Data mindset là gì

Ngày nay, kinh doanh là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao đòi hòi người kinh doanh phải thường xuyên cập nhật xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của digital marketing, thuật ngữ này cũng trở nên phổ biến và được các doanh nghiệp ứng dụng trong hoạch định chiến lược. Vậy data driven là gì và tầm quan trọng của data driven như thế nào trong chiến lược kinh doanh ? Chúng ta hãy cùng đọc bài viết này để tìm hiểu nhé !

Mục lục

  • Data Driven là gì ?
  • Vai trò của Data
  • Data driven được ứng dụng thế nào trong kinh doanh
      • #1. Lợi ích khi ra quyết định dựa theo hướng dữ liệu
      • #2. Data Driven được áp dụng ở bộ phận nào trong công ty?
  • Tầm quan trọng của data-driven trong hoạt động marketing
    • 1. Hỗ trợ tiếp cận các khách hàng có nhu cầu
    • 2. Tăng tỉ lệ chốt giao dịch
    • 3. Sử dụng các nguồn data nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh
    • Related Post

“Data-Driven” là một thuật ngữ kinh doanh đề cập đến việc sử dụng dữ liệu để cung cấp thông tin giúp bạn ra quyết định nhanh hơn

Trái ngược với việc chỉ được thúc đẩy bởi trực giác hoặc kinh nghiệm cá nhân. Nói cách khác, quyết định được đưa ra với bằng chứng thực nghiệm thực tế chứ không phải suy đoán hay cảm giác ruột gan.

Data Driven được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng phổ biến nhất là vẫn lĩnh vực công nghệ và kinh doanh. Đối với công ty nước ngoài thì việc dựa trên dữ liệu chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt đến mục tiêu kinh doanh nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Vai trò của Data

Data giúp Marketer “dò tìm” và phát hiện ra nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng, xác định và hiểu rõ được tệp khách hàng mà mình đang nhắm tới. 

Data giúp Công ty có thể xác định được tệp khách hàng, phân khúc thương hiệu mà công ty hướng tới, từ đó có cơ sở để định vị và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đồng thời xác định thời điểm và kế hoạch quảng bá phù hợp cho sản phẩm. 

Data còn thể hiện các thông số đánh giá tính hiệu quả và hiệu suất đầu tư [ROI] của chiến dịch quảng bá.

Data cho phép Marketers đưa ra được những lựa chọn tốt hơn dựa trên những trường thông tin có thực mới nhất và chính xác nhất thay vì dựa vào các mô hình lý thuyết và dự đoán. Điều này giúp cho việc phân bổ ngân sách thuận lợi và tối ưu hóa ngân sách tiếp thị.

Data driven được ứng dụng thế nào trong kinh doanh

#1. Lợi ích khi ra quyết định dựa theo hướng dữ liệu

  • Các quyết định được đưa ra dựa trên bằng chứng thay vì cảm tính -> Giúp quyết định đó có xác suất chính xác cao hơn
  • Phân tích dữ liệu sẽ cung cấp thông tin chi tiết và cực kỳ hữu ích về nhiều lĩnh vực, cả bên trong và bên ngoài
  • Có 1 quy trình thu thập và phân tích dữ liệu hoàn chỉnh chính là 1 lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn mà không phải ai cũng có thể làm được
  • Tất cả lĩnh vực hay phòng ban đều có thể áp dụng cách ra quyết định dựa trên hướng dữ liệu

#2. Data Driven được áp dụng ở bộ phận nào trong công ty?

  • Business intelligence
  • Marketing
  • Chăm sóc khách hàng, customer service
  • HR [Nhân sự]
  • Finance and accounting [Tài chính và kế toán]

Các phương pháp kinh doanh theo hướng dữ liệu có thể được áp dụng trong toàn bộ tổ chức theo nhiều cách khác nhau.

Xem thêm: 6 Hiểu biết rõ hơn về lợi ích của Data

Tầm quan trọng của data-driven trong hoạt động marketing

Sau khi hiểu được khái niệm Data Driven là gì thì có thể thấy, Data-Driven mang lại rất nhiều giá trị cho hoạt động Marketing. Chúng giúp chuyển hóa những thông tin thành những con số để từ đó phân tích, tìm ra những dữ liệu quan trọng phục vụ cho những chiến dịch Marketing. Cụ thể, Data-Driven giúp mang lại những lợi ích như:

1. Hỗ trợ tiếp cận các khách hàng có nhu cầu

Khi xã hội phát triển, kéo theo hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi theo, đặc biệt với sự xuất hiện của nhiều nền tảng mua sắm khác nhau. Rõ ràng nhất chính là sự bùng nổ của Internet và một kỷ nguyên mới về mua sắm trực tuyến được mở ra. Chính điều này tạo cho hành vi mua sắm của khách hàng trên Internet trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn khi giờ đây họ có rất nhiều kênh để mua sắm. Chỉ với những thao tác đơn giản như chạm, lướt, vuốt trên chiếc điện thoại hoặc máy tính cá nhân là khách hàng đã có thể tìm được những thông tin về sản phẩm, hoặc thực hiện việc mua sắm và thanh toán. Với Data-Driven, doanh nghiệp sẽ có đủ những thông tin để biết được chính xác nhu cầu của khách hàng, từ đó có những phương thức phù hợp để tiếp cận họ thông qua các điểm chạm khác nhau. 

2. Tăng tỉ lệ chốt giao dịch

Tương tự với việc tiếp cận các khách hàng có nhu cầu, Data-Driven giúp doanh nghiệp tiếp cận tới đúng đối tượng khách hàng dựa trên những dữ liệu đã thu thập được. Chính vì vậy mà hoạt động Data-Driven Marketing có thể giúp tăng tỉ lệ chốt giao dịch, hay nói ngắn gọn là tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Tiếp cận tới đúng khách hàng có nhu cầu, mang tới cho họ những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng và giải quyết chính xác những vấn đề của họ.

3. Sử dụng các nguồn data nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh

Khi dữ liệu trở nên quan trọng, đã có nhiều doanh nghiệp dựa trên chính những giá trị lớn mà Data-Driven mang lại để bắt đầu kinh doanh. Hiểu đơn giản, họ là những bên thứ ba [thường là những doanh nghiệp, agency chuyên về nghiên cứu và khảo sát thị trường] tổng hợp các dữ liệu sau đó bán lại cho những doanh nghiệp có nhu cầu. Để làm được điều này, họ sẽ tiến hành một loạt nghiên cứu và khảo sát trên người dùng, từ đó thu thập được những dữ liệu cần thiết về hành vi của họ. Sau khi tổng hợp và thống kê được dữ liệu cần thiết, các bên thứ ba này sẽ mang đến “chào hàng” cho các doanh nghiệp. Dĩ nhiên, những dữ liệu được trao đổi này hoàn toàn đảm bảo thông tin dữ liệu của người dùng.

Chủ Đề