Đâm hiệp sĩ như thế nào

Sáng 5/7, TAND cấp cao TP HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử các bị cáo Nguyễn Tấn Tài (Tài “mụn" 25 tuổi, ngụ quận 12), Nguyễn Hoàng Châu Phú (25 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) về tội “giết người” trong vụ đâm  chết và làm bị thương các “hiệp sĩ đường phố’ vào tối 13/5/2018 trên đường Cách mạng Tháng Tám, quận 3, TP HCM.

Đâm hiệp sĩ như thế nào
Hai bị cáo Tài "mụn" và Hùng tại phiên phúc thẩm sáng 5/7

Trước đó, ngày 29/11/2018, TAND TPHCM đã mở phiên sơ thẩm xét xử và tuyên phạt, Nguyễn Tấn Tài án tử hình chung cho cả 3 tội danh “Giết người", “Trộm cắp tài sản”, “Cố ý gây thương tích”, Nguyễn Hoàng Châu Phú án tù chung thân cùng với các tội danh trên.

Ngô Văn Hùng (SN 1986) bị phạt 4 năm tù giam và Trịnh Thị Như (SN 1991) bị tuyên phạt 12 tháng tù treo cùng về tội “Che giấu tội phạm”.

Sau khi bị tòa sơ thẩm tuyên án, Nguyễn Tấn Tài, Nguyễn Hoàng Châu Phú và Ngô Văn Hùng đã làm đơn kháng cáo. Tuy nhiên tại phiên phúc thẩm, Nguyễn Hoàng Châu Phú đã xin rút đơn kháng cáo. 2 bị cáo Tài và Hùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

HĐXX nhận thấy các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng không trưng được nội dung nào mới để cấp phúc thẩm xem xét. Vì vậy cấp phúc thẩm tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên án tử hình đối với bị cáo Tài và 4 năm tù đối với bị cáo Hùng.

Theo nội dung vụ án, Nguyễn Tấn Tài và Nguyễn Hoàng Châu Phú là những đối tượng trộm cắp chuyên nghiệp. Trước khi bị bắt trong vụ án này, Tài, Phú đều từng có tiền án về tội “trộm cắp tài sản” và mới được ra tù vào tháng 1/2017.

Sau khi ra tù, cả hai tiếp tục chơi chung và chuyên đi trộm cắp xe máy. Chiều tối 13/5/2018, nhận được điện thoại của Tài rủ đi trộm, Phú điều khiển xe máy chạy qua đón Tài.

Đâm hiệp sĩ như thế nào
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm tháng 11/2018

Khi đi, cả hai đều thủ theo dao, cây sắt, đoản cạy khoá cùng thiết bị phá sóng định vị... Sau khi rảo qua nhiều tuyến đường, Tài chở Phú chạy ra đường Cách Mạng Tháng Tám hướng về Ngã sáu Dân Chủ. Cùng lúc này, nhóm “hiệp sĩ” đường phố gồm các anh Trần Văn Hoàng, Nguyễn Văn Thôi, Nguyễn Hoàng Nam, Đinh Phú Quý, Nguyễn Đức Huy, Lê Văn Tuyên, Đinh Văn Tài nhìn thấy Phú và Tài có dấu hiệu khả nghi nên bám theo.

Khi Tài chở Phú đến shop quần áo 248C Cách Mạng Tháng 8, phường 10, quận 3 thì thấy phía trước có dựng chiếc xe SH không người trông coi nên Tài cho xe quay lại lấy trộm. 

Sau khi tiếp cận chiếc xe SH và bẻ được khoá, Tài định lên xe tẩu thoát thì anh Trần Văn Hoàng chạy tới tông vào xe của Tài khiến y và chiếc xe cùng té ngã. Ngay lúc này, anh Hoàng cùng các anh Thôi, Nam, Tuyên xông vào khống chế Tài.

Để thoát thân, Tài đã rút con dao giấu trong người đâm loạn xạ vào nhóm “hiệp sĩ” khiến anh Thôi, Nam chết ngay tại chỗ, còn anh Hoàng bị thương.

Sau khi thoát ra, Tài nhìn qua bên đường thì thấy Phú đang bị anh Quý khống chế, còn anh Huy đang giữ xe lại. Tài liền chạy tới đâm hai người này rồi lên xe cho Phú chở đi. 

Qua điều tra truy xét, đến 20h ngày 14/5/2018, Công an đến bao vây nhà Hùng và bắt giữ Tài. Phú cũng bị bắt giữ ngay sau đó.

Quá trình điều tra, Tài và Phú còn khai nhận trước đó đã gây ra 3 vụ trộm cắp xe máy. Qua thông báo truy tìm, đến nay các nạn nhân trộm xe không ai ra trình báo nên CQĐT chưa xử lý Tài và Phú tội danh này.

Ngoài hai nạn nhân tử vong, 3 “hiệp sĩ” Trần Văn Hoàng, Đinh Phú Quý, Nguyễn Đức Huy cũng bị thương tật từ 2-68%./.

Đâm hiệp sĩ như thế nào

Tài “mụn”, nghi can chính vụ đâm chết 2 Hiệp sĩ là kẻ cực kỳ manh động

VOV.VN - Theo cơ quan công an, Tài "mụn" là đối tượng cực kỳ manh động. Y từng bị bắt vì tội đánh bạc.

Hai ngày sau khi xảy ra vụ trộm xe SH đâm chết hai người và làm trọng thương 3 người xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng.

Tuy nhiên, vụ việc thêm một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi, có nên khuyến khích mô hình “dân thường” lập tổ đội săn bắt cướp chuyên nghiệp hay không? Và nếu khuyến khích thì giải pháp nào bảo đảm an toàn cho các hiệp sỹ khi tình nguyện tham gia gìn giữ an ninh trật tự tại địa phương?

Đâm hiệp sĩ như thế nào
Tiến sĩ, luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách pháp luật và phát triển (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ, luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách pháp luật và phát triển bày tỏ lo lắng: “Những người dân mang tinh thần hiệp sỹ thì tốt, nhưng nếu chúng ta biến thành một thiết chế trong xã hội theo xu hướng chuyên môn hóa dưới góc độ thể chế, nhà nước thì không ổn. Bởi, nhiệm vụ bảo vệ trật tự an ninh, bảo vệ nhân dân thuộc về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan an ninh, cơ quan công an”.

Theo ông Giao, trong xã hội, ai cũng công nhận tinh thần hiệp sĩ, nhưng hiệp sĩ ở đây chúng ta phải hiểu theo nghĩa rộng: “Hiệp sĩ có thể là những hiệp sĩ trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi người dân khi bị xâm phạm bất kể từ phía nào,…nhưng cũng chỉ nên ở mức độ phòng ngừa tội phạm, cung cấp thông tin chứ không khuyến khích họ bằng việc huấn luyện, giao công cụ cho họ tham gia săn bắt cướp”- ông Giao nói.

Qua đây, Tiến Sĩ Hoàng Ngọc Giao cho rằng, bài học lớn và cần làm ngay đối với các cơ quan Nhà nước, cụ thể là lực lượng công an phải rà soát lại năng lực cũng như cách phối hợp, tổ chức trong lực lượng công an để tăng cường cũng như đảm bảo an ninh trật tự. Cùng với đó, Nhà nước cũng cần phổ biến, tuyên truyền về khả năng cung cấp thông tin, điều kiện cung cấp thông tin phòng ngừa tội phạm hơn là bật đèn xanh cho họ dùng vũ lực chống lại tội phạm. Bởi như thế rất nguy hiểm.

Đâm hiệp sĩ như thế nào
Hai nghi can Nguyễn Tấn Tài và Nguyễn Hoàng Châu Phú tại cơ quan CSĐT

Về phía những hiệp sĩ, luật sư Hoàng Ngọc Giao cho rằng họ không được pháp luật trao cho quyền sử dụng vũ lực để săn bắt cướp. Việc sử dụng vũ lực dựa trên tinh thần hiệp sĩ rất dễ đến rủi ro về tính mạng. Và nếu sơ ý trong công việc, ngược lại, có thể hể họ rơi vào trạng thái phạm tội.

“Tôi nói ví dụ hai thanh niên vừa rồi không chết, nhưng ngược trở lại mấy đối tượng cướp lại chết do hiệp sĩ sử dụng vũ lực khống chế. Trong trường hợp đó, rất thiệt thòi cho các hiệp sĩ. Mặc dù, hành động, động cơ của anh là tốt, nhưng hậu quả những kẻ cướp đó chết thì tòa án sẽ xử thế nào? Đó sẽ lại là vấn đề lớn mà chúng ta cần quan tâm”- Tiến sĩ Giao nói.

Đồng tình với quan điểm này, nhà báo Đức Hiển, báo Pháp luật TP.HCM cho rằng, mô hình hiệp sỹ đường phố là mô hình khó có cơ sở pháp luật để tồn tại. Bởi, tức thời chúng ta tước bỏ tự do, hoặc hạn chế tự do của một ai đó như còng, trói, điều đó phải được thực hiện bởi quyền lực nhà nước chứ không phải quyền lực của một tổ chức không được luật pháp thừa nhận.

Bên cạnh đó, theo nhà báo Đức Hiển, những kỹ năng đối phó với nguy hiểm, với cái ác tuy đã được các hiệp sĩ trang bị nhưng không bài bản, chính quy và chưa có cơ chế chính sách nào cho hiệp sĩ trong quá trình truy đuổi cướp chẳng may thiệt hại về sức khỏe, về tính mạng, hay bị trả thù sau khi bị bắt giữ. Với những những lý do như vậy, nhà báo Đức Hiển cho rằng, mô hình hiệp sỹ không nên tồn tại như hiện nay, bởi, vừa có thể tạo ra những bất ổn, vừa có thể xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn chúng ta không kiểm soát được./.

Đâm hiệp sĩ như thế nào

Cảm phục nữ Công an nuôi con nhỏ lần ra dấu vết nhóm đâm chết Hiệp sĩ

VOV.VN - Người đầu tiên lần ra manh mối của nhóm đâm Hiệp sĩ là nữ Phó Trưởng Công an quận 3, TPHCM. Từ nửa tháng nay hầu như chị không gặp mặt con vì liên tục tham gia truy xét tội phạm

Đâm hiệp sĩ như thế nào

Vụ tài xế đâm chết Giám đốc: Nghi can từng bị nạn nhân đe dọa sẽ “xử“

VOV.VN - Trước khi đâm chết Giám đốc công ty vận tải, nghi can Cường từng bị ông này gọi điện đe dọa sẽ "xử".

Đâm hiệp sĩ như thế nào

Tài “mụn”, nghi can chính vụ đâm chết 2 Hiệp sĩ là kẻ cực kỳ manh động

VOV.VN - Theo cơ quan công an, Tài "mụn" là đối tượng cực kỳ manh động. Y từng bị bắt vì tội đánh bạc.