Đánh giá khoản công nợ có khả năng thu hồi

là một phần của hệ thống báo cáo quản trị nội bộ, được lập và cập nhật định kỳ theo ngày, tháng, quý, năm cũng như theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong việc kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ phải thu và đưa ra các kế hoạch thu hồi thanh toán công nợ phải thu, từ đó quản lý tài chính hiệu quả chính xác, giảm thiểu tối đa rủi ro và quản lý dòng tiền.

Tuy nhiên hiện nay rất nhiều doanh nghiệp “điêu đứng” vì nợ xấu, nợ quá hạn. Khách không trả tiền, doanh nghiệp không xoay vòng được vốn, không có tiền để vận hành, phải đi vay thêm vốn, tốn thêm chi phí tài chính. Lúc này, đáng nhẽ ra là lợi nhuận thì lại trở thành chi phí.

Một phần lý do là báo cáo quản trị công nợ phải thu không hiệu quả.

Khi mà hầu hết doanh nghiệp chỉ quản lý công nợ phải thu theo phương thức thủ công, dựa vào giấy tờ sổ sách hoặc bảng tính excel ghi nợ thì rất dễ dẫn đến trường hợp bỏ sót công nợ phải thu khách hàng, khó theo dõi để nhắc nhở, đôn đốc hay đòi nợ. Mỗi khi doanh nghiệp cần báo cáo thì kế toán quản trị “sống dở chết dở” vì những công việc nhập liệu như mã số thuế, nhập liệu chi tiết giao dịch từng khách hàng, “mỏi mắt” tổng hợp xem mỗi khách hàng cuối kỳ đầu kỳ nợ bao nhiêu,… mà không có thời gian tập trung vào công việc “tạo ra giá trị thực sự” như: phân tích thực trạng tình hình công nợ phải thu và hỗ trợ giải pháp quản trị kịp thời.

Đối mặt với thách thức trên, nhiều doanh nghiệp đầu ngành đang áp dụng hệ thống báo cáo quản trị công nợ phải thu thông minh tích hợp nền tảng công nghệ tự động bao gồm Power BI – công cụ phân tích, kết nối và tạo ra mô hình dữ liệu trực quan do Microsoft phát triển giúp doanh nghiệp:

  • Kiểm soát công nợ phải thu khách hàng nhanh chóng và kịp thời
  • Tiết kiệm thời gian cho việc cập nhất công nợ phải thu khách hàng cũ
  • Tiết kiệm thời gian đối soát với từng khách hàng nhà cung cấp
  • Kịp thời cảnh báo khi khách nợ quá hạn hoặc sắp hết hạn
  • Hỗ trợ làm báo cáo cứng và lưu trữ
  • Giúp dự đoán được công nợ phải thu phát sinh trong kỳ.

Từ đây, nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng kịp thời dựa trên những báo cáo quản trị trực quan, để không “vuột mất” cả Lợi nhuận & Khách hàng

Vậy báo cáo quản trị công nợ phải thu trong doanh nghiệp đang thay đổi như thế nào khi có sự “can thiệp” của các “DNA” công nghệ và cách để tận dụng tốt những báo cáo “lai” này trong quản trị công nợ phải thu doanh nghiệp trong thời điểm công nghệ 4.0, hãy cùng Taca tìm hiểu trong bài phân tích dưới đây.

Tận dụng báo cáo quản trị công nợ phải thu thông minh trong doanh nghiệp

Báo cáo quản trị công nợ phải thu không chỉ cung cấp các thông tin chi tiết về tổng hợp công nợ phải thu khách hàng (Details) mà còn cung cấp bức tranh toàn cảnh (big pictures) về dữ liệu công nợ phải thu của doanh nghiệp. Những dữ liệu trong báo cáo quản trị đi từ bức tranh lớn cho đến chi tiết (From Big picture to details) sẽ giúp nhà quản trị có được góc nhìn tổng thể về công nợ phải thu và sau đó chỉ tập trung vào các chi tiết đang gây “nhức nhối”.

Đối với mỗi Doanh nghiệp, việc thu hồi nợ luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó không chỉ tác động trực tiếp đến nguồn vốn mà còn ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong bài viết này, TNTP sẽ chỉ ra sự cần thiết của hoạt động thu hồi công nợ đối với Doanh nghiệp

1. Hoạt động thu hồi công nợ là gì?

Thu hồi công nợ là việc yêu cầu bên nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác khi đến hạn hoặc quá hạn phải trả theo hợp đồng hoặc theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc thu hồi công nợ đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của Doanh nghiệp. Do đó, để việc thu hồi công nợ đạt hiệu quả, Doanh nghiệp nên áp dụng đa dạng những chính sách, biện pháp thu hồi nợ. Nếu áp dụng các biện pháp thích hợp cho từng đối tượng, bên nợ thì khả năng thu hồi nợ của Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Việc áp dụng các biện pháp thu hồi nợ trái pháp luật hoặc không thích hợp đối với bên nợ có thể khiến việc thu hồi nợ của Doanh nghiệp khó khăn hơn rất nhiều.

Do đó, tùy vào từng đối tượng, bên nợ, Doanh nghiệp nên linh hoạt áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giúp việc thu hồi nợ được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.

2. Sự cần thiết của hoạt động thu hồi công nợ đối với Doanh nghiệp hiện nay

Công nợ là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá chính xác chất lượng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, Doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, hoạt động tài chính không lành mạnh sẽ dễn dẫn tới tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản nợ phải thu sẽ kéo dài. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến “sức khỏe tài chính” của Doanh nghiệp.

Thứ nhất, thu hồi công nợ quyết định “sự sống” của Doanh nghiệp và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp đạt được trạng thái hoạt động lý tưởng khi không còn nợ quá hạn và không bị Doanh nghiệp nào đó chiếm dụng vốn quá thời gian quy định.

Khi tài chính, lợi nhuận ổn định, Doanh nghiệp có thể có những kế hoạch tài chính, phương án kinh doanh phát triển phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Khi tài chính, lợi nhuận không ổn định, Doanh nghiệp có thể xảy ra tình trạng vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh, việc vay vốn từ các tổ chức khác là dễ hiểu. Trường hợp Doanh nghiệp đi vay vốn từ các tổ chức khác và có thể đảm bảo thanh toán đúng hạn thì không xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, trường hợp Doanh nghiệp đi vay vốn từ các tổ chức khác để kinh doanh nhưng không đảm bảo được thời hạn thanh toán thì rủi ro đối với Doanh nghiệp là rất lớn. Nếu khoản vay vốn ấy bị đẩy vào nhóm nợ xấu, Doanh nghiệp có thể bị liệt vào “danh sách đen”, rất khó để tiếp tục đi vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Nghiêm trọng hơn là tài sản thế chấp của Doanh nghiệp có thể bị tịch thu trong trường hợp này. Bên cạnh đó, nhiều Doanh nghiệp có thể bị phá sản bởi vì không thể thanh toán được các khoản nợ hoặc không thể thanh toán được các khoản nợ đã quá hạn do nguồn vốn không còn vì các Khoản nợ của Doanh nghiệp chưa thu hồi được.

Do đó, hoạt động thu hồi công nợ được hay không có ảnh hưởng khá nhiều đến “sự sống” của Doanh nghiệp cũng như những rủi ro về tài chính mà Doanh nghiệp có thể gặp phải.

Thứ hai, thu hồi công nợ sẽ giúp Doanh nghiệp đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh của mình.

Lợi nhuận được hiểu là khoản chênh lệch giữa phần doanh thu của Doanh nghiệp và phần chi phí họ chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, đồng thời nó cũng là cơ sở và là nền tảng để từ đó có căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế của mỗi Doanh nghiệp.

Thực tế thì các Doanh nghiệp đều mong muốn chiếm dụng vốn của các Doanh nghiệp khác càng lâu, đặc biệt với hoàn cảnh mà kinh tế khó khăn như những năm gần đây. Hầu hết các Doanh nghiệp thực hiện việc chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp khác thông qua việc không thanh toán, hoặc kéo dài thời gian thanh toán đối với các khoản công nợ. Do đó, khi công nợ không được thu hồi, đồng nghĩa với việc phần lợi nhuận của Doanh nghiệp không đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến dòng tiền, tài chính của Doanh nghiệp.

Do đó, việc thu hồi công nợ đối với Doanh nghiệp là một việc quan trọng, thiết yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, quyết định “sự sống” của Doanh nghiệp như đã phân tích ở phần trước.

Có thể thấy, công nợ là một phần khó tránh trong hoạt động kinh doanh hiện nay và hoạt động thu hồi công nợ thực sự cần thiết đối với mọi Doanh nghiệp. Từ đó, Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống, quy trình kiểm soát và quản lý công nợ một cách hiệu quả, để hạn chế tối đa việc phát sinh công nợ, đảm bảo ổn định tài chính và phát triển.

Trên đây là chia sẻ kiến thức pháp lý của TNTP về sự cần thiết của hoạt động thu hồi công nợ đối với Doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của các độc giả.