Lỗi tờ khai d02-ts không hợp lệ năm 2024

Sửa đổi trên: Wed, 8 Tháng 2, 2023 tại 1:57 CH

Lỗi xảy ra do tờ khai bổ sung đã nộp không khớp với hồ sơ trên hệ thống của cơ quan thuế.

Ví dụ:

- Hệ thống thuế đang ghi nhận bạn đã nộp tờ khai bổ sung lần 0 và hiện tại bạn gửi tờ khai bổ sung lần 2 thay vì lần 1 thì thông báo lỗi sẽ xuất hiện.

Lỗi tờ khai d02-ts không hợp lệ năm 2024
Cách khắc phục lỗi: bạn chỉ cần gửi lại tờ khai bổ sung lần 1.

Trường hợp không rõ tờ khai nào được gửi đến CQT lần gần nhất, đề nghị liên hệ với cán bộ thuế để được làm rõ.

Đơn vị sử dụng lao động cần lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLD, BNN theo mẫu D02-TS ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam để đơn vị đăng ký, truy thu và điều chỉnh đối với người lao động.

Lỗi tờ khai d02-ts không hợp lệ năm 2024

Hướng dẫn lập danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội

1. Mẫu D02-TS: Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu hoặc thay đổi mức đóng cho người lao động thì phải lập mẫu D02-TS ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 thay thế mẫu D02-TS ban hành kèm theo quyết định 1018/QĐ-BHXH.

  1. Mục đích lập: Danh sách D02-TS để đơn vị sử dụng lao động đăng ký, truy thu, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người lao động thuộc đơn vị.
  1. Trách nhiệm lập: Đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm lập D02-TS.
  1. Thời gian lập: Khi có phát sinh về lao động, tiền lương và truy thu đối với NLĐ thuộc đơn vị.
  1. Căn cứ lập
  • Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
  • HĐLĐ, HĐLV, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận; quyết định nâng lương, thuyên chuyển
  • Hồ sơ khác có liên quan.

Lỗi tờ khai d02-ts không hợp lệ năm 2024

Mẫu danh sách D02-TS của đơn vị sử dụng lao động lập.

Tải về máy mẫu D02-TS theo quyết định 595/QĐ-BHXH file DOC (bản đầy đủ) TẠI ĐÂY

2. Hướng dẫn lập danh sách lao động D02-TS

Doanh nghiệp lập mẫu D02-TS khi nào?

  • Khi có phát sinh tăng, giảm lao động.
  • Khi có phát sinh tăng, giảm tiền lương.

Chỉ tiêu theo cột

  • Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.
  • Cột B: ghi rõ họ, tên của từng người lao động và ghi tương ứng vào từng mục tăng lao động, tăng tiền lương hoặc giảm lao động, giảm tiền lương.
  • Cột C: ghi mã số đối với người đã có mã số BHXH.
  • Cột 1: : ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, điều kiện nơi làm việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV (Ví dụ: Phó Chánh thanh tra Sở A, công nhân vận hành máy may công nghiệp Công ty B ...).
  • Cột 2: Ghi phần lương mà người lao động được hưởng vào chỉ tiêu này.
  • Nếu NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì viết bằng hệ số (gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có).
  • Nếu NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì viết mức lương theo công việc, chức danh bằng đồng tiền Việt Nam.
  • Cột: 3, 4, 5: ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề bằng tỷ lệ phần trăm (%) vào cột tương ứng, nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.
  • Cột 6: ghi phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động (nếu có).
  • Cột 7: ghi các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động từ ngày 01/01/2018 (nếu có).
  • Cột 8, 9: ghi từ tháng năm đến tháng năm người lao động bắt đầu tham gia hoặc điều chỉnh mức đóng. Trường hợp người lao động có thời gian truy đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN thì ghi từng dòng, theo từng mốc thời gian truy đóng.
  • Cột 10: ghi số; ngày, tháng, năm của HĐLĐ, HĐLV hoặc quyết định (tuyển dụng, tiếp nhận); tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương ... Ghi đối tượng được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn nếu có giấy tờ chứng minh như: người có công, cựu chiến binh,....

Chỉ tiêu hàng ngang

  • Tăng: ghi theo thứ tự lao động giảm do ngừng việc, nghỉ hưởng chế độ BHXH...; lao động điều chỉnh giảm mức đóng trong đơn vị.
  • Giảm: ghi tổng số sổ BHXH, thẻ BHYT đề nghị cơ quan BHXH cấp.

Lưu ý

  1. Nếu trong tháng đơn vị lập nhiều danh sách lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN thì đánh số các danh sách.
  2. Đơn vị kê khai đầy đủ, chính xác tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của từng người lao động theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
  3. Trường hợp người lao động chỉ tham gia BHTNLĐ, BNN thì ghi vào mục III (Chỉ đóng BHTNLĐ, BNN) tương tự như trên.
  4. Trường hợp đơn vị báo tăng lao động đối với người lao động đã có mã số BHXH, ghi đầy đủ các tiêu thức trên biểu mẫu và ghi nơi đăng ký KCB ban đầu vào cột 10.
  5. Trường hợp đơn vị có nhiều người thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu thì ghi cột B, cột C và ghi nội dung thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào cột 10, các cột khác bỏ trống

Sau khi hoàn tất việc kê khai người lập danh sách hoặc đại điện đơn vị, doạnh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và nộp lên cơ quan BHXH.