Dàn bài nghị luận văn học lớp 10 năm 2024

                                          

Với dàn bài này, cho phép mấy đứa giải quyết bất cứ tác phẩm nào và dạng đề nào. Đặc biệt khi đề yêu cầu phân tích hai tác phẩm trở lên thì dạng bài này dễ "xài". 1. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề. Ví dụ kêu phân tích hình tượng người lính trong hai bài "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" thì mấy đứa nêu cái chung về đề tài người lính.
  • Nhận định chung ( Đây là hai tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất khi viết về hình tượng người lính...vv...) Các cách mở bài. C1: Đi từ đề tài để dẫn dắt vào tác phẩm. C2: Mượn ca dao, thơ ca có cùng chủ đề. Ví dụ về hình tượng người lính có bài "Tây Tiến" của Quang Dũng "Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc. Quân xanh màu lá dữ oai hùm" C3: Đối chiếu so sánh hai tác phẩm (Nếu...thì...) so sánh nội dung

    Ví dụ: Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã có biết bao nhiêu người chiến sĩ ngã xuống tô thắm quốc kỳ của Tổ quốc. Đã có biết bao nhiêu con người thầm lặng hy sinh, cảm vì lẽ đó, các nhà thơ cũng thay nhau "gác bút nghiên cầm bút sắt" ra trận, dùng ngòi bút cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân và quân bằng những hình tượng rất đẹp về người lính. Nếu Chính Hữu viết "Đồng chí" bằng bút pháp lãng mạn pha với bút pháp hiện thực để khắc hoạ tâm hồn, tình đồng chí của họ thì Phạm Tiến Duật lại dùng những hình ảnh chân thật, với giọng thơ lạc quan mạnh mẽ để khắc hoạ một trái tim nóng của người chiến sỹ. C4: Trích nhận định về tác phẩm ( Cái này dành cho mấy bạn học sinh giỏi nè :) phải kiếm nhận định và học nha) C5: Đi từ giai đoạn văn học để dắt vào tác phẩm. Ví dụ: "Mọi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Tác phẩm chỉ có thể chạm đến tim người đọc khi nó bắt rễ từ cuộc sống, thời đại. Vì thế, khi mà ở Việt Nam, các cuộc Cách mạng giành độc lập nổ ra, các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã phát triển đến cao trào, văn học cũng theo đó mà thay đổi hướng đi của nó. Các tác giả giác ngộ lý tưởng Cách mạng, đã đặt bút viết về những đề tài trong thời chiến. Trong đó, nổi bật là hình tượng người lính, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật cũng viết về đề tài này và dành được nhiều thiện cảm với đọc giả nhân dân qua hai bài "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

    2. Thân bài * Tổng: khái quát vấn đề.

    Ở phần này, mấy đứa nói thêm về vấn đề đặt ra, :) mở rộng thơ văn này nọ, giải quyết triệt để đề bài Ví dụ: Tình yêu nước qua bài "Mùa xuân nho nhỏ" Các em giới thiệu lòng yêu nước là gì, đưa các bài thơ về lòng yêu nước hay ca dao tục ngữ vô :)) thêm muối cho mặn mà và đã có phần khái quát hết sức OK. Ví dụ: Người lính. Thời đại nào cũng thế thôi, cũng có những con người lặng thầm bảo vệ Tổ quốc, những chú hải quân ngày đêm canh giữ biển đảo, những người chiến sĩ ngày ngày canh giữ biên cương. Những con người ấy, đẹp đẽ từ ngoài cho đến khi vào trong thơ và hoá thân thành biểu tượng ai cũng yêu quý. Đặc biệt là hình tượng người lính trong thời chiến, những gian khổ vất vả, cái rét cái đói lại không đánh gục được họ ngược lại cho họ thêm kiên cường, sự mạnh mẽ, thắp cho họ một ước mơ khát vọng về ngày đất nước thống nhất. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã xuất sắc để đưa những điều ấy đến chúng ta.

    *Phân (phân chia): phân tích từng tác phẩm cụ thể ( chú ý chỉ phân tích những đoạn nói về vấn đề) Ví dụ tình yêu quê hương trong" Mùa xuân nho nhỏ" thì các em đừng dại phân tích khổ đầu nhé cái đó toàn tả cảnh thiên nhiên thôi à :) với lại thời gian sẽ không đủ cho các em phân tích toàn bộ tác phẩm. Còn về phần phân tích tác phẩm tất nhiên là thầy cô đã dạy rồi. Các em phân tích nội dung và nghệ thuật song hành :) chị thấy nhiều đứa thiếu nghệ thuật cứ lấn vô phân tích suông. Không có nghệ thuật, tác phẩm sẽ không phải là tác phẩm, nhớ lưu ý kỹ. Và các em phải luôn nhấn vào cái đề :) chứ phân tích tác phẩm mà không có làm nổi bật hình tượng người  lính thì các em có nguy cơ vướng vào lỗi lạc đề. *Hợp:
  • Đánh giá lại tác phẩm
  • Mở rộng với các tác phẩm cùng thời đại.
  • Liên hệ ngày nay. => Chính vì vậy dù đã ra đời rất lâu nhưng (tên tác phẩm) vẫn có ý nghĩa sâu sắc, vượt qua sự băng hoại của thời gian và chạm vào tâm khảm người đọc qua bao thế hệ. 3. Kết bài.

    Dạo này chị bận ôn Olympic nên không có thời gian viết, để thi xong rồi sẽ chuyên tâm hơn, còn chưa đến ba tháng là thi tuyển sinh rồi nhỉ haizz Có gì khó khăn cứ việc nhắn qua wattpad, nếu rảnh chị sẽ giúp đôi chút nhé! À :) nhớ vote cho chị. Thân!

                                  
Bàn về vai trò tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

  1. Xác định luận đề:

- Bài văn cần làm sáng tỏ luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.

- Đây là một ý kiến xác đáng, cần tán thưởng và làm theo.

  1. Xác định các luận điểm:

Bài làm có 3 luận điểm cơ bản:

(1) Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội).

(2) Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.

(3) Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

  1. Tìm luận cứ cho các luận điểm:

- Các luận cứ cho luận điểm (1):

+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.

- Các luận cứ cho luận điểm (2):

+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.

+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

+ Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

- Các luận cứ cho luận điểm (3):

+ Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.

+ Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống.

2. Lập dàn ý

  1. Mở bài

- Trong cuộc sống, giá trị vật chất và giá trị tinh thần đều cần thiết cho con người. Thiếu chúng nhân loại không thể tồn tại

- Trong các món ăn tinh thần, sách chiếm một vị trí vô cùng quan trọng,

- M. Go-rơ-ki đã đúng khi đề cao: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới".

  1. Thân bài:

- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu con người:

- Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách

- Cần kết hợp giữa thực tế và văn chương.

  1. Kết bài

- Sách có một khả năng rất lớn trong việc nâng cao tầm hiểu biết cho con người.

- Mãi mãi sách là người bạn đồng hạnh không thể thiếu của con người.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

  1. Cần bổ sung một số điểm còn thiếu:

- Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người.

- Trong quá trình rèn luyện, cần phải thường xuyên phấn đấu để hướng tới sự hoàn thiện cả tài và đức.

  1. Dàn bài tham khảo:

* Mở bài:

- Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có thể dẫn dắt bằng cách nêu xuất xứ của lời dạy hoặc nêu lên tầm quan trọng của tài và đức... ).

- Định hướng tư tưởng cho bài viết (khẳng định tính đúng đàn cho lời dạy).

* Thân bài:

- Hiểu lời dạy của Bác như thế nào?

+ Giải thích khái niệm tài và đức.

+ Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng.

+ Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?

+ Đức và tài có quan hộ như thế nào nào trong mỗi con người?

- Vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.

+ Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

* Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Çhu tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Gợi ý:

  1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Từ những khó khăn thường xuyên gặp phải và phải vượt qua trong cuộc sống con người ⟶ ông cha ta có câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn".

  1. Thân bài:

- Giải thích: "cái khó": khó khăn, trở ngại, khúc mắc, rắc rối; "bó": cản trở, hạn chế, trói buộc, bao vây; "cái khôn": suy nghĩ, sáng tạo.

\=> Ý nghĩa: Những khó khăn trong cuộc sống làm hạn chế sự phát huy tài năng và sức sáng tạo của con người.

- Bình luận: Hai mặt của câu tục ngữ:

+ Mặt đúng: Sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng hoàn cảnh khách quan. Hoàn cảnh tiêu cực, chủ quan kém phát triển.

+ Mặt chưa đúng: Phiến diện, chưa đánh giá đúng mức sự năng động, ý chí, nghị lực chủ quan của con người.

- Chứng minh (vận dụng câu tục ngữ):

+ Khi tính toán công việc, cần tính đến những khó khăn khách quan để tìm cách khắc phục, chứ không nản chí, đầu hàng, buông xuôi, phụ thuộc.

+ Nâng cao tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn, "gian nan rèn luyện ắt thành công" (Hồ Chí Minh).

+ Càng khó khăn càng quyết tâm khắc phục.

+ "Cái khó ló cái khôn" (Tục ngữ).

+ "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh lúc đó thép sẽ vô cùng cứng rắn và không hề biết sợ" (N.Ô-xtrốp-xki).

+ "Ba lần nung trong lửa đỏ, ba lần tôi trong nước lạnh, ba lần luộc trong kiềm, ta trong sạch hơn tất cả mọi thứ trên đời" (Tục ngữ Nga).

+ Nhưng cũng cần chống lại tư tưởng chủ quan, duy ý chí, xem thường hoàn cảnh và khó khăn khách quan thì cũng không thể thành công.