Đánh giá thiết kế thương hiệu năm 2024

Không gian văn phòng: Tên thương hiệu, logo, bao bì thư, danh thiếp, thẻ nhân viên, hóa đơn, kẹp file…

  • Trên sản phẩm: Phiếu bảo hành, hộp hay bao bì đựng sản phẩm, tem, hướng dẫn sử dụng, bảo hành…
  • Không gian ngoài trời: Băng rôn, biển hiệu, biểu tượng công ty…
  • Nhận diện thương hiệu marketing: Catalogue, brochure, website, tờ rơi, hồ sơ năng lực...

Đánh giá thiết kế thương hiệu năm 2024

4. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu

Hiện nay, các thương hiệu nhiều vô kể, và trong đó những thương hiệu có sản phẩm, dịch vụ chất lượng cũng chiếm một số lượng không nhỏ, vì vậy việc chỉ cạnh tranh với họ trên phương diện này là không hề đủ.

Các sản phẩm ngày càng nhiều kéo theo nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng lên. Họ không chỉ yêu cầu việc sử dụng tốt mà còn yêu cầu các yếu tố tăng sự thoải mái, hài lòng, thỏa mãn khi sử dụng như “đẹp”, “đặc biệt”, “ấn tượng” và tùy từng đối tượng sẽ yêu cầu những yếu tố như “sang trọng”, “lịch sự” hay “gần gũi”.

Đến đây, bạn đều đã biết bộ nhận diện thương hiệu thể hiện những gì. Nhưng ngoài việc đơn thuần là những hình ảnh, thông điệp, lời nói mà thương hiệu muốn truyền đạt, một bộ nhận diện thương hiệu còn là một sự kết hợp ăn ý của thiết kế, ý niệm, sự kiện, xúc cảm và ký ức mà sản phẩm cũng như doanh nghiệp xây dựng trong lòng của khách hàng.

Việc chỉ xây dựng là chưa đủ, một bộ nhận diện thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp của bạn có được sự tiếp nhận và yêu mến của khách hàng, từ đó tạo được sự tin tưởng trong họ, lòng tin sẽ là sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng thân thiết cũng như là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tượng khách hàng mới.

5. Làm sao để sở hữu bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả, chuyên nghiệp

5.1. Tự thiết kế:

  • Ưu điểm: Chủ động về tài chính, thể hiện rõ được bản sắc của bộ nhận diện thương hiệu. Nhược điểm: Mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu nếu như bạn mới bắt đầu làm công việc liên quan đến thiết kế. Hạn chế trong thao tác có thể cản trở việc truyền tải thông điệp của bạn. riêng. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng thành công trên chặng đường này. Vậy một bộ nhận diện chuyên nghiệp cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Mời bạn cùng tìm hiểu với Adina Việt Nam nhé!

Nội dung bài viết

Dưới đây là những tiêu chuẩn chung đánh giá mức độ chuyên nghiệp, hiệu quả của một bộ nhận diện thương hiệu:

Tính độc đáo, khác biệt

Sự độc đáo, khác biệt được coi là yếu tố then chốt tác động trực tiếp tới khả năng thành công của một doanh nghiệp. Một bộ nhận diện mờ nhạt, không có điểm nhấn khác biệt rất dễ bị “nhấn chìm” trong hàng tá thương hiệu cùng ngành. Ngược lại, nếu có điểm độc đáo riêng, hình ảnh thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ nổi bật và chiếm trọn lòng tin yêu của khách hàng.

Vậy sự độc đáo, ấn tượng của một bộ nhận diện thương hiệu thể hiện ở đâu? Rất đơn giản, sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ bất kỳ thành phần nào hợp thành bộ nhận diện. Trong đó bao gồm:

  • Tên thương hiệu, slogan
  • Logo trong nhận diện lõi
  • Thế mạnh doanh nghiệp sở hữu
  • Văn hóa doanh nghiệp
  • Hình ảnh nhận diện
  • Màu sắc thiết kế
  • Ngôn ngữ thiết kế.
    Đánh giá thiết kế thương hiệu năm 2024
    Bộ nhận diện thương hiệu cần độc đáo, khác biệt

Đảm bảo tính nhận diện cao

Tính nhận diện của thương hiệu ở đây được hiểu bao gồm cả hai khía cạnh:

  • Nhận diện bản sắc thương hiệu:

Bộ nhận diện cần chú trọng làm nổi bật tiếng nói, cá tính, văn hóa chung của doanh nghiệp. Những yếu tố này được thể hiện qua việc lựa chọn màu sắc, đường nét, đồ họa, hình ảnh và nội dung các ấn phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu.

  • Nhận diện ngành nghề doanh nghiệp hoạt động:

Hệ thống nhận diện phải thể hiện rõ đặc trưng ngành nghề của doanh nghiệp để khách hàng dễ nắm bắt sản phẩm/ dịch vụ đơn vị cung ứng. Chẳng hạn công ty bạn là doanh nghiệp xây dựng, hiển nhiên bộ nhận diện không thể thiết kế theo phong cách mềm mại, nhẹ nhàng. Thay vào đó là sự khỏe khoắn, cứng rắn với những nét đồ họa góc cạnh, hình ảnh máy móc thiết bị xây dựng,…

XEM TIẾP

Sự nhất quán trong toàn bộ nhận diện

Một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ bao gồm rất nhiều hạng mục, chi tiết mời bạn xem trong video dưới đây.

Để khách hàng dễ nhận diện thương hiệu, tất cả hạng mục này đều cần thiết kế đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ. Đồng thời, sự nhất quán này cũng giúp hình ảnh thương hiệu trở nên gần gũi, gia tăng uy tín với khách hàng.

Đánh giá thiết kế thương hiệu năm 2024
Các ấn phẩm trong bộ nhận diện cần đạt tiêu chuẩn nhất quán (Nguồn: Internet)

Bộ nhận diện cần lan tỏa rộng rãi trên thị trường

Để khách hàng nhanh chóng biết và in sâu hình ảnh thương hiệu của bạn, bắt buộc bộ nhận diện phải có tính lan tỏa rộng rãi. Hình ảnh thương hiệu cần xuất hiện trên tất cả phương diện như: Internet, báo chí, quảng cáo, banner, radio,…Sự lan tỏa càng nhiều càng giúp doanh nghiệp thành công và phát triển vững mạnh hơn.

Bộ nhận diện phải dễ ứng dụng vào thực tế

Hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cần dễ thi công, áp dụng thực tế. Từ thiết kế logo tới hệ thống biển bảng, poster, standee,…đều cần thiết kế chuẩn chỉ, đảm bảo đúng kích thước, hình dạng, thuận tiện cho quá trình lắp đặt.

Tiêu chuẩn chi tiết đánh giá từng hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu

Tham khảo yêu cầu chung trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là chưa đủ. Mời bạn cùng Adina Việt Nam tiếp tục tìm hiểu chi tiết về những tiêu chuẩn chi tiết trong thiết kế từng hạng mục của tài liệu này nhé!

Tiêu chuẩn đánh giá nhận diện lõi:

  • Tên thương hiệu: Dễ đọc, dễ nhớ, mang tính nhận diện doanh nghiệp, sản phẩm tốt, có khả năng bảo hộ cao.
  • Slogan: Đọc vần, giàu ý nghĩa, ngắn gọn, dễ nhớ.
  • Thiết kế logo: Biểu tượng độc đáo, sáng tạo, không trùng lặp, phối màu khoa học.
    Đánh giá thiết kế thương hiệu năm 2024
    Tiêu chuẩn đánh giá nhận diện lõi trong bộ nhận diện thương hiệu

Tiêu chuẩn đánh giá bộ nhận diện văn phòng

Tất cả các ấn phẩm trong bộ nhận diện văn phòng như: Namecard, kẹp file, thẻ nhân viên,…đều cần thiết kế tuân thủ những tiêu chuẩn sau:

  • Rõ ràng, đồng bộ
  • Tránh sự cầu kỳ, quá rực rỡ sắc màu
  • Hạn chế tập trung vào tiểu tiết dư thừa
  • Font chữ dễ đọc, dễ nhìn, không dùng từ dễ gây hiểu nhầm.

Thiết kế tài liệu truyền thông, quảng cáo

  • Website: Giao diện thân thiện, tính năng dễ sử dụng, tốc độ tải trang nhanh, chứa đựng thông tin hữu ích, nên sử dụng màu sắc chủ đạo tách ra từ màu logo để tăng tính nhận diện.
  • Profile, brochure: Nội dung ngắn gọn, súc tích, làm nổi bật những ưu thế của doanh nghiệp, hình ảnh chuẩn nhận diện, sắc nét.
  • Biển bảng: Ấn tượng, đặc sắc, truyền tải thông điệp ý nghĩa, đồ họa phong phú.
  • Bao bì sản phẩm: Bắt mắt, chuyên nghiệp, trình bày đầy đủ thông tin về sản phẩm và “giữ chân” khách hàng.

    Đánh giá thiết kế thương hiệu năm 2024
    Tiêu chuẩn thiết kế tài liệu truyền thông, quảng cáo

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tại Adina Việt Nam

Trên đây là những tiêu chuẩn cơ bản và chi tiết dùng để đánh giá thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, quý khách vui lòng liên hệ với Adina Việt Nam theo thông tin bên dưới nhé!