu Stith Thompson thì: “Típ là những cốt kể cóthể tồn tại độc lập trong kho truyện truyền miệng. Dù đơn giản hay phứctạp, truyện nào cũng được kể như cốt kể độc lập đều được xem là mộttíp. Có những truyện kể dài chứa đựng hàng tá mô-típ, lại có nhữngtruyện kể ngắn như những mẫu kể trong các chùm truyện về súc vật, cóthể chỉ có một mô-típ đơn lẻ. Trong trường hợp đó, típ và mô-típ đồngnhất” [16, tr.11]. Như vậy, trong một kiểu truyện [típ] có sự hiện diệncủa các mô-típ, nhưng không nhất thiết mỗi truyện đều phải có đủ tất cảcác mô-típ chung. Có thể có truyện chỉ chung với các truyện khác mộtvài mô-típ nhưng cũng có truyện có nhiều mô-típ chung. Trong ngônngữ thông thường, típ chỉ một lớp vật thể có những đặc điểm chung. Nóđược dịch là kiểu, kiểu mẫu, đại diện điển hình. Dựa trên nghĩa chungđó, khoa học dân gian đã dùng thuật ngữ típ để chỉ một tập hợp các mẫutruyện kể dân gian có chung một cốt kể. Cụ thể hơn, típ chỉ tập hợp củanhiều mẫu truyện mà không chỉ từng truyện kể riêng lẻ, những mẫutruyện đó phải có chung một cốt kể. Như vậy, típ là một cốt kể với tất cả những dị bản của nó và trở thành một kiểu truyện tức là một đơn vịtruyện độc lập, phân biệt với những đơn vị truyện khác. Từ đấy, kháiniệm về kiểu truyện cho chúng ta thấy không phải bất cứ truyện nàocùng loại truyện cũng phải bắt buộc có đầy đủ các mô-típ cơ bản, haycác nhân vật của từng truyện phải có những đặc điểm hoàn toàn giốngnhau. Tùy theo trình độ nghệ thuật, dụng ý nghệ thuật, các yếu tố có liênquan đến sự ra đời tác phẩm mà ở mỗi truyện có những nét riêng, thểhiện những giá trị nghệ thuật khác nhau, không thể nhầm lẫn với cáctruyện khác.Kiểu truyện người lấy vật là tập hợp các truyện kể về nhân vật lànhững người con trai, con gái là con của hai ông bà già nghèo hiếmmuộn hay cô gái chưa chồng… Nhân vật được sinh ra trong hình hài củamột con vật xấu xí, như cóc, ếch, nhái, lợn, rắn, dê, cá, hay trong hìnhhài dị dạng như cục thịt, sọ dừa, tai to, cái khọ, trứng… Nhân vật biếtnói tiếng người biết làm việc như con người. Do có tài năng thần kỳ,nhân vật đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt và lấy con gáimơtao, phú ông hay công chúa con vua làm vợ. Sau khi lấy vợ/chồng,đêm đêm nhân vật trút bỏ lốt xấu xí, bộ da động vật của mình và hiện ratrước mắt người vợ/chồng trẻ với vóc dáng của một chàng thanh niênkhôi ngô tuấn tú hay những cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Những ngườivợ/chồng của nhân vật đã hủy bỏ tấm lốt xấu xí của nhân vật bằng cáchđốt cháy, xé rách, đập nát, giấu đi hay vứt xuống suối để chấm dứt cuộcđời đội lốt, cũng từ đây hình dáng của các con vật xấu xí hay dị dạngbiến mất và nhân vật trở lại thành người xinh đẹp, tài năng hơn người.Chúng tôi cho rằng, bên trong kiểu truyện người lấy vật là tập hợpcủa nhiều mô-típ nhân vật ẩn mình trong các lốt vật, các nhân vật nàycũng là những thành viên của cộng đồng xã hội nguyên thủy nhưng họphải chịu khốn khổ, tủi nhục vì bị ruồng bỏ, bị xã hội đày đọa, lên ánkhông được cộng đồng huyết thống quan tâm chỉ vì hình dáng dị dạng,xấu xí của mình. Với tấm lòng nhân ái, tình thương yêu con người, tinhthần nhân đạo cao cả và ước muốn mang lại sự công bằng cho nhân vật bất hạnh, không may. Nghệ nhân dân gian đã cho nhân vật của mình cóđược những tài năng thần kỳ để giành lại hạnh phúc vốn đã bị tước đoạttrong xã hội có giai cấp. Cuối cùng các nhân vật bất hạnh ấy có thể sốnghạnh phúc, giàu sang khi cởi bỏ lốt vật xấu xí trở thành những con ngườimới đẹp đẽ, tài năng, giàu lòng nhân ái. Đúng với tinh thần lý tưởng hóanhân vật bằng ước mơ của nhân dân nhằm mục đích mang lại một sốphận tốt đẹp cho nhân vật bất hạnh không may của người xưa.Kiểu truyện người lấy vật không chỉ phổ biến trong truyện cổ tíchViệt Nam mà còn cả trong cổ tích khu vực và thế giới. Dân tộc ViệtNam ta không chỉ có những nét chung với các dân tộc khác trong vùngĐông Nam Á, mà còn có những nét giống nhau với các dân tộc kháctrên thế giới khi cùng trải qua những hình thái kinh tế xã hội, có lịch sửhoặc cách tư duy tương tự nhau. Rõ ràng sự tương đồng này không phảido mối liên hệ cội nguồn về tộc người hay văn hóa, cũng không phải dosự tiếp xúc giao lưu hay do cùng lãnh thổ hay quan hệ kinh tế mà là sựtương đồng loại hình của văn hóa các dân tộc trên thế giới. Qua nghiêncứu chúng tôi nhận thấy giữa kho tàng văn học dân gian các dân tộc trênthế giới có mối tương đồng về mặt loại hình, giữa truyện cổ tích ViệtNam với truyện cổ tích các nước trên thế giới có những truyện giốngnhau cả về mô-típ, đề tài, nhân vật, cốt truyện… Điều này đã giúp choNguyễn Đổng Chi soạn ra phần Khảo dị rất bổ ích trong tập Kho tàngtruyện cổ tích Việt Nam, và bước đầu áp dụng phương pháp loại hìnhvào việc nghiên cứu sưu tầm truyện cổ tích ở Việt Nam.Chúng ta có thể tìm thấy nhiều truyện tương tự kiểu truyện ngườilấy vật ở các nước Đông Nam Á và thế giới như: truyện Nàng nhái[Miến Điện]; Con nhái [Pháp]; Con sói trắng [Pháp]; Công chúa ếch[Nga]; Chàng kỵ mã [Mông cổ]; Chàng lợn [Campuchia]; Con lợn trởthành vua [Campuchia]; Chuyện chàng lợn [Rumani]; truyện Chàng rắn[Ấn Độ]; truyện Người lấy nhái, truyện Cô vợ cá [Ác mê ni]… Theothống kê trên cơ sở tư liệu cho phép, có thể nói kiểu truyện người lấy vật rất phổ biến ở nhiều nước thuộc châu Á cũng như châu Âu, phươngĐông cũng như phương Tây trên toàn thế giới.Như vậy, chúng ta có thể khẳng định mức độ phổ biến của kiểutruyện người lấy vật ở Việt Nam và thế giới là rất lớn. Trong đó, cáckiểu kết cấu cốt truyện, nhân vật, xung đột, không gian và thời giantrong kiểu truyện người lấy vật giữa các nước có nét tương đồng, khácbiệt, có sự giao lưu, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo thành một hệ thốngkiểu truyện người lấy vật khá phổ biến trên thế giới.1.2.2. Cơ sở hình thành kiểu truyện người lấy vậtThông qua việc tìm hiểu các vấn đề về mô-típ, các cách kết hợpmô-típ tạo thành một cốt truyện hoàn chỉnh trong kiểu truyện người lấyvật, dựa vào đó chúng tôi khái quát nên cơ sở hình thành kiểu truyệnngười lấy vật từ một vài nguyên nhân như sau: kiểu truyện người lấy vậtđược hình thành do quá trình phát triển của xã hội, từ chỗ giải thể giađình lớn, gắn với chế độ chiếm hữu tư nhân về tài sản, trong đó ngườicon trai cả được xác định quyền thừa kế tài sản, người con út, con riêng,con côi bị tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc, thậm chí còn bị hấtra khỏi cộng đồng. Tâm lý chung của nhân dân muốn khôi phục lạitruyền thống cũ – truyền thống người em út, con út được kế thừa tài sảnvà duy trì bếp lửa gia đình dòng họ trong xã hội thị tộc. Nhưng thực tếkhông cho phép, họ đành gởi gắm ước mơ ấy vào hình tượng nhân vậtcó vẻ bề ngoài xấu xí, nhỏ bé, tầm thường nhưng ẩn bên trong lại lànhững chàng trai, cô gái xinh đẹp, tài giỏi hơn người như hình tượngnàng tiên cua, nàng tiên cá, chàng chồn, chàng trăn, chàng rắn, chàngrùa… xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc ViệtNam.Kiểu truyện người lấy vật còn hình thành do nhận thức của ngườidân còn đơn giản, họ quan niệm con người và loài vật có cùng nguồngốc với nhau. Do trình độ nhận thức của con người nguyên thủy còn hạnchế nên họ chưa tự tách rời mình khỏi tự nhiên mà nhân hóa toàn bộ giới tự nhiên. Họ cho rằng con người có những đặc tính gì thì thiên nhiêncũng có đặc tính giống như vậy, thiên nhiên cũng biết buồn, căm giậnhay vui vẻ. Con người xem các con vật như là thành viên trong gia đình,như anh em, bằng hữu cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn và giúp nhau khihoạn nạn. Con vật có thể biến thành con người và con người có thể biếnthành vật trong những hoàn cảnh khác nhau. Truyện cổ tích thần kỳ giảithích nguồn gốc của con người và loài vật một cách thực tế hơn thầnthoại. Với suy nghĩ và nhận thức một cách đơn giản như thế thì việcsáng tạo ra kiểu truyện người lấy vật là điều tất nhiên, phù hợp với tưduy con người nguyên thủy.Kiểu truyện người lấy vật còn hình thành dựa trên quan điểm cácnghệ nhân dân gian, họ là những người trực tiếp chứng kiến sự tàn bạocủa xã hội phong kiến, sự thống khổ của những con người thấp cổ béhọng bị áp bức bóc lột sức lao động đến cùng kiệt trong xã hội lúc bấygiờ. Những chàng trai, cô gái mà phần nhiều là con côi, con út, ngườiđội lốt vật hay nhân vật lấy các con vật có hình dáng bên ngoài dị dạng,xấu xí làm chồng, vợ của nhau. Vượt qua được các thử thách khắcnghiệt các con vật trút bỏ lốt xấu xí trở thành những chàng trai, cô gáixinh đẹp, tài năng, hiếu hạnh, kết hôn và sống hạnh phúc với nhau. Sựđối lập giữa cái vẻ bề ngoài xấu xí, dị dạng với bên trong cao đẹp, trongsáng của các nhân vật đội lốt vật là một thủ pháp nghệ thuật xây dựnghình tượng nhân vật đặc thù của văn học dân gian cũng quy luật hìnhthành nên truyện cổ tích thần kỳ và kiểu truyện người lấy vật. Các yếu tốthần kì là đặc trưng không thể thiếu trong tiểu loại này, nó là một biệnpháp nghệ thuật đặc biệt nhằm thúc đẩy cốt truyện theo một định hướngđã vạch sẵn. Nhân vật đội lốt vật xấu xí sử dụng những yếu tố thần kỳ đểvượt qua được những thử thách khắc nghiệt của những ông bố vợ tươnglai, đồng thời nhân vật cũng khẳng định tài năng phi thường của chínhmình như truyện Chàng trăn, Chàng rể rắn, Chàng rùa, Chàng chồn,Lấy chồng dê, Lấy vợ cóc, Chàng nhái, Chàng rể cọp, Chàng lợn… Cácyếu tố thần kỳ, được nhân vật đội lốt sử dụng trong nhiều truyện, là nhân

Video liên quan

Chủ Đề