Dàn ý bài văn so sánh năm 2024

– Giải thích để làm rõ nội dung, ý kiến, phải bày tỏ quan điểm cá nhân về ý kiến đó-> phân tích tường

tận vấn đề của ý kiến theo dàn ý đã xác định.

Đánh giá, khái quát:

Kiểu bài phân tích thơ: khái quát về nội dung nghệ thuật.

* Kiểu bài phân tích nhân vật: Đánh giá ý nghĩa của nhân vật và đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Cunghocvui gửi đến bạn những kiến thức về nghị luận so sánh như đối tượng, yêu cầu chung và dàn ý khái quát cho một bài nghị luận so sánh.

  1. Đối tượng

- So sánh hai hoặc nhiều đối tượng thuộc cùng một tác phẩm.

- So sánh hai hoặc nhiều đối tượng thuộc các tác phẩm khác nhau: so sánh hai chi tiết, so sánh hai nhân vật, so sánh hai cách kết thúc...

  1. Yêu cầu chung

- Đọc là đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm được so sánh: hoàn cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.

- Xác định vấn đề cần nghị luận (đề tài, hình tượng nhân vật, phong cách nhả văn...), các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi dẫn chứng đưa vào trong bài làm.

- Đề bài đôi khi sẽ không nói rõ yêu cầu so sánh nhưng khi nhìn thấy trong đề xuất hiện hai đối tượng (hai đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật...) thì cần có phần so sánh hai đối tượng đó.

- Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: giá trị nội dung nghệ thuật của đối tượng thứ nhất là gì? Giá trị nội dung nghệ thuật của đối tượng thứ hai là gì? Điểm giống nhau, điểm khác nhau?

- Mục đích của dạng đề này là yêu cầu học sinh chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng, từ đó thấy được những điểm kế thừa, cách tân hay sự đa dạng, phong phú của các phong cách nghệ thuật.. .Vì thế, người viết cần đặt trọng tâm bài làm vào phần so sánh.

  1. Dàn ý khái quát

Nghị luận so sánh thường có hai cách làm bải:

- So sánh nối tiếp: Lần lượt phân tích hai văn bản, sau đó chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau.

- So sánh song song: Chỉ ra điểm giống nhau, phân tích, chứng minh bằng hai văn bản; sau đó chỉ ra điểm khác nhau rồi phân tích, chứng minh bằng hai văn bản.

\=> Mỗi cách đều có ưu điểm và tồn tại riêng. Tuy nhiên, cách làm bài so sánh nối tiếp là cách thức thường xuất hiện trong đáp án của các kì thi đại học - cao đẳng.

Xem thêm >>> Tổng hợp làm bài nghị luận văn học

Tổng hợp các dạng viết đoạn nghị luận xã hội

Trên đây là những kiến thức tổng quát cơ bản về nghị luận so sánh, hãy tìm kiếm trên thành công cụ của Cunghocvui với dòng chữ "dàn ý nghị luận so sánh" để tìm hiểu kỹ hơn về so sánh nối tiếp và so sánh song song. Chúc các bạn học tập tốt <3

Theo mô hình đề tham khảo của Bộ GD&ĐT năm nay, câu Nghị luận Văn học có thể đi vào phân tích các chi tiết nhỏ của tác phẩm để làm rõ một vấn đề của nội dung tác phẩm. Theo đó, thí sinh cần chú ý cách làm dạng đề so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm theo dàn ý như sau:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả. Từ đó, dẫn dắt đến chi tiết mà đề bài yêu cầu.

Thân bài:

Phân tích chi tiết thứ 1: Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó; phân tích hành động của nhân vật trong chi tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó; đánh giá chi tiết thứ nhất, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc).

Dàn ý bài văn so sánh năm 2024

Học sinh TP.HCM ôn thi THPT Quốc gia 2019.

Phân tích chi tiết thứ 2: Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó; phân tích hành động của nhân vật trong chi tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó; đánh giá chi tiết thứ hai, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc).

Đánh giá, nhận xét chung về hai chi tiết, so sánh sự giống và khác nhau và lý giải sự giống và khác nhau đó của hai chi tiết. Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm (ngôn từ, tình huống truyện, ý nghĩa của chi tiết...).

Kết bài: Tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Nêu vai trò của tác phẩm đối với nền văn học Việt Nam.

Nghị luận văn học so sánh là dạng bài “khó nhằn” bởi phạm vi vấn đề cần nghị luận thường không nằm trong một tác phẩm. Hơn nữa, dạng bài này khá mới và chưa được cụ thể hóa thành bài học trong sách giáo khoa.

Nếu để ý đề thi từ năm 2014 trở về trước, kiểu bài nghị luận so sánh văn học thường xuất hiện trong đề thi khối C, vấn đề cần nghị luận thường nằm ở 2 tác phẩm văn học. Đây là kiểu bài nghị luận văn học yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng.

Từ trước đến nay, khái niệm “so sánh” trong văn học thường được học sinh hiểu nhiều cách. Có bạn hiểu so sánh văn học như là biện pháp tu từ từ vựng trong tiếng Việt. Cũng có bạn hiểu so sánh như một thao tác lập luận trong số thao tác cần thiết của một bài làm văn. Còn trong bài viết này, chúng ta bàn về khái niệm so sánh dưới góc độ một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như một kiểu bài nghị luận.

Mục đích của kiểu bài này trước hết và quan trọng là để chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn, góp phần hình thành kỹ năng lý giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học.

Đối tượng của bài nghị luận văn học dạng so sánh rất đa dạng. Đó có thể là một khuynh hướng văn học, một giai đoạn văn học hay các tác phẩm cụ thể. Đề có thể yêu cầu so sánh 2-3 tác phẩm với nhau hoặc những yếu tố khác nhau trong cùng một tác phẩm. Bình diện các vấn đề so sánh cũng rất rộng, bao gồm: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật…

Dàn ý bài văn so sánh năm 2024

Thầy giáo Đặng Ngọc Khương.

Ví dụ cụ thể giúp học sinh có cách làm dạng bài nghị luận so sánh văn học như sau:

Đề bài:

Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

Hoặc:

(1) "Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn lại nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn nào hòn nấy trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này".

(Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)

(2) "Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô giá Di – gan phóng khoáng và man dại".

(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Anh/chị hãy làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai đoạn trích trên.

Hướng dẫn:

Để bao quát hết các đối tượng nói trên trong phạm vi một bài viết là điều không khả thi, chính vì vậy tôi chỉ dừng lại ở việc phác thảo một dàn ý cơ bản đề từ đó học sinh có thể vận dụng linh hoạt nhằm giải quyết vấn đề.

Cũng giống như bất kì một dạng văn nghị luận nào khác, kiểu bài nghị luận văn học so sánh cũng cần đảm bảo đúng và đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

1. Mở bài

- Dẫn dắt (mở bài gián tiếp)

Học sinh nên tìm một điểm chung nào đó của hai đối tượng để dẫn dắt. Cách mở bài này không chỉ tạo nên sự gắn kết của đối tượng ngay từ đầu mà còn tạo được hứng thú cho người đọc.

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

Chỉ cần giới thiệu ngắn gọn, đủ thông tin chính và nêu được đối tượng. Tránh tình trạng mở bài quá dài hoạc lan man.

2. Thân bài

  1. Cảm nhận, phân tích các đối tượng

* Phân tích đối tượng so sánh thứ nhất

* Phân tích đối tượng so sánh thứ hai

Lần lượt phân tích nội dung và nghệ thuật của hai đối tượng. Mức độ đầy đủ nhưng không quá chi tiết, dàn trải giống như bài nghị luận về một tác phẩm, để tránh tình trạng không đáp ứng đủ thời gian. Bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích..

  1. So sánh các đối tượng

* Nét tương đồng

* Nét khác biệt

Sau khi phân tích làm rõ từng đối tượng, chúng ta tiến hành so sánh để chỉ ra nét tương đồng và khác biệt trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Bước này đòi hỏi phải có sự cân nhắc chọn lọc, tránh tình trạng so sánh tràn lan hoạc không tương ứng ở các bình diện.

Để làm tốt bước này cần kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh.

* Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng

Để lí giải được sự tương đồng và khác biệt của các đối tượng, chúng ta cần dựa vào bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…