Dđất san lấp bao nhiêu năm thì cố kết năm 2024

San lấp mặt bằng theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san. Khi đó, người thực hiện không cần phải quá quan tâm đến khối lượng đất sẽ bị thừa hay thiếu.

  • San lấp mặt bằng theo yêu cầu về khối lượng đất khi san. Gồm các trường hợp như: Cân bằng lượng đào với lượng đắp; người thực hiện có ý định để lại một khối lượng đất sau khi san [tức là đất đào sẽ nhiều hơn đất lấp]; người thực hiện cố ý bổ sung thêm một lượng đất trước khi san [tức là đất lấp sẽ nhiều hơn đất đào].

Xử phạt hành chính khi san lấp đất nông nghiệp ra sao?

Hành vi san lấp mặt bằng đất nông nghiệp được hiểu là hành vi đã làm thay đổi kết cấu của đất, thay đổi đi giá trị và công dụng của đất nên có thể bị coi là hành vi hủy hoại đất. Mà hành vi hủy hoại đất là một trong những hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật đất đai [tham khảo Điều 12 Luật đất đai 2013].

Hành vi san lấp đất nông nghiệp.

Mức xử phạt san lấp mặt bằng đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp như sau:

Thứ nhất, phạt tiền

Tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ có mức phạt tiền như sau:

  • Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Thứ hai, biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất [tham khảo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP].

Xử phạt hình sự khi san lấp đất nông nghiệp như thế nào?

Theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 thì xử phạt san lấp mặt bằng khi san lấp đất nông nghiệp như sau:

  • Thứ nhất, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Nếu hành vi san lấp đất nông nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thứ hai, phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là những tư vấn về mức xử phạt san lấp mặt bằng hiện nay. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website

Theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013, khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

- Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp:

+ Thay đổi độ dốc bề mặt đất;

+ Hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề;

+ San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề;

+ Trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

- Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp:

+ Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác;

+ Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng;

+ Gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

- Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;

- Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi trên mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;

- Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi trên mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

2. Mức phạt hành vi hủy hoại đất

- Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Diện tích đất bị hủy hoại

Mức phạt tiền

Dưới 0,05 héc ta

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Từ 01 héc ta trở lên

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng

- Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

+ Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013.

Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

...

  1. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

[Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP]

Xem thêm: Mức phạt hành chính khi không đăng ký đất đai năm 2022

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề