Đánh giá chênh lệch thanh toán khoản vay

Kính gửi Bộ Tài chính Kính mong Bộ Tài chính giúp tôi trả lời câu hỏi liên quan đến chênh lệch tỷ giá dưới đây. Theo nguyên tắc hạch toán tỷ giá tại thông tư số 200/2014/TT-BTC đối với các tài khoản tiền ngoại tệ - Bên Nợ - Ghi nhận theo tỷ giá thực tế của ngân hàng thương mại - Bên Có - Ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ bình quân của TK tiền Như vậy, khi doanh nghiệp chuyển tiền ngoại tệ trong hai trường hợp sau đều phát sinh chênh lệch tỷ giá có đúng không? [1] Từ 01 Tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng A sang Tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng B hoặc [2] Chuyển tiền ngoại tệ từ 01 Tài khoản tiền gửi ngoại tệ [TK vãng lai thanh toán theo dõi trên TK 112] tại ngân hàng A sang 01 Tài khoản tiền gửi ngoại tệ [TK tiền gửi có kỳ hạn theo dõi trên TK 128] cũng tại ngân hàng A Vậy, kính mong Bộ Tài chính xác nhận giúp tôi hai trường hợp trên có hay không ghi nhận chênh lệch tỷ giá khi chuyển tiền? Tôi xin chân thành cảm ơn.

03/10/2018

Chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay và lãi tiền gửi trong giai đoạn trước hoạt động được xử lý như thế nào? Sau đây IAC Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay và lãi tiền gửi phát sinh trước hoạt động theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

1. Xử lý chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động:

Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC [Tài khoản 413-Chênh lệch tỷ giá hoái đoái]:

* Xử lý CLTG phát sinh sau ngày TT 200/2014/TT-BTC có hiệu lực:

* Xử lý phát sinh trước ngày TT200/2014/TT-BTC có hiệu lực:

Như vậy:

– Trước ngày TT200/2014/TT-BTC có hiệu lực: kết chuyển toàn bộ lỗ hoặc lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động đang theo dõi trên TK 242 hoặc TK 3387 vào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính trong kỳ.

– Sau ngày TT200/2014/TT-BTC có hiệu lực: Đối với doanh nghiệp không phải doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động phát sinh trong kỳ cần được ghi nhận ngay vào TK 515 [doanh thu tài chính] hoặc TK 635 [chi phí tài chính]

2. Chi phí lãi vay và lãi tiền gửi trong giai đoạn trước hoạt động

2.1 Điều kiện vốn hóa chi phí lãi vay

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 16:

Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC [Tài khoản 335-Chi phí phải trả]:

\=> Đang có quy định khác nhau giữa Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên Thông tư 200/2014/TT-BTC ra đời sau CMKT do đó có thể kết luận: Chi phí lãi vay của các khoản vay phục vụ xây dựng TSCĐ, BĐSĐT cần được vốn hóa kể cả thời gian xây dựng dưới 12 tháng.

Chi phí lãi vay và lãi tiền gửi trong giai đoạn trước hoạt động

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 16:

Theo quy định tại điểm 2.31 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

Như vậy: Trong giai đoạn đầu tư trước hoạt động thì chi phí lãi vay phục vụ việc đầu tư xây dựng được tính vào giá trị tài sản; trường hợp trong giai đoạn đầu tư vừa phát sinh chi phí lãi vay phục vụ việc đầu tư, vừa phát sinh lãi tiền gửi của khoản vay nhàn rỗi phục vụ việc đầu tư thì được bù trừ chi phí lãi vay và lãi tiền gửi nêu trên trước khi vốn hóa giá trị tài sản hoặc ghi giảm giá trị đầu tư.

Ví dụ minh họa 1: Dự án đầu tư bắt đầu từ tháng 1/2017 và sẵn sàng đưa vào sử dụng vào tháng 8/2017 bằng nguồn vốn tự có và vốn vay. Công ty bắt đầu vay vốn từ tháng 1/2017 để trả cho các nhà thầu. Tuy nhiên đến tháng 7/2017 công ty mới thanh toán cho các nhà thầu nên từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2017 công ty gửi tiết kiệm nguồn vốn vay nhàn rỗi nêu trên vào ngân hàng.

– Trường hợp 1: Giai đoạn từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2017 chi phí lãi vay phát sinh của nguồn vốn vay trên là 1 tỷ đồng; lãi tiền gửi của nguồn vốn vay nhàn rỗi là 800 triệu. Chênh lệch giữa chi phí lãi vay và lãi tiền gửi trong trường hợp này là 200 triệu đồng được vốn hóa vào giá trị đầu tư của dự án.

– Trường hợp 2: Giai đoạn từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2017 chi phí lãi vay phát sinh của nguồn vốn vay trên là 1 tỷ đồng; lãi tiền gửi của nguồn vốn vay nhàn rỗi là 1,1 tỷ. Chênh lệch giữa chi phí lãi vay và lãi tiền gửi trong trường hợp này là 100 triệu đồng được ghi giảm vào giá trị đầu tư của dự án.

2.2. Chấm dứt vốn hóa chi phí lãi vay

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 16:

Ví dụ minh họa 2: Dự án đầu tư từ tháng 1/2017 và sẵn sàng đưa vào sử dụng vào tháng 8/2017 bằng nguồn vốn tự có và vốn vay. Trong thời gian đầu tư Công ty phát sinh các khoản công nợ phải trả các nhà thầu. Đến tháng 9/2017 Công ty mới phải vay vốn ngân hàng để thanh toán cho các nhà thầu. Chi phí lãi vay của khoản vay trên sẽ không được vốn hóa vào giá trị đầu tư do phát sinh sau ngày dự án sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Chủ Đề