Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Mới đây, hình ảnh ngôi sao Hàn Quốc là G-Dragon - ca sĩ thuộc nhóm nhạc lừng danh Big Bang xuất hiện dưới vai trò "đại sứ thương hiệu" cho hãng điện thoại OPPO đã khiến không ít người cảm thấy bất ngờ.

Dù hình ảnh này được cho là ở tận... đất nước Phillipines xa xôi, nhưng chỉ riêng việc một ngôi sao tầm cỡ thế giới như G-Dragon được xếp chung với ca sĩ Sơn Tùng M-TP cũng đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của dân mạng, đặc biệt là với lượng fan hùng hậu luôn theo dõi 2 ca sĩ này.

Thế mới thấy, OPPO đang làm thương hiệu tốt như thế nào. Riêng việc mời gọi được ca sĩ G-Dragon quảng bá cho tên tuổi của mình, ông lớn này không chỉ chứng tỏ mình có rất nhiều tiền, mà còn là chiến lược "branding" rất bài bản đằng sau đó.

Tại Việt Nam, thương hiệu "điện thoại Sơn Tùng" là một ví dụ

Có thể nói, thành công mà điện thoại OPPO có được tại Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi chàng ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Ở đâu có OPPO, ở đó có Sơn Tùng. Thậm chí, hai cái tên còn được gắn chặt với nhau tới mức, nhiều người quen miệng gọi smartphone OPPO là "điện thoại Sơn Tùng".

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Đứng dưới góc độ truyền thông, OPPO Việt Nam đã phần nào đạt được mục tiêu quảng bá sản phẩm của mình, nghĩa là nhắc tới Sơn Tùng, người ta sẽ nghĩ ngay đến điện thoại OPPO.

Và đây cũng chính là cách mà rất nhiều nhãn hàng trên thế giới hiện đang áp dụng, đó là chọn diễn viên/ca sĩ nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu với mục đích "đánh bóng tên tuổi, và cuối cùng là tăng doanh số.

Fan hâm mộ Sơn Tùng càng nhiều, OPPO Việt Nam càng hưởng lợi. Như "cú nổ" mang tên OPPO F1s vào thời điểm cuối năm 2016 là một ví dụ. Chiếc điện thoại này bất ngờ được bán chạy thứ 2 tại TGDĐ, còn FPT Shop là top doanh số. Một phần là nhờ chiến dịch ca sĩ Sơn Tùng tay cầm smartphone miệng nói: "OPPO F1s - chuyên gia selfie".

Và OPPO Phillipines đang học hỏi theo cách mà OPPO Việt Nam đang làm. Những hình ảnh mới đay cho thấy G-Dragon - ngôi sao có ảnh hưởng lên toàn khu vực Châu Á nhiều khả năng sẽ là đại sứ thương hiệu cho "OPPO F3/F3 Plus" bán tại quốc gia này.

Chiến lược đại sứ thương hiệu theo phân khúc

Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy OPPO Việt Nam không chỉ có Sơn Tùng M-TP làm đại sứ thương hiệu mà còn có rất nhiều đại sứ tên tuỏi khác là Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Noo Phước Thịnh hay Chi Pu.

Tất cả những nhân vật này đều là đại sứ thương hiệu của OPPO Việt Nam, nhưng mỗi người lại có nhiệm vụ riêng cho từng phân khúc nhất định.

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Ví dụ, Sơn Tùng M-TP gần đây gắn liền với chiếc OPPO F1s nằm trong tầm giá 6 triệu đồng. Đây là phân khúc chủ đạo quan trọng nhất của OPPO, và họ đang dùng vị "tướng" tốt nhất của mình để đánh vào phân khúc này.

Còn như Hồ Ngọc Hà thì sao? Hồ Ngọc Hà quảng cáo cho chiếc OPPO F1s Plus có giá bán gần 10 triệu đồng, có thể coi là thuộc phân khúc đắt tiền. Hình ảnh cô ca sĩ này luôn gắn với sự sang trọng, đẳng cấp, nên phù hợp với lớp khách hàng có 10 triệu đồng mua điện thoại.

Ở mặt ngược lại Chi Pu - cô nàng chính là hình mẫu cho đối tượng khách hàng tuổi teen, vốn chỉ có hầu bao hạn hẹp. OPPO A39 do Chi Pu làm đại sứ thương hiệu có giá khoảng 4 triệu đồng, vậy là khách hàng teen hâm mộ Chi Phu mua được.

Có thể thấy, OPPO chia các dòng sản phẩm của mình thành nhiều phân khúc để tiếp cận được tối đa tập khách hàng. Từ đó, với từng nhóm đối tượng khác nhau, nhãn hàng sẽ phải chọn nhân vật phù hợp với sở thích, túi tiền, cũng như nhu cầu của tập khách hàng đấy.

Vậy quay lại trường hợp của OPPO Phillipines, G-Dragon sẽ là đại sứ thương hiệu cho chiếc F3 Plus ở phân khúc nào? Câu trả lời rất có thể là ở vị trí cao hơn "xếp".

Là dòng điện thoại giá rẻ nhưng tích hợp các tính năng vượt trội đặc biệt là camera, Oppo dần trở thành dòng sản phẩm được ưa chuộng và phổ biến với người Việt Nam.

Chính thức tấn công thị trường Việt Nam cuối năm 2012, thật không khó để nhận ra rằng Oppo là nhãn hàng có độ phủ sóng truyền thông khủng khiếp nhất nhì tại Việt Nam với sự xuất hiện dày đặc với danh nghĩa nhãn hàng tài trợ cho các chương trình truyền hình thực tế hay những tấm biển quảng cáo với màu xanh lá cây đặc trưng phủ sóng các mặt phố

BẠN CÓ THỰC SỰ BIẾT VỀ OPPO!

OPPO Electronics Corp (với tên thương hiệu là OPPO- Camera Phone) là nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, có trụ sở đặt tại Đông Hoản, Quảng Đông. Thành lập váo năm 2004, công ty đã đăng kí tên thương hiệu Oppo ở nhiều quốc gia trên thế giới

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Những sản phẩm đầu tiên làm nên thương hiệu Oppo đâu phải smartphone

Khởi điểm Oppo không phải là một hãng sản xuất điện thoại mà chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao phục vụ các khách hàng ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á với các sản phẩm như: máy MP3, đầu DVD/ Blu-ray,… Không chỉ còn là một thương hiệu ở Trung Quốc nữa, Oppo dần trở thành thương hiệu quốc tế, được đăng kí kinh doanh trên 140 quốc gia. Oppo chính thức lấn sân sang thị trường điện thoại với chiếc Oppo Finder – sản phẩm được mệnh danh “mỏng nhất” thế giới trong một thời gian khá dài

Oppo xâm nhập thị trường Việt Nam như thế nào?

Tham gia vào thị trường Việt Nam với tư thế của một “tay chơi” lớn, Oppo cho ra mắt sản phẩm đầu tiên Oppo Find 5 với mức giá khoảng 10 tiệu đồng, một con số không hề nhỏ tại thời điểm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Oppo Find 5 vẫn có chỗ đứng riêng thậm chí tạo được tiếng vang lớn với những ưu điểm vượt trội như: màn hình 5 inch Full HD, cảm biến camera Exmor RS mới nhất khi đó của Sony. Trên đà thắng lợi, Oppo tiếp tục cho ra mắt Oppo Find Way, Find 7, Find 7a, Oppo N1, Neo 5,…, R7 Plus, R7 Lite và Oppo Mirror 5 đình đám

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Oppo Find 5 đánh dấu bước đi đầu tiên của Oppo tại thị trường Việt Nam

Gia nhập vào thị trường Việt Nam đồng nghĩa với việc phải đương đầu với các ông lớn mà điển hình là Samsung nhưng Oppo vẫn tìm được cho mình chỗ đứng riêng, phần tram doanh số bán hàng luôn ở mức cao, chỉ đứng sau Samsung nhưng với việc chỉ mới bước vào đường đua, Oppo hoàn toàn có khả năng lập lại thế cân bằng

Chiến lược Marketing Mix 4P giúp Oppo bứt phá tại thị trường Việt Nam như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé, biết đâu bạn sẽ học hỏi được chút ít kinh nghiệm.

1. Product (Sản Phẩm)

Oppo xuất sắc xóa bỏ định kiến của nhiều người sử dụng với lối suy nghĩ “hàng tàu kém chất lượng”. Đây là hãng điện thoại đầu tiên tại Trung Quốc mang đến cho khách hàng Việt Nam dòng sản phẩm chất lượng cao cùng thiết kế thời thượng, đường nét mỏng, tinh tế phù hợp với dáng vẻ kiêu sa của phái nữ.

Một tính năng nổi bật của Oppo chính là khả nawg chụp hình rất đẹp. Với định vị độc đáo “Oppo – Camera Phone”, họ đã thành công trong việc định vị thương hiệu tới người tiêu dùng, nhắm đúng đến đối tượng là các bạn khách hàng trẻ, có thói quen “selfish” mọi lúc, mọi nơi. Một điều hay gặp tại các cửa hàng điện thoại, nếu khách hàng trong độ tuổi 16-22, đặc biệt là nữ luôn được các bạn tư vấn viên tư vấn về chiếc điện thoại oppo đầu tiên. Như vậy, hang điện thoại nước bạn thực sự đã thành công trong việc định vị sản phẩm với tính năng đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến chụp hình đẹp thôi người ta sẽ liên tưởng ngay đến Oppo

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Chất lượng sản phẩm luôn được Oppo quan tâm hàng đầu. Điển hình là chiếc Oppo N1 với Camera xoay đã làm điên đảo cộng đồng Việt lúc bấy giờ

Tuy nhiên, Oppo còn chú trọng trong khâu thiết kế hình dáng chiếc điện thoại cũng như nâng cấp để phù hợp với giới trẻ như màu sắc tinh tế, thanh lịch, trẻ trung, cấu hình cao, màn hình cảm ứng nhạy, độ phân giải màn hình cao, sử dụng hệ điều hành Androi

Một sản phẩm đột phá của Oppo là Oppo N1 với Camera xoay làm mê mẩn bao người hay Oppo R5 với độ mỏng 4.85 mm tính năng sạc nhanh VOOC

Ngoài ra, Oppo cũng thực hiện tốt dịch vụ hỗ trợ sản phẩm tư vấn khách hàng Trên website của mình, Oppo khẳng định khách hàng là cốt lõi kinh doanh và làm khách hàng hài lòng và thỏa mãn là tiền đề cho sự tồn tại của công ty.

2. Price (Giá)

Oppo dùng chiến lược “định giá thấp sản phẩm để dẫn dụ khách hàng”. Oppo luôn đưa ra mức giá thấp hơn 20% so với các smartphone cùng loại qua kênh caap1, cấp 2 để bán ra thị trường với mức giá thấp nhất có thể nhằm đánh vào tâm lý khách hàng. Sở hữu một sản phẩm chất lượng với mức giá thấp thì ai mà chả thích. Với nhóm khách hàng mục tiêu là các bạn trẻ độ tuổi 16-22, chiến lược giá tầm trung với cấu hình cao, hình dáng đẹp có phần “sang chảnh” phù hợp trong việc biến những khách hàng này trở thành khách hàng trung thành.

Điểm khá độc đáo trong chiến lược giá của Oppo “không bao giờ làm tròn giá”. Ví dụ như: Oppo F7 7.990.000, Oppo Find X 20.990.000. Mặc dù nếu làm tròn lên thì chênh lệch chẳng là bao, tuy nhiên với việc quá hiểu tâm lý người Việt thì chiến lược định giá như vậy đã hoàn toàn thành công.

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Chiến lược giá khác biệt tạo nên nét độc đáo riêng cho thương hiệu điện thoại thông minh này

Xem thêm : Mẫu website bán điện thoại đẹp chuẩn SEO

3. Place (Địa điểm)

Oppo đã chứng tỏ mình là thương hiệu toàn cầu khi có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, hãng điện thoại Trung Quốc xuất hiện dày đặc khắp nơi, hầu hết cửa hàng điện thoại nào cũng có tấm biển màu xanh lá cây nổi bật, có nơi tấm biển ấy còn xuất hiện cùng nụ cười tươi rói của chàng ca sĩ trẻ Sơn Tùng M-tp. Với độ phủ sóng dày đặc thì ở Việt Nam khó ai mà không biết đến hang điện thoại này được

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Cửa hàng Oppo nổi bật giữa phố với sắc xanh lá chủ đạo

4. Promotion (Truyền thông)

Có thể nói thành công lớn nhất ngày hôm nay của Oppo đóng góp một phần rất lớn của chiến dịch truyền thông, trong đó nổi bật nhất là sử dụng kênh KOLs, tiếp đến là tài trợ và các Video Marketing

KOLs

Oppo đã rất thành công trong việc sử dụng nhiều đại sứ thương hiệu đại diện cho các dòng sản phẩm khác nhau. Nếu nhìn rộng ra toàn châu Á họ đã mời được những tên tuổi lớn như: G-Dragon, Dương Mịch, Lee Min Ho. Riêng ở Việt Nam đó cũng chính là những ngôi so hạng A như: Hồ Ngọc Hà. Sơn Tùng M-tp, Tóc Tiên, Chi Pu. Thậm chí kênh KOLs được sử dụng thành công đến mức bây giờ mỗi khi nhắc đến Oppo người ta sẽ gọi đó là "Điện thoại Sơn Tùng". Như ở bài viết về Influencer Marketing ( xem tại đây : Influencer Marketing ) phải biết nắm bắt thời cơ trước đối thủ khác vì các Influencer sẽ lên giá" và quả nhiên Oppo đã rất nhìn ra trông rộng khi gắn bó với chàng nam ca sĩ trẻ gốc Thái Bình ngay từ những ngày đầu để giờ đây cùng anh tạo nên những thành công mới.

Mỗi một ngôi sao sẽ thường đại diện cho một phân khúc khách hàng khác nhau:

Ví dụ, Sơn Tùng M-TP gần đây gắn liền với chiếc OPPO F1s nằm trong tầm giá 6 triệu đồng. Đây là phân khúc chủ đạo quan trọng nhất của OPPO, và họ đang dùng vị “tướng” tốt nhất của mình để đánh vào phân khúc này.

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Sơn Tùng cực nhí nhảnh trong quảng cáo Oppo F1s tạo nên cơn sốt trong cộng đồng fan của nam ca sĩ

Hồ Ngọc Hà - "nữ hoàng showbiz" luôn gắn liền với hình ảnh sang trọng, đẳng cấp nên được chọn mặt gửi vàng với dòng sản phẩm ở phân khúc cao có giá bán gần 10 triệu đồng

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Hồ Ngọc Hà sang trọng với phân khúc sản phẩm cao hơn

Chi Pu - một cô gái xinh xắn, luôn gắn với hình tượng trẻ trung, đáng yêu, cô là hình mẫu cho đối tượng khách hàng tuổi teen vốn có hầu bao eo hẹp nên đại diện cho sản phẩm ở mức giá khoảng 4 triệu đồng

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Với thiết kế bắt mắt "Lấp lánh tựa kim cương" Oppo Mirror 5 thực sự chinh phục khách hàng

Tài trợ

Bạn đã bao giờ cảm thấy có chút gì đó bực mình khi liên tục thấy logo màu xanh lá cây của Oppo luôn xuất hiện góc phải cuối TV ở các chương trình truyền hình thực tế chưa. Không phải Oppo thừa tiền đến mức tài trợ nhiều thế đâu mà nó nằm trong kế hoạch phủ sóng truyền thông dày đặc rất bài bản. Các show truyền hình ăn khách hầu như đều có sự góp mặt của Oppo với tư cách là nhà tài trợ chính từ: The Remix (Hòa âm ánh sáng) mùa đầu tiên, The Face, Bố ơi mình đi đâu thế,... và đáng nói nhất là bộ phim điện ảnh ăn khách Chàng trai năm ấy

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Oppo phủ sóng truyền hình với loạt gameshow ăn khách

Oppo còn xuất hiện trong các sự kiện như Heartbeat: Liveshow đánh dấu chặng đường 10 năm của Mỹ Tâm và sự kiện Color Me Run rất “hot” trong giới trẻ.

Phủ sóng truyền thông là chiến dịch rất khoa học và thể hiện tầm nhìn của oppo đó!

Video marketing

Phim ngắn Âm bản với sự tham gia của đại sứ thương hiệu Sơn Tùng M-tp và cô nàng xinh đẹp Kiều Trinh đã thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo người hâm mộ. Với nội dung nhẹ nhàng có phần vui tươi mặc dù là phim ngắn quảng cáo nhưng không gây khó chịu cho người xem

Không chỉ dừng lại ở đối tượng khách hàng trẻ tuổi, khi lấn sân sang phần khúc trung bình cao và cao OPPO còn cho ra quảng cáo “Làm cha cần cả đôi tay” khiến cho cư dân mạng khen ngợi hết lời.

Đánh giá hoạt động marketing oppo f1s

Không một người nổi tiếng, Quảng cáo Oppo thu hút bởi ý nghĩa của nó "Đặt máy xuống để thực sự bên con"

Kết luận

Oppo là hãng điện thoại Trung Quốc gia nhập thị trường việt Nam cuối năm 2012. Đứng trước sự cạnh tranh với các ông lớn trong đó có Samsung, Oppo đã áp dụng chiến lược Marketing Mix 4P vô cùng khoa học và bài bản từ đó giúp Oppo dần khẳng định thương hiệu và chỗ đứng với khát khao phủ sóng đất Việt.

Như vậy, một chiến lược Marketing khoa học là điều cần thiết đối bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường và nó càng cần thiết hơn nữa khi đó là một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Oppo làm được, nhiều nhãn hàng khác cũng làm được, chúng tôi tin bạn cũng thế!