Đề bài - hoạt động 1 trang 63 tài liệu dạy – học vật lí 9 tập 1

Một bóng đèn sợi đốt, trên đèn có ghi 6V 3W. Khi đèn không sáng, điện trở của đèn đo được bằng ôm kế là \[2,5\Omega \]. Khi đèn sáng bình thường, điện trở của đèn là bao nhiêu, tăng gấp bao nhiêu lần so với lúc đèn không sáng [hình minh họa H9.2]?

Đề bài

Hãy chứng minh công thức và trả lời câu hỏi vận dụng.

Một đoạn mạch chỉ chứa điện trở R có dòng điện cường độ I chạy qua trong thời gian t. Dựa trên các công thức đã học, em hãy chứng minh các kết quả sau:

Công suất của đoạn mạch chỉ có điện trở R:

\[P = {I^2}R = {{{U^2}} \over R}\]

Công của dòng điện trong đoạn mạch chỉ có điện trở R:

\[A = {I^2}Rt = {{{U^2}} \over R}t\]

Một bóng đèn sợi đốt, trên đèn có ghi 6V 3W. Khi đèn không sáng, điện trở của đèn đo được bằng ôm kế là \[2,5\Omega \]. Khi đèn sáng bình thường, điện trở của đèn là bao nhiêu, tăng gấp bao nhiêu lần so với lúc đèn không sáng [hình minh họa H9.2]?

Lời giải chi tiết

- Ta có công thức tính công suất điện: P = U.I

Mặt khác theo định luật Ôm: U = I.R suy ra P = I2R.

Hoặc thế \[I = {U \over R}\] ta có \[P = {{{U^2}} \over R}\]

- Công thức tính công của dòng điện: \[A = P.t = {I^2}.R.t = {{{U^2}} \over R}t\]

- Bài tập ví dụ:

Khi đèn sáng bình thường, điện trở bóng đèn là: \[P = {{{U^2}} \over R} \to R = {{{U^2}} \over P} = 12\,\left[ {\rm{W}} \right]\] , điện trở này tăng gấp \[{{12} \over {2,5}} = 4,8\] lần so với khi đèn không sáng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề