Trịnh xuân thanh bị bắt ở đức như thế nào năm 2024

Cơ quan Hình sự Quốc gia của Slovakia (NAKA) vừa mở lại thủ tục tố tụng hình sự vì những nghi ngờ tham nhũng trong vụ một số người của nước này dính líu vào vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam vào năm 2017, truyền thông Slovakia dẫn lời cảnh sát trưởng Stefan Hamran cho biết hôm thứ Tư 1/12.

Ông Hamran lưu ý rằng cảnh sát Slovakia “đã biết đầy đủ về vụ việc” và cá nhân ông rất lo ngại về chuyện này.

“Các thủ tục tố tụng được đưa ra đang ở giai đoạn đầu mà tôi không thể bình luận công khai vào lúc này”, cơ quan báo chí TARS dẫn lời ông Hamran nói.

Cảnh sát trưởng Slovakia cho biết thêm rằng vụ việc cho đến nay vẫn chưa được cảnh sát nước này xử lý, mà chỉ mới do Thanh tra Bộ Nội vụ dưới sự giám sát của văn phòng công tố khu vực giải quyết.

Cựu chính trị gia Việt Nam và cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Trịnh Xuân Thanh, được cho là đã bị bắt cóc từ Berlin về Việt Nam vào tháng 7/2017 khi đang trong thời gian xin tị nạn ở Đức, và ông được chính quyền Đức bảo vệ chính thức.

Phía Đức nói ông Thanh đã bị bắt cóc ở Berlin trước khi được chuyển đến Slovakia và sau đó đến Moscow trên một chiếc máy bay của chính phủ Slovakia.

Đã có những nghi ngờ cho rằng giới lãnh đạo Slovakia, bao gồm cả phó thủ tướng kiêm bộ trưởng nội vụ lúc bấy giờ là ông Robert Kalinak đã biết về vụ bắt cóc và chấp thuận cho sử dụng máy bay của chính phủ.

Máy bay chở ông Thanh cũng đã bay qua Ba Lan. Khi Bộ Nội vụ Slovakia xin phép sử dụng không phận Ba Lan, họ nói rằng đó là chuyến công du cấp nhà nước của bộ trưởng mặc dù bộ trưởng không có mặt trên máy bay.

Đức sau đó đã điều tra khả năng Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ này. Đồng thời, họ xem xét khả năng vụ bắt cóc được thực hiện bằng cách sử dụng sai mục đích máy bay của chính phủ Slovakia.

Vụ việc đã làm tổn hại đáng kể quan hệ Việt-Đức. Bản án đầu tiên trong phiên tòa được thực hiện vào năm 2019 khi một trong những kẻ bắt cóc nhận 3 năm 3 tháng tù giam. Tòa án Đức tuyên bố rõ ràng rằng đây là một vụ bắt cóc.

Phía Việt Nam từ đầu đến nay bác bỏ cáo buộc bắc cóc, mà luôn khẳng định ông Trịnh Xuân Thanh “tự đầu thú”.

Ông Trịnh Xuân Thanh sau đó bị kết án tổng hợp tù chung thân vào năm 2018 với các tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.

Động thái mới của Slovakia diễn ra sau khi một phiên tòa ở Đức vào tuần trước bắt đầu xét xử kẻ bắt cóc thứ hai sau khi người này bị bắt khi trở về châu Âu sau 5 năm ở Việt Nam.

“Để bí mật đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khối Schengen, bọn bắt cóc đã tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng tại Bratislava, chúng muốn lợi dụng để đưa kẻ bắt cóc vào phái đoàn Việt Nam nhằm tránh sự kiểm tra gắt gao tại sân bay”, các công tố viên Đức nói và cho rằng kế hoạch bắt cóc đã được vạch ra trong cuộc họp của các bộ trưởng Slovakia và Việt Nam.

Phái đoàn Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Công an Tô Lâm, sau đó đến Moscow trên chiếc máy bay mà chính phủ Slovakia cho mượn. Từ đó, họ quay trở lại Việt Nam.

Văn phòng Công tố Liên bang Đức hôm 2/6 cho biết một người đàn ông Việt Nam bị nghi ngờ có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin vào năm 2017 đã bị dẫn độ từ Cộng hòa Séc sang Đức để chờ xét xử, các hãng tin Reuters, AFP đồng loạt loan tin.

Một thông cáo từ Văn phòng Công tố Liên bang Đức cho biết nghi phạm là một công dân Việt Nam được xác định là ông Anh T. L., phải đối mặt với cáo buộc “hoạt động gián điệp, hỗ trợ và tiếp tay cho việc tước đoạt quyền tự do”.

Người đàn ông Việt Nam này đã bị giao nộp cho nhà chức trách Đức hôm 1/6 sau khi bị bắt ở thủ đô Praha vào tháng 4, văn phòng này cho biết thêm.

Nghi phạm Anh T. L. có lệnh truy nã khắp nước Đức và châu Âu, hãng tin Reuters dẫn thông cáo của Văn phòng Công tố Liên bang Đức cho biết.

Nhà báo Lê Trung Khoa ở Berlin, người theo dõi chặt chẽ vụ bắt cóc ông Thanh trong 5 năm qua, nêu nhận định với VOA về việc dẫn độ mới nhất này:

“Nhà nước Đức là một nhà nước pháp quyền, họ luôn thể hiện rằng họ rất nghiêm minh trong vụ việc nghiêm trọng này - bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức do mật vụ Việt Nam đột nhập lãnh thổ, tổ chức và đưa người ra khỏi Đức.

“Người này bị Cộng hòa Czech bắt trong thời gian vừa qua và ngày 1/6 bị dẫn độ sang Đức. Người tham gia vào vụ bắt cóc đó vẫn tiếp tục được phía Đức quan tâm theo dõi và đưa ra xét xử.

“Được biết ông này có trách nhiệm trong vụ việc đó là người lái xe trong lúc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Nhân chứng này rất quan trọng vì người này chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra vào ngày hôm đó - từ trung tâm Berlin chở về Đại sứ quán Việt Nam - và những diễn biến trong xe ông ta biết hết.”

Đây là nghi phạm thứ hai bị dẫn độ về Đức kể từ khi ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), bị bắt cóc ở thủ đô Berlin vào ngày 23/7/2017. Ông Thanh sau đó được cho là bị đưa về Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin và bị áp giải về Việt Nam từ châu Âu.

Vào tháng 8/2018, Cảnh sát Cộng hòa Czech cho VOA Việt ngữ biết cơ quan này đã chính thức mở cuộc điều tra vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức rồi đưa lên một chiếc xe đăng ký biển số Cộng hòa Czech.

Vào năm 2018, ông Long N. H., một người đàn ông Czech gốc Việt mà cộng đồng người Việt tại châu Âu gọi là Nguyễn Hải Long, bị dẫn độ về Đức và bị tòa án nước này kết tội liên quan đến âm mưu bắt cóc với án ba năm 10 tháng tù.

Trong khi chính phủ Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam tiến hành vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh nhưng Hà Nội khăng khăng cho rằng ông Thanh đã tự trở về Việt Nam và ra đầu thú.

Ông Thanh, từng xin tị nạn ở Đức trước khi bị “mất tích”, hiện đang thụ án tù chung thân tại Việt Nam với cáo buộc “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản”.

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh làm rạn nứt quan hệ song phương giữa Berlin và Hà Nội.

Ông Lê Trung Khoa nói:

“Cho đến giờ Việt Nam vẫn không thừa nhận việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Ba điều mà Việt Nam chưa làm mà Bộ trưởng Ngoại giao Đức yêu cầu là: trả lại nguyên trạng – tức là đưa Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, xin lỗi nước Đức, và hứa không tái phạm.

“Họ [Việt Nam] cứ khăng khăng rằng ông Trịnh Xuân Thanh tự về Việt Nam và ra đầu thú. Mà cứ như vậy thì phía Đức sẽ tiếp tục điều tra và mở rộng vụ án”.

Bộ Ngoại giao Đức từng tố cáo Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh theo cách như trong những phim thời Chiến Tranh Lạnh khi nước Đức còn bị phân ra hai miền.

Đây có lẽ là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong quan hệ của Việt Nam với một quốc gia châu Âu suốt trong nửa thập niên qua.