Dân ý cảm nhận về nhân vật An Dương Vương

Đề bài: Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

Bài làm

      Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.

      An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. An Dương Vương nối nghiệp các vua Hùng đã dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để mở rộng giao thương về kinh tế, văn hóa. Quá trình dời đô phản ánh sự lớn mạnh của nhà nước Âu Lạc, đồng thời phản ánh trí tuệ bản lĩnh sáng suốt của vua An Dương Vương.

      Quá trình dựng nước luôn đi liền với quá trình giữ nước, cho nên ngay khi về Cổ Loa, vua An Dương Vương đã cho xây dựng thành kiên cố để chống giặc ngoại xâm. An Dương Vương tự chuẩn bị cho mình sự che chở nhân tạo là chín vòng thành. Nhưng ngày xây thì đêm đổ, vua bèn “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”. Chi tiết một cụ già từ phương Đông đi tới báo sẽ có người đến giúp, và sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã khẳng định tính chất đúng đắn của việc xây dựng Loa Thành. Dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng, không lâu sau thì chín vòng thành đã xây xong, tạo thành một thành lũy kiên cố bảo vệ đất nước. Hình ảnh Loa Thành “rộng hơn ngàn thước, xoắn như hình trôn ốc” phản ánh tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm cao độ chống giặc ngoại xâm của nhà vua và toàn thể nhân dân Âu Lạc.

      Không chỉ vậy ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, khi xây thành xong ông bày tỏ nỗi lòng với Rùa Vàng: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”. Nỗi băn khoăn ấy đã phản ánh nỗi lo lắng thường trực của đất nước thường có nạn giặc ngoại xâm. Được Rùa Vàng tặng vuốt, An Dương Vương ngay lập tức chế tạo nỏ thần, thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc xâm lược của vua tôi Âu Lạc. Và nhờ sự chuẩn bị ấy, vua tôi An Dương Vương đã giành được thắng lợi to lớn, đánh tan sự xâm lược của quân Triệu Đà, chúng thua lớn, “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”. Điều đó khẳng định công lao và vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

      Nhưng vì một phút lơ là, mất cảnh giác ông đã rơi vào bi kịch mất nước. Triệu Đà biết không thể chống lại vũ khí đánh xa và chín vòng thành của An Dương Vương nên tìm cách trì hoãn bằng cách cầu hòa. An Dương Vương không nhận ra mưu sâu kế hiểm ấy nên nhận lời. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. An Dương Vương cũng không mảy may nghi ngờ, nhận lời gả người thân duy nhất của mình cho con trai kẻ thù. An Dương Vương không hề có kế sách đối phó. An Dương Vương cho Trọng Thủy sang ở rể theo tục lệ của nước Âu Lạc. Đây chính là đầu mối đầu tiên dẫn đến bi kịch mất nước sau này, An Dương Vương đã tạo cơ hội thuận lợi cho tên gián điệp đội lốt chủ rể khám phá bí mật quân sự quốc gia.

      Người đứng đầu quốc gia như vậy thì con gái là Mị Châu cũng không hề nghi ngờ, để con trai kẻ thù là nội gián, nàng ngây thơ tin tưởng và tiếp tay cho Trọng Thủy tráo đổi nỏ thần. Trước đây cảnh giác bao nhiêu dời đô về, sợ kẻ thù sẽ kéo sang, nên chuẩn bị chín vòng thành và vũ khí đánh xa nhưng đến đây An Dương Vương hoàn toàn không chút cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng, cậy mình có nỏ thần mà không hề phòng bị. Quân Triệu Đà kéo sang, An Dương Vương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ cười mà hỏi rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Sự nghiệp bao nhiêu năm gây dựng bỗng chống tan thành mây khói, vì chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay kẻ thù. An Dương Vương mang theo con gái Mị Châu bỏ chạy, tình thế vô cùng nguy cấp, nhà vua bị đẩy đến bước đường cùng: Trước mặt là biến cả mênh mông, sau lưng quân giặc đã đuổi đến cận kề, ông thất vọng kêu cứu sứ Thanh Giang: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng xuất hiện và chỉ kẻ sau lưng chính là giặc. An Dương dù vô cùng đau khổ nhưng phải rút gươm giết chết người con gái duy nhất của mình. Hành động đó thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát, ông thực hiện nó khi đứng trên lập trường công dân, công lí và quyền lợi của dân tộc để trừng trị kẻ có tội với đất nước. Như vậy, cùng một lúc An Dương Vương phải đối mặt với hai bi kịch: bi kịch mất nước và bi kịch nhà tan, giết chết người con mình yêu quý. Hành động cuối cùng của ông tuy muộn màng nhưng cũng là sự thức tỉnh, bài học xương máu cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước.

      Sau khi giết chết Mị Châu, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc trở về biển cả. Nhân dân ta đã bất tử hóa sự sống của An Dương Vương. Chi tiết kì ảo thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân. Nhân dân tiếc thương vị anh hùng có công dựng nước nhưng vì một chút lơ là mà cơ đồ đắm biển sâu. An Dương Vương tuy có tội nhưng là vô tình nên được nối dài sự sống.

      Xây dựng nhân vật An Dương Vương các tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo: sự giúp đỡ của Rùa Vàng, nỏ thần,… để khẳng định đề cao những chiến công của ông đối với đất nước. Giọng điệu phong phú, khi ngợi ca tôn vinh, khi ngậm ngùi, chua xót cho cảnh nước mất nhà tan.

      Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lờ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.

     Nhân vật An Dương Vương được khai thác trên nhiều góc độ khác nhau, phân tích nhân vật An Dương Vương là chỉ ra cho người đọc thấy các mặt ấy và cái hay trong cách phân tích. Hãy theo dõi bài viết bên dưới để biết thêm nhé!

Phân tích nhân vật An Dương Vương

Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương chi tiết, đủ ý

Mở Bài:

-    Giới thiệu về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

-     Giới thiệu nhân vật An Dương Vương: là nhân vật trung tâm của truyện, đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tình tiết truyện; là vị vua anh minh có công bảo vệ đất nước nhưng vì lơ là dẫn đến những sai lầm mất nước.

Thân bài:

An Dương Vương với công lao dựng nước và giữ nước

    Là một đấng minh quân với những quyết định sáng suốt trong việc trị vì và cải thiện đời sống nhân dân.

-    Xây thành:

  • Sau khi dời đô về Cổ Loa, An Dương Vương gấp rút xây thành.
  • Ban đầu gặp nhiều khó khăn, thế nên nhà vua lập đàn cầu xin thần kim quy giúp đỡ. Nhờ có sự giúp đỡ của thần kim quy, thành Cổ Loa được xây xong nhanh chóng.
  • Để bảo đảm an toàn khi có giặc xâm lăng, An Dương Vương quyết định xây thành cao và đào hào sâu chống giặc.
  • Biết trọng dụng người tài.

Xem thêm:

Nhân vật Trọng Thủy trong truyền thuyến An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Top 3 mẫu tóm tắt An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy hay nhất

-> Qua đó ta thấy được sự sáng suốt và kiên trì của An Dương Vương trong việc quyết tâm xây thành ổn định cuộc sống nhân dân, cùng với tầm nhìn sâu rộng.

-    Chế nỏ thần:

  • Thành đã xây xong, An Dương Vương tỏ rõ tâm tư với rùa thần “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
  • Khi được rùa thần giúp đỡ cho móng vuốt làm lẫy nỏ thần, An Dương Vương đã mời người làm nỏ giỏi nhất [Cao Lỗ] để chế nỏ.

-> Thể hiện ý chí cảnh giác cao độ, những suy tư lo lắng cho vận mệnh quốc gia dân tộc, quyết tâm bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân của một đấng minh quân.

-    Đánh đuổi giặc ngoại xâm:

  • Nhiều lần Triệu Đà đem quân sang đánh nhưng đều thảm bại trước sự tính toán kĩ lưỡng của An Dương Vương và sức mạnh phi thường của nỏ thần.

-> Đưa ra bài học về việc dựng nước và giữ nước: thành lũy kiên cố, tinh thần cảnh giác cao độ, vũ khí.

-    Tiểu kết:

  • Về nội dung: An Dương Vương xứng đáng là vị vua anh minh, sáng suốt được nhân dân ca ngợi. Một lòng vì nước vì dân, là người biết quí trọng người tài biết lo nghĩ cho vận mệnh nước nhà.
  • Về nghệ thuật: Sử dụng những yếu tố hư cấu như: nỏ thần, rùa thần,... làm thêm phần hư ảo cho câu chuyện.

Những sai lầm của An Dương Vương dẫn đến việc mất nước

Dàn ý phân tích về nhân vật An Dương Vương hay nhất

-    Những sai lầm

  • Chủ quan, không suy kĩ hành mục đích của việc cầu thân, đem Mị Châu gả cho con trai của giặc, đồng thời cho ở rể.
  • Ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần, không quan tâm đến củng cố lực lượng.
  • Thản nhiên đánh cờ khi quân Triệu Đà tiến công.

-> Liên tiếp mắc phải những sai lầm: chủ quan, khinh địch và ỷ lại.

-    Hành động sửa chữa lỗi lầm: 

  • Tự tay giết chết con gái ruột của mình

-> Một hành động tỉnh ngộ muộn màng thể hiện sự lý trí, luôn đứng về lẽ phải về công lý.  

-> Không muốn sống làm tội đồ dân tộc, thà tự vẫn dể bảo toàn khí tiết, để bất tử trong lòng nhân dân.

-    Tiểu kết

  • Về nội dung: kể ra những sai lầm mà nhà vua mắc phải đồng thời bày tỏ thái độ bao dung đối với những sai lầm đó.
  • Về nghệ thuật: vận dụng các yếu tố hư cấu cộng với yếu tố lịch sử.

Kết bài:

-     Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương.

-     Bài học kinh nghiệm tự đúc kết.

Bài văn mẫu phân tích nhân vật An Dương Vương

      Sau những chiến công trước kẻ thù cùng những thành tựu đạt được, nhà vua đã lơ là mà mắc phải những sai lầm khiến ông rơi vào cảnh mất nước. An Dương Vương có cô con gái là Mị Châu, dung mạo xinh đẹp, hiền thục, đoan trang, ông rất yêu con mình. Nên khi Triệu Đà sai con trai là Trọng Thủy đến cầu thân, thấy Mị Châu một lòng yêu hắn, ông vì thương con mà chấp thuận không thấy rõ mưu đồ thâm độc phía sau.

      Âu Lạc vốn là một nước nhỏ phồn thịnh luôn được kẻ thù nhòm ngó. Triệu Đà đã nhiều lần muốn cướp nước nhưng bất thành, nay hắn lập dã tâm mượn cớ cầu thân, để Trọng Thủy có cơ hội tiếp cận Mị Châu lợi dụng tình yêu và sự tin tưởng của Mị Châu đánh tráo nỏ thần, tìm hiểu về cách sử dụng nỏ thần. Sau khi thực hiện được mưu đồ, hắn trốn về nước cùng chiếc nỏ thần. Nắm được điểm yếu của An Dương Vương, Triệu Đà lập tức phát động tiến công và chiếm Âu Lạc. Lúc bấy giờ nhà vua vẫn chưa hay sự tình, ông cứ nghĩ mình có nỏ thần bắn ra trăm mũi tên, bách phát bách trúng nên vẫn thản nhiên đánh cờ. Đến khi phát hiện nỏ thần bị đánh tráo thì mọi việc đã trễ.

      Vì sự ngủ quên trên chiến thắng kia, vì sự ỷ lại nỏ thần mà không có bất kỳ phòng bị nào An Dương Vương đã mất nước. Điều đáng nói ở đây, chính là sự chủ quan hết lần này đến lần khác của An Dương Vương, từ chuyện cầu thân, cho đến hết lòng tin tưởng con rể, để hắn có cơ hội đánh tráo nỏ thần. Hơn thế, khi giặc tấn công, nhà vua lại không có đối sách chống giặc mà tìm đường thoát lui. Chính những sai lầm đó đã đẩy nước ta, dân ta lâm vào cảnh nước mất nhà tan. Cũng chính nó đẩy ông vào tấm bi kịch tự tay giết chết con gái ruột của mình – đứa con gái ông thương yêu. Có thể nói, cái chết của Mị Châu chính là vết dao chí mạng dành cho An Dương Vương. Chính trong sự tội lỗi ấy, ông quyết định tự vẫn để giữ gìn khí tiết, để bất tử với đất nước, thay vì sống mang danh tội nhân thiên cổ. Đây cũng là kết thúc cho một thời kì thịnh vượng của Âu Lạc dưới sự trị vì của An Dương Vương.

Vì Mị Châu rắc lông ngỗng trên đường trốn chạy mà An Dương Vương bị giặc đuổi kịp

      Nhìn chung, câu chuyện vẫn đề cao tài đức của An Dương Vương, dù ông mắc không ít lỗi lầm. Cái chết của Mị Châu và An Dương Vương cũng xem như là một hình phạt thích đáng cho những sai phạm mà ông mắc phải. Câu chuyện với sự pha trộn những yếu tố kì ảo nhằm tạo sự ly kỳ, tạo sức hút cho người đọc. Song, vẫn thêm vào đó những yếu tố sử thi theo đúng giai đoạn lịch sử nước ta. Đây là một truyền thuyết có thực được kể lại, được lưu truyền cho con cháu đời sau, là bài học kinh nghiệm quý báu đúc kết từ tổ tiên. Về sau, An Dương Vương vẫn được nhiều người tôn kính, lập miếu thờ tự vì có công với đất nước. Đồng thời họ cũng bày tỏ lòng tiếc thương đối với vị vua tài giỏi của dân tộc.

      Bài viết trên là tài liệu tham khảo chi tiết và cụ thể, mong rằng các bạn sẽ tiếp thu và vận dụng nó một cách hiệu quả!

Video liên quan

Chủ Đề