Đâu là gia trị cốt lõi hướng tới trong đào tạo và nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm

  • TUYÊN NGÔN SỨ MẠNG

             Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có sứ mạng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ khoa học trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ trình độ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học giáo dục, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục khu vực nông thôn và miền núi phía Bắc với khu vực thành thị, thiết lập mô hình tiêu biểu về mạng lưới kết nối giữa trường sư phạm với các trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của đất nước.

    TẦM NHÌN 

             Tới năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ:         Trở thành một trong những trường đại học sư phạm hàng đầu của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển các cơ sở đào tạo giáo viên khu vực phía Bắc và cả nước; là trường đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á về đào tạo giáo viên và kết nối với hệ thống các trường phổ thông, hướng tới các trường đại học sư phạm hàng đầu châu Á.         Cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học trình độ cao, đặc biệt là nghiên cứu khoa học giáo dục.

             Đảm bảo người học tốt nghiệp có chất lượng cao, có năng lực làm việc, thích nghi, sáng tạo và tự học suốt đời.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

         Uy tín - Trí tuệ - Cống hiến

Uy tín: Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học là kim chỉ nam cho sự phát triển Nhà trường thành cơ sở giáo dục hàng đầu; việc xây dựng uy tín của Nhà trường đối với xã hội là một quá trình lâu dài và được thực hiện xuyên suốt qua mọi hoạt động; khai thác, phát triển mọi nguồn lực để bảo đảm cho người học sau khi tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục và có khả năng tự học suốt đời.

Trí tuệ: Chìa khóa quan trọng nhất đảm bảo thực hiện thành công sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của Nhà trường; coi trọng việc xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ cao, phát huy trí tuệ tập thể, tích cực đổi mới tư duy để xây dựng và thực hiện những bước đi đột phá nhằm phát triển Nhà trường.

Cống hiến: Đóng góp sức lực, trí tuệ trong đào tạo là phương châm số một của mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường; thúc đẩy việc đề cao lòng nhiệt huyết, sự tận tụy của đội ngũ viên chức trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Sứ mạng, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi, Triết lý giáo dục và Mục tiêu [Được ban hành theo Quyết định số 355/QĐ-ĐHNL ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm về việc công bố Sứ mạng, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi, Triết lý giáo dục và Mục tiêu của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế]:

1. Sứ mạng
Sứ mạng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập và phát triển.

2. Tầm nhìn
Đến năm 2030, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là trường đại học theo định hướng nghiên cứu, là một trong những trường đại học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của cả nước.

3. Giá trị cốt lõi
Đoàn kết – Chất lượng – Trách nhiệm – Sáng tạo – Hội nhập

4. Triết lý giáo dục
Phát triển toàn diện – Gắn với thị trường lao động – Hội nhập quốc tế

5. Mục tiêu
5.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế trở thành Trường Đại học Nông Lâm trọng điểm quốc gia, trung tâm đào tạo, khoa học – công nghệ chất lượng cao về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có đủ kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, chủ động thích ứng với môi trường làm việc hội nhập quốc tế năng động.

5.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên, Trường Đại hoc Nông Lâm, Đại học Huế xác định các mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2030 như sau:

Mục tiêu 1: Xây dựng hệ thống tổ chức hoàn thiện theo mô hình đại học tiến tiến của thế giới và cơ chế quản lý phù hợp trên cơ sở tự chủ, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực để không ngừng phát triển năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ và phục vụ xã hội; Xây dựng đội ngũ viên chức, người lao động đảm bảo về số lượng, cân đối về cơ cấu, có đạo đức tốt, làm việc chuyên nghiệp và sáng tạo;


Mục tiêu 2: Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức tốt, đủ sức khỏe, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp giỏi, năng lực nghiên cứu tốt, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng cao, có năng lực học tập suốt đời, đáp ứng được nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội và hội nhập quốc tế;
Mục tiêu 3: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt trình độ khu vực và quốc tế; Hội nhập quốc tế sâu rộng nhằm giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ theo hướng hiện đại và tăng cường cơ sở vật chất cho Nhà trường.
Mục tiêu 4: Duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục đại học và không ngừng cải thiện chất lượng đào tạo, khoa học công nghệ và dịch vụ nhằm nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh giáo dục đại học của Nhà trường trong nước và quốc tế.
Mục tiêu 5: Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, phục vụ xã hội và quản lý điều hành theo mô hình đại học thông minh; Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển và từng bước nâng cao thu nhập cho viên chức, người lao động. Quản lý tài chính theo đúng luật pháp, minh bạch, công bằng và hiệu quả.

19/04/2021 14:22 - Xem: 6694

     1. Thông tin chung

     Tiền thân của Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên [ĐHNL] là Trường Đại học Kỹ thuật Miền núi, được thành lập năm 1969. Năm 1971, Nhà trường được đổi tên thành Trường ĐHNL Miền núi. Năm 1972, Trường ĐHNL Miền núi được đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp III. Năm 1994, Đại học Thái Nguyên [ĐHTN] được thành lập và Trường Đại học Nông nghiệp III trở thành trường đại học thành viên của ĐHTN với tên gọi là Trường ĐHNL - Đại học Thái Nguyên. Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Trường ĐHNL - ĐHTN có 8 khoa đào tạo, 7 phòng chức năng phục vụ công tác đào tạo và 01 Văn phòng Quản lý các chương trình đào tạo tiên tiến [CTTT], 2 viện nghiên cứu và 11 trung tâm. Năm 2021, Trường ĐHNL tổ chức triển khai 24 chương trình đào tạo [CTĐT] bậc đại học, có 10 CTĐT thạc sĩ và 8 CTĐT tiến sĩ. Cho đến nay đã có 48 khóa sinh viên tốt nghiệp với hơn 50.000 kỹ sư, cử nhân và gần 4000 thạc sĩ và tiến sĩ. Trong những năm qua, Trường luôn được đánh giá  là trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ hàng đầu về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi môi trường và phát triển nông thôn cho các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và trong cả nước. Sinh viên của Trường có khoảng 40% là con em các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn khu vực miền núi phía bắc.

       2. Sứ mệnh

      Sứ mệnh của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên: “Đào tạo trình độ đại học, sau đại học, NCKH và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn, tài nguyên, môi trường tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước”.

       3. Tầm nhìn

       Đến năm 2030, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên sẽ là một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam, được công nhận là cơ sở giáo dục đại học đảm bảo chất lượng trong hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục khu vực Đông Nam Á [AUN - QA].

     4. Triết lý giáo dục

       Nhà trường lấy triết lý giáo dục là “PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN, THỰC TIỄN VÀ HỘI NHẬP”

Phát triển toàn diện: Người học được đào tạo có đạo đức, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, năng lực đổi mới, tư duy sáng tạo, trách nhiệm xã hội, có ý thức cộng đồng; có lòng yêu nước, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc;

Thực tiễn: Đào tạo luôn gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa phù hợp với thị trường lao động. Quá trình dạy và học được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục trong nhà trường được kết hợp với gia đình và xã hội. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm và tiếp cận theo hướng hòa nhập tích cực và học tập suốt đời.

Hội nhập: Các chương trình đào tạo được phát triển trên cơ sở tham khảo, kế thừa các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học có uy tín trên thế giới và được kiểm định theo chuẩn quốc tế. Môi trường học tập và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường thu hút được các chuyên gia giỏi và sinh viên quốc tế đến làm việc, nghiên cứu và học tập. Giảng viên và người học sau tốt nghiệp có năng lực ngoại ngữ, năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

      5. Giá trị cốt lõi

       Nhà trường luôn hướng tới những giá trị cốt lõi trong đào tạo và nghiên cứu khoa học là: Chất lượng [Quality]; Trách nhiệm [Responsibility]; Công bằng [Equality]; Sáng tạo [Creativeness].

Video liên quan

Chủ Đề