Đánh giá chung về thực trang hậu quả của fb

Khoảng hơn 10 năm trước, đã có một cuộc tranh luận tại rất nhiều hội nghị, hội thảo báo chí cũng như tại chính các tòa soạn trên thế giới, rằng nên coi mạng xã hội là bạn hay là thù. Gọi là "thù" vì mạng xã hội khi đó đã "cướp" rất nhiều độc giả lẫn nguồn thu của các cơ quan báo chí, gọi là "bạn" vì cũng nhờ mạng xã hội mà các website tin tức thu hút được lượng truy cập đáng kể.

Đương nhiên, ai cũng kỳ vọng rằng lượng truy cập nhiều, và ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với doanh thu quảng cáo tăng, bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu quảng cáo và phát hành của báo in.

Rốt cuộc, lãnh đạo các cơ quan báo chí chốt lại quan điểm rằng mạng xã hội vừa là bạn vừa là thù, thuật ngữ tiếng Anh gọi là "frenemy", ghép từ "bạn" (friend) với từ "kẻ thù" (enemy). Mạng xã hội - mà khi đó chủ yếu là Facebook và Twitter - tuy gây ra nhiều mối đe dọa cho các cơ quan báo chí nhưng cũng mang lại không ít lợi ích, vì vậy một chiến lược tận dụng mạng xã hội là một phần không thể tách rời trong hoạt động của các tòa soạn.

Thậm chí đã xuất hiện khái niệm "social journalism" – tức là các cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội trong mọi khâu của quá trình sản xuất nội dung: từ thu thập thông tin, kiểm chứng thông tin, bổ sung thông tin cho đến phát hành thông tin.

Không ít tòa soạn đổi mới đến mức khi có tin nóng thì họ đăng tải lên fanpage Facebook hoặc tài khoản Twitter trước rồi mới làm tin trên trang tin tức của mình.

Ngày 25/2/2021, Quốc hội Australia đã thông qua Đạo luật Thương lượng các nền tảng số và thông tin truyền thông, trong đó quy định các công ty công nghệ toàn cầu phải trả phí cho việc sử dụng nội dung tin tức của các hãng truyền thông Australia. Ảnh minh họa: Reuters

Ngày 25/2/2021, Quốc hội Australia đã thông qua Đạo luật Thương lượng các nền tảng số và thông tin truyền thông, trong đó quy định các công ty công nghệ toàn cầu phải trả phí cho việc sử dụng nội dung tin tức của các hãng truyền thông Australia. Ảnh minh họa: Reuters

Qua thời gian, mối lương duyên giữa báo chí và mạng xã hội cũng như các công cụ tìm kiếm như Google diễn ra không mấy suôn sẻ.

Những e ngại xen lẫn hồ hởi ngày nào giờ nhường chỗ cho các vụ va chạm liên tục, những dự án hợp tác giữa các nền tảng công nghệ với báo chí nay nhường chỗ cho những tuyên bố gay gắt và những lời dọa dẫm từ cả hai bên.

Có điều, thế bất lợi dường như ở phía các cơ quan báo chí. Tiền thì chẳng được bao nhiêu, thậm chí chưa thấy đâu, mà lượng truy cập thì giảm thê thảm.

Qua thời gian, mối lương duyên giữa báo chí và mạng xã hội cũng như các công cụ tìm kiếm như Google diễn ra không mấy suôn sẻ. Những dự án hợp tác giữa các nền tảng công nghệ với báo chí nay nhường chỗ cho những tuyên bố gay gắt và những lời dọa dẫm từ cả hai bên. Có điều, thế bất lợi dường như ở phía các cơ quan báo chí.

Theo những khảo sát mới nhất, lượng truy cập từ Facebook tới các trang tin tức của cơ quan báo chí lao dốc không phanh, còn Meta – công ty mẹ của mạng xã hội này – tiếp tục chính sách rời xa báo chí. Dữ liệu của các hãng phân tích uy tín Chartbeat và Similarweb hồi tháng 5 vừa qua xác nhận xu hướng giảm ngày càng rõ rệt.

Trong số 1.350 cơ quan báo chí trên toàn cầu mà Chartbeat có dữ liệu, 27% lượng truy cập từ nguồn bên ngoài, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội vào tháng 1/2018 đến từ Facebook, tương đương 2 tỷ trang. Vào tháng 4/2023, tỷ lệ này giảm xuống còn 11% (tương đương 1,5 tỷ).

Tuy cơ quan báo chí nào cũng bị ảnh hưởng nhưng nặng nhất là các báo có quy mô nhỏ. Khảo sát 486 cơ quan báo chí nhỏ (có lượng truy cập trung bình dưới 10.000 trang/ngày), lượng truy cập từ Facebook trong tháng 4 chỉ chiếm vỏn vẹn 2%.

Đối với các cơ quan báo chí lớn (có trung bình trên 100.000 trang/ngày) mức giảm là 24%, trong khi các báo quy mô vừa (từ 10.000 đến 100.000 trang/ngày), mức giảm lên tới 46%.

Facebook là một con dao hai lưỡi và lưỡi nào cũng sắc bén cả, ngoài những lợi ích tuyệt vời mà mạng xã hội facebook đem lại, thì nó cũng đưa đến những tác hại không nhỏ gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Nếu đem so sánh, thì nghiện facebook cũng chẳng khác nào nghiện ma túy, nhiều bạn trẻ xem facebook là niềm tin, là cuộc sống, không thể rời bỏ nó một ngày nào. Các bạn trẻ có thể dành hàng giờ, thậm chí là tất cả thời gian cá nhân của mình chỉ để "lướt" face, comment dạo, thả tim, like các bài viết vô tư lự trên đó. Các bạn mải mê chìm đắm trong cái "thế giới ảo" ấy, quên đi hết những gì đang diễn ra ở bên ngoài, lãng phí thời gian cho mạng xã hội, thay vì trau dồi kiến thức cho bản thân bằng các hành động thực tế như đọc sách, học thêm ngoại ngữ, tham gia câu lạc bộ, hay đơn giản là ra ngoài giao lưu bạn bè,... Việc chìm đắm vào mạng xã hội, suốt ngày cầm khư khư cái điện thoại hay laptop đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng trầm cảm tăng rõ rệt ở những người đam mê mạng xã hội hơn là những người tích cực hoạt động ở thế giới thực tại. Hơn thế, việc nhìn chằm chằm vào những con chữ trên một trang mạng như vậy lâu dần sẽ khiến cho thị lực giảm sút, đầu óc kém tập trung, giảm khả năng sáng tạo, cơ thể trì trệ. Đặc biệt, ánh sáng xanh của màn hình thiết bị khiến não chúng ta bị kích thích dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài. Ngoài những tác hại về sức khỏe, facebook cũng đem đến hàng loạt những tác hại về tinh thần cho giới trẻ, bởi những luồng thông tin tạp nham, thiếu kiểm soát, mà nếu như người đọc không biết chọn lọc thường rất dễ bị đánh lừa. Những bài viết không rõ nguồn, với mục đích nói xấu, đặt điều hạ nhục người khác, thường thu hút tâm tính tò mò của giới trẻ, khiến họ lập tức tin tưởng, có cái nhìn 1 chiều mà không suy xét toàn cuộc. Dẫn đến việc chửi bới, dọa nạt, gây áp lực dư luận lên nạn nhân, cái đó người ta gọi là bạo lực mạng, mà đôi khi các bạn trẻ chỉ biết thỏa mãn cái thói tọc mạch, thích thể hiện mà quên đi hậu quả đối với người gánh chịu. Đã có nhiều trường hợp tự tử vì bị bạo lực mạng. Facebook cũng là nơi lan truyền thông tin nhanh nhất, có những thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ bị lan truyền một cách chóng mặt bằng nút "share", tạo nên những trào lưu "hot", gây ra những suy nghĩ lệch lạc, ví dụ như các văn hóa phẩm đồi trụy. Nguy hiểm hơn cả là hiện nay độ tuổi dùng face đang dần trẻ hóa, những đứa trẻ mới 8, 9 tuổi đã sành sỏi thứ mạng xã hội này, trong khi chúng chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin dẫn tới tình trạng suy nghĩ của chúng bị facebook "bẻ cong" mà cha mẹ hay nhà trường khó có thể kiểm soát được.