Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là gì năm 2024

Thiết kế quy hoạch có lẽ là khái niệm mà ai trong số chúng ta cũng đều đã ít nhất nghe thấy một lần. Nhưng bạn có hiểu rõ thiết kế quy hoạch là gì không? Hãy cùng chúng tôi làm rõ hơn về khái niệm này qua bài viết sau đây.

Thiết kế quy hoạch là gì?

Hiểu đơn giản, thiết kế quy hoạch chính là tài liệu thể hiện nội dung quy hoạch dự án. Gồm bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch cụ thể.

Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là gì năm 2024

Thiết kế quy hoạch là tài liệu thể hiện nội dung quy hoạch

Bản thân thiết kế quy hoạch cũng được chia ra làm nhiều dạng khác nhau:

  • Thiết kế quy hoạch mang tầm quy mô lớn: Quy hoạch phát triển khu vực, vùng, tỉnh,…
  • Thiết kế quy hoạch khu công nghiệp, vùng công nghiệp
  • Thiết kế quy hoạch cảnh quan dự án: Khu đô thị, khu vui chơi,…

Một số bản đồ trong thiết kế quy hoạch

Như chúng ta đã biết, quy hoạch xây dựng là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động thực hiện tổ chức, định hướng việc đổ chức cho toàn bộ không gian vùng, đô thị, điểm dân cư và các cơ sở hạng tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm tạo ra một không gian sống phù hợp cho người dân cư trú trên vùng lãnh thổ đó.

Và thiết kế quy hoạch này được triển khai thực hiện với các dạng bản đồ cơ bản như sau:

Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là gì năm 2024

Một số dạng bản đồ thiết kế quy hoạch

Bản đồ 1/5.000 - Xác định khu vực chức năng

Bản đồ này mang tính chất định hướng giao thông, xác định rõ ràng mốc giới, địa giới của những phần đất dành cho việc phát triển các hạng mục cơ sở hạ tầng như: Đường, cầu, cống, điện, trường học, cơ sở y tế, khu dân cư, hồ nước… Bản đồ 1/5.000 là cơ sở để xác định mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư và lên phương án đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng…

Bản đồ 1/2.000 – Phân chia, xác định chức năng sử dụng đất

Bản đồ 1/2.000 dùng để phân chia và xác định chức năng sử dụng đất cũng như mạng lưới công trình hạ tầng. Cụ thể hóa các nội dung quy hoạch chung đô thị.

Nội dung quy hoạch này bao gồm các hạng mục cụ thể:

  • Xác định phạm vi ranh giới
  • Diện tích
  • Tính chất khu vực quy hoạch
  • Dự kiến chỉ tiêu về dân số
  • Hệ số sử dụng đất
  • Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
  • Chức năng sử dụng đất cho từng phân khu
  • Nguyên tắc tổ chức không gian
  • Cách bố trí kiến trúc cảnh quan, đánh giá tác động môi trường chiến lược.

Bản đồ 1/500 - Bản đồ quy hoạch chi tiết

Bản đồ triển khai quy hoạch chi tiết, cụ thể tất cả các công trình trên đất. Bao gồm hạ tầng kỹ thuật, ranh giới từng lô đất.

Bản đồ 1/500 này chính là quy hoạch tổng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng. Là cơ sở để định vị công trình, triển khai thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và triển khai thực hiện xây dựng. Thường do các đơn vị chủ đầu tư dự án triển khai thực hiện.

Lời Kết

Đó là một số thông tin mà chúng tôi tổng hợp được, giúp quý độc giả hiểu hơn thiết kế quy hoạch là gì và một số bản đồ quy hoạch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Quý độc giả, chủ đầu tư còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về vấn đề này. Hãy liên hệ hotline của chúng tôi để được các KTS hỗ trợ giải đáp nhé!

Review chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc Đại học Xây Dựng (NUCE): Quy hoạch kiến trúc là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc của Đại học Xây dựng là một lĩnh vực mới dành cho những bạn vừa đam mê kiến trúc lại yêu thích quy hoạch. Vậy bạn đã hiểu gì về ngành này chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài review chi tiết dưới đây nhé!

Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là gì năm 2024

Chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc – Học 1 ngành làm được 2 ngành

Mục lục

1. Chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc là gì?

Nếu như Kiến trúc được biết đến là một ngành khoa học nghệ thuật về tổ chức không gian các công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị là một ngành khoa học tổ chức môi trường sống và kiểm soát sự phát triển đô thị thì chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc là tổng hợp của việc tổ chức, sắp xếp không gian của công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan và tổ chức không gian quy hoạch của các khu vực chức năng trong đô thị.

Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch quy hoạch, quản lý đô thị, phát triển đô thị,…; lập đồ án Quy hoạch nông thôn/ đô thị, quy hoạch các khu vực đặc thù; kỹ năng thiết kế kiến trúc cho các công trình dân dụng như công trình công cộng, nhà ở, cảnh quan sân vườn, công viên, ngoại thất,….

2. Chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc của Đại học Xây dựng có gì đặc biệt?

Với mục tiêu đưa sinh viên tiếp cận với xu hướng quy hoạch và kiến trúc quốc tế với mục tiêu kiến tạo các không gian hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa với mục tiêu gia tăng tính hấp dẫn nhằm tăng cường tính cạnh tranh của đô thị Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, chương trình đào tạo của chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc trường Đại học Xây dựng đã xây dựng đổi mới theo chuẩn kiểm định quốc tế CDIO. Đây là một giải pháp xây dựng chương trình đào tạo trên nền tảng xác định chuẩn đầu ra về kiến thức và kỹ năng, nâng tầm các chương trình đào tạo nhằm hội nhập chương trình giáo dục toàn cầu.

Chương trình đào tạo của chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc:

Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là gì năm 2024

Trong quá trình học tập, bạn sẽ được trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế thông qua các buổi workshop, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo cùng các kiến trúc sư và chuyên gia quốc tế trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa ngành quy hoạch vùng và đô thị với các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Nếu giỏi ngoại ngữ, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho bạn tham gia các hoạt động trao đổi với các trường đối tác của nước ngoài.

Ngoài ra khi theo học Quy hoạch – Kiến trúc, bạn còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa như: tham gia các hoạt động thiết kế trong và ngoài nước, tham gia dự án nghiên cứu, phát triển tư duy lý luận khoa học cùng giảng viên, cơ hội tiếp xúc doanh nghiệp, tham gia làm việc trong hệ thống các viện thiết kế, công ty tư vấn,… đây là những lợi thế cực lớn đối với sự nghiệp và kế hoạch học tập nâng cao sau này của bạn.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc của Đại học Xây dựng

4. Học Chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc ra trường làm gì?

Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là gì năm 2024

Kiến trúc sư quy hoạch có cơ hội làm việc rộng mở

Điểm lợi thế khi học chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc là bạn có thể làm việc cả về ngành quy hoạch và ngành kiến trúc. Hơn nữa, rất nhiều đơn vị tư vấn thiết kế và địa phương cần tuyển dụng Kiến trúc sư biết cả quy hoạch và kiến trúc nên cơ hội việc làm là vô cùng lớn.

Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc có thể đảm nhiệm vai trò của kiến trúc sư quy hoạch, tham gia rất nhiều lĩnh vực bao gồm: lập đồ án quy hoạch, thiết kế công trình, quản lý dự án phát triển đô thị,… tại các đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp về phát triển đô thị, đầu tư bất động sản, hoặc các đơn vị nhà nước về xây dựng, quy hoạch như Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Phòng Quản lý đô thị quận, huyện và các phòng ban liên quan ở nhiều bộ, ban, ngành.

Kiến trúc sư quy hoạch cũng có nền tảng kiến thức rộng và nhiều kỹ năng tổng hợp, được thường xuyên rèn luyện trong quá trình học tập nên có đủ khả năng làm việc trong các doanh nghiệp và hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp với doanh nghiệp riêng của mình.

Nếu bạn là người đam mê giảng dạy, rất nhiều trường đại học – cao đẳng – trung cấp đào tạo về Kiến trúc và Quy hoạch cần đến bạn. Hơn nữa, các viện nghiên cứu nông thôn – đô thị của các trường đại học và cơ quan Nhà nước cũng là nơi làm việc lý tưởng cho những người đam mê nghiên cứu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc của trường Đại học Xây dựng. Chúc các bạn học tập tốt và thi đỗ ngành học yêu thích!