Đánh giá cổ phiếu pv oil

Giá xăng lập kỷ lục mới, soi tồn kho của doanh nghiệp xăng dầu cuối quý I

24/05/2022 17:24

Giá xăng đã được điều chỉnh tăng trong 5 kỳ điều hành liên tiếp lên mức 31.250 đồng/lít, tăng 31,3% so với đầu năm. Khi giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xăng dầu được kỳ vọng hưởng lợi từ tồn kho giá thấp và không phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Petrolimex và PV Oil ghi nhận giá trị hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý I gần gấp đôi đầu năm.

(ĐTCK) Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL, mã chứng khoán OIL - UPCoM) mới công bố báo cáo tài chính quý III và luỹ kế 9 tháng 2023.

Cụ thể, doanh thu thuần trong quý III/2023 của OIL đạt 24.012 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ giá vốn giảm mạnh hơn với 10,8%, xuống còn 22.864,8 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 1.147,5 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ.

Kỳ này, doanh thu tài chính của OIL gấp đôi cùng kỳ, đạt 246,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính cũng tăng 82%, lên 93 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng của OIL tăng 33%, lên 729 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 28%, lên 268,4 tỷ đồng.

Kết quả, Công ty lãi sau thuế 234,7 tỷ đồng trong quý III, trong khi cùng kỳ lỗ 373,4 tỷ đồng. Công ty mẹ ghi nhận mức lãi 219,3 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 319,3 tỷ đồng).

OIL cho biết, trong quý III, do giá dầu trên thị trường thế giới tăng nên giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước cũng liên tục được điều chỉnh tăng tương ứng. Điều này trái ngược so với thời điểm quý III/2022 khi giá thế giới liên tục giảm sâu do các lo ngại về suy thoái kinh tế, lạm phát.

Bên cạnh đó, trong quý III/2023, một số đầu mối nhỏ tạm ngừng hoặc thu hẹp kinh doanh tạo điều kiện cho PV OIL mở rộng thị trường, gia tăng thị phần và tăng sản lượng tiêu thụ. Điều này giúp lợi nhuận sau thuế của Công ty chuyển từ lỗ sang lãi.

Tính chung 9 tháng năm 2023, OIL mang về 66.875 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 16% so với cùng kỳ; song lợi nhuận sau thuế tăng tới 54%, đạt 664 tỷ đồng. Lợi nhuận Công ty mẹ mang về đạt 628,3 tỷ đồng, tăng 100%.

Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 33.587 tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Trong đó, OIL đang có 2.907 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Phải thu ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp còn 3.705 tỷ đồng, giảm 19%. Hàng tồn kho của OIL tăng xấp xỉ 99%, lên mức 5.894 tỷ đồng, chủ yếu là hàng hoá và hàng mua đang đi đường.

Ở bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của OIL còn 21.935,5 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Nợ đến nhiều từ phải trả người bán ngắn hạn hơn 6.776 tỷ đồng; phải trả ngắn hạn khác 4.598 tỷ đồng. Riêng vay nợ ngắn hạn và dài hạn của OIL còn 8.061 tỷ đồng và 56,4 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng ngày 30/10, cổ phiếu OIL đang tăng 2%, đạt 10.200 đồng/CP.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đưa 1,034 tỷ cổ phiếu OIL của Tổng CTCP Dầu Việt Nam - PV OIL (mã OIL-UPCoM) vào diện cảnh báo từ ngày 23/3/2023 do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ từ 3 năm trở lên.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cổ phiếu bị cảnh báo theo quy định, công ty phải có văn bản gửi HNX giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 vừa công bố, OIL ghi nhận doanh thu thuần tăng 80% so với năm 2021, từ 57.836 tỷ lên 104.214 tỷ đồng. Sau trừ các khoản thuế phí, Oil ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt đạt 723 tỷ đồng - giảm 6% so với năm trước đó (773 tỷ đồng).

Cũng tính đến ngày 31/12/2022, công ty lỗ luỹ kế hơn 185 tỷ đồng, giảm 216 tỷ so với hồi đầu năm

Cũng tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của PV OIL tăng nhẹ lên mức 28.800 tỷ đồng bao gồm 23.233 tỷ ngắn hạn; tiền mặt - tương đương và tiền gửi ngắn hạn khoảng 11.750 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng lên 2.941 tỷ. Nợ phải trả của OIL tăng lên gần 17.500 tỷ và vốn chủ sở hữu hơn 11.320 tỷ.

Đáng chú ý, bên kiểm toán đưa ra cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ:

Tại ngày 31/12/2022, Tổng Công ty đang ghi nhận phải thu khác từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với số tiền là 169.785.513.359 đồng (tại ngày 31/12/2021: 169.785.513.359 đồng), số dư phải thu khác này liên quan đến khoản thu hồi lỗ lũy kế đến ngày 18/5/2011, là thời điếm Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư ("PETEC" - Công ty con của Tổng Công ty) chính thức chuyển sang loại hình công ty cổ phần. Khoản phải thu này phát sinh từ việc xác định phần vốn Nhà nước tại PETEC tại ngày 18/5/2011 nhưng đến nay vẫn chưa được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.

Dựa trên thông tin hiện có, bên kiểm toán chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về giá trị ghi số của khoản phải thu khác nói trên tại ngày 31/12/2022. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu này trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Công ty hay không.

Như trình bày tại Thuyết minh số 15 phần Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, nguyên giá tài sản cố định vô hình tại ngày 31/12/2022 bao gồm giá trị của các lô đất của Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn (PVOIL Sài Gòn - công ty con của Tống cống ty) với tổng số tiền là 29.702.935.030 đồng (tại ngày 31/12/2021: 29.702.935.030 đồng). Tuy nhiên, quyền sử dụng đất chưa được cấp, sang tên và các lô đất có quyền sử dụng đất đã hết hạn nhưng chưa được gia hạn chứng nhận quyền sử dụng đất cho PVOIL sài Gòn.

Dựa trên thông tin hiện có, bên kiểm toán chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiếm toán thích hợp về quyền sử dụng và thời gian sử dụng các lô đất này tại ngày 31/12/2022. Do đó, chúng tôi không thề xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh sổ liệu này trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty hay không.

Như trình bày tại Thuyết minh số 18 phần Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, giá trị khoản đầu tư của Tổng công ty vào Công ty cố phần Hóa dầu và Nhiên liệu Sinh học Dầu khí (công ty liên kết của Tổng Công ty) được phản ánh theo phương pháp vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính hợp nhất là 272.716.534.896 đồng (tại ngày 31/12/2021: 272.915.527.557 đồng), công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu Sinh học Dầu khí đã được đề nghị xem xét phương án giải thể, phá sản theo quy định pháp luật theo Thông báo số 385/TB-VPCP ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ.

Dựa trên thông tin hiện có, bên kiểm toán chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ các thông tin về những thay đối trong phần vốn góp của Tống Công ty vào tài sản thuần của Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu Sinh học Dầu khí sau ngày mua khoản đầu tư đến ngày 31/12/2022. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu này trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Công ty hay không.

Bên cạnh đó, bên kiểm toán cũng nêu các vấn đề cần nhấn mạnh: Như trình bày tại Thuyết minh số 01 phần Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày 31/12/2022, Tổng Công ty ghi nhận và phản ánh trên báo cáo tài chính riêng khoản góp vốn cổ phần vào PETEC lớn hơn giá trị PETEC đang theo dõi và hạch toán với số tiền 111.225.298.544 đồng. Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty cho rằng khoản chênh lệch này sẽ được xử lý khi PETEC thực hiện xong công tác quyết toán cổ phần hóa.

Theo đó, Ban Tổng giám đốc Tổng Công ty đã quyết định điều chỉnh tăng vốn điều lệ tại công ty con để loại trừ khoản chênh lệch này trước khi thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của Tổng Công ty.

Cũng như trình bày tại Thuyết minh số 02 phần Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo chưa bao gồm các điều chỉnh (nếu có) liên quan đến việc quyết toán công tác cố phần hóa Công ty mẹ do Tổng Công ty chưa có biên bản phê duyệt quyết toán cố phần hóa tại ngày Công ty mẹ chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Được biết, PV OIL được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim) và Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu (PDC).

Ngày 7/3/2018, công ty chính thức đưa 200.445.036 cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 20.200 đồng/cổ phiếu.

Được biết vốn điều lệ của PV OIL là 10.342 tỷ đồng trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là công ty mẹ nắm 80,52% vốn.

Ngày 27/4 tới đây, PV OIL sẽ họp ĐHCĐ thường niên 2023 nhằm thông qua một số nội dung quan trọng về kết quả và kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, kiện toàn nhân sự,...Hiện giá cổ phiếu Oil được giao dịch quanh mốc 8.700 đồng/cổ phiếu với 507.870 đơn vị được giao dịch.