Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn

Quản lý chu kỳ sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận.

Chúng ta thường bị thu hút bởi những quảng cáo nói về tính năng mới thú vị của sản phẩm: một chiếc xe có tiêu chuẩn SatNav, một thương hiệu dầu gội với công thức mới được cải tiến hoặc bữa ăn nhẹ có nhiều loại trái cây ngon hơn.

Tuy nhiên, đồng thời, nếu đi đến cửa hàng, ta thấy có hàng trăm sản phẩm không giống như quảng cáo.

Vậy tại sao nhiều sản phẩm bị làm quá và có ngân sách tiếp thị hào phóng trong khi một số khác thì không?

Câu trả lời là nhà tiếp thị đang hành động dựa trên vị trí của mặt hàng trong vòng đời sản phẩm của nó.

Tìm hiểu mô hình

Cũng như con người trải qua thời thơ ấu, trưởng thành và già đi, sản phẩm và thương hiệu cũng vậy. Bốn giai đoạn thường được sử dụng để mô tả vòng đời của sản phẩm là:

  1. Introduction – Giới thiệu
  2. Growth – Tăng trưởng
  3. Maturity – Ổn định
  4. Decline – Suy thoái

Mẹo:

Có thể có giai đoạn phát triển trước khi ra mắt nhưng với ứng dụng chính của ý tưởng vòng đời sản phẩm là để chỉ dẫn loại hình tiếp thị được sử dụng, chúng tôi sẽ không xem xét nó trong bài viết này.

Trong những phần đầu của vòng đời sản phẩm, chi phí tiếp thị có thể lớn hơn doanh thu mà nó mang lại. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm thành công được đưa ra thị trường một cách hiệu quả, sản phẩm sẽ ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận trong giai đoạn tăng trưởng và ổn định. Vòng đời điển hình đối với một sản phẩm được quản lý tốt được thể hiện trong hình 1 dưới đây.

Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn

Khi sản phẩm di chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, các yếu tố của marketing thường được sử dụng để thúc đẩy chúng thay đổi.

  • Trong giai đoạn giới thiệu, có rất nhiều hoạt động quảng cáo và tiếp thị được thiết kế để nâng cao nhận thức về sản phẩm mới và tìm kiếm doanh số giữa những người dùng sớm – những người tiêu dùng thích mạo hiểm, thích sở hữu sản phẩm tiên tiến.

Tùy thuộc vào tính chất, sản phẩm có thể có giá cao để bù đắp chi phí phát triển một cách nhanh chóng (đây là phương pháp thường được sử dụng đối với hầu hết những sản phẩm công nghệ cao) hoặc có giá thấp để được chấp nhận rộng rãi – tiếp thị gọi đó là “thâm nhập thị trường”.

  • Chuyển sang giai đoạn tăng trưởng, hoạt động tiếp thị sẽ tập trung vào việc mở rộng thị trường sản phẩm sang những phân khúc mới – về mặt địa lý hoặc nhân khẩu học – và hỗ trợ điều đó bằng cách mở rộng “gia đình sản phẩm”, ví dụ nhiều hương vị hoặc kích cỡ mới (ví dụ hộp đồ uống bằng carton có kích thước đặc biệt vừa với hộp thức ăn trẻ em).
  • Đến thời điểm sản phẩm đạt đến giai đoạn ổn đinh, công ty sản xuất cần phải thu được phần thưởng đáng kể bù đắp thời gian và tiền bạc phát triển sản phẩm từ trước đến nay.

Tính năng của sản phẩm có thể tiếp tục được làm mới theo thời gian, tiếp thị được sử dụng để phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh và gia tăng thị phần. Tuy nhiên, hoạt động tiếp thị và mức chi tiêu có thể thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đó trong vòng đời.

  • Cuối cùng, một khi sản phẩm bắt đầu suy thoái, sự hỗ trợ về mặt tiếp thị có thể bị thu hồi hoàn toàn, doanh thu hoàn toàn là kết quả của danh tiếng sản phẩm còn sót lại trong một khu vực thị trường nhỏ. (Ví dụ người già có thể mua những thương hiệu mà mình bắt đầu sử dụng 40, 50 năm trước đó).

Trong giai đoạn này, quyết định quan trọng nhất cần được thực hiện là khi nào đưa sản phẩm ra khỏi thị trường hoàn toàn. Bạn có thể muốn tiếp tục bán sản phẩm suy thoái trên thị trường – đặc biệt nếu trước đó nó mang lại nhiều lợi ích cho công ty và có sự gắn bó về mặt tinh thần. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần xem xét chi phí sản xuất, điặc biệt nếu chi phí sản xuất tăng khi lượng hàng giảm.

Quan trọng hơn, sự tồn tại của sản phẩm cũ có thể chiếm nhiều thời gian và năng lượng của các nhà quản lý, làm trì hoãn việc phát triển sản phẩm thay thế có tiềm năng sinh lợi nhiều hơn.

Kiểm soát độ dài các giai đoạn của vòng đời

Khoảng thời gian của mỗi giai đoạn trong vòng đời có thể được kiểm soát, đến một mức độ nhất định. Điều này đặc biệt đúng đối với giai đoạn ổn định: rất quan trọng để mở rộng từ quan điểm tài chính bởi đây là khoảng thời gian mà sản phẩm tạo ra nhiều lợi nhuận nhất.

Những chiến thuật tiêu biểu được thiết kế để kéo dài giai đoạn ổn định bao gồm:

  • Tăng số lượng sản phẩm được khách hàng hiện tại sử dụng (đó là lý do tại sao nhiều nhà sản xuất thực phẩm phát hành thẻ công thức nấu nướng sử dụng nguyên liệu của họ).
  • Thêm hoặc cập nhật các tính năng của sản phẩm.
  • Mức giá khuyến mãi để thu hút những khách hàng sử dụng sản phẩm của thương hiệu cạnh tranh.
  • Quảng cáo để khuyến khích những người không sử dụng loại sản phẩm này dùng thử.

Hạn chế của mô hình

Hạn chế của khái niệm vòng đời sản phẩm là không dự đoán được độ dài của từng giai đoạn cũng như sử dụng để dự đoán doanh số bán hàng chính xác.

Hạn chế khác là mô hình như một lời tiên đoán: Nếu một nhà tiếp thị quyết định sản phẩm đang tiến tới giai đoạn suy thoái và ngừng việc tiếp thị, doanh thu của sản phẩm gần như chắc chắn sẽ giảm xuống. Điều này có thể không xảy ra nếu sản phẩm được quản lý như thể nó vẫn đang ở trong giai đoạn ổn định.

Hơn nữa, tăng trưởng có thể tiếp tục trong một thời gian dài bằng cách cải tiến sản phẩm một cách tích cực trên cơ sở liên tục. Hãy nghĩ đến thị trường máy tính cá nhân trong những năm 1980 và 1990: các nhà sản xuất thành công đã tung ra nhiều sản phẩm mới và tốt hơn từ tháng này qua tháng khác.

Nhà tiếp thị thành công cần phải dựa vào nhiều dữ liệu và phân tích để quyết định sản phẩm đang ở giai đoạn nào và liệu có thể mở rộng giai đoạn đó hay không. Mặc dù mô hình hữu ích và kích thích tư duy nhưng nhà tiếp thị cần phải dựa vào quyết định của mình để hiểu rõ thực tế.

Không giống như mọi người vẫn nghĩ, quá trình thiết kế đồ họa không chỉ đơn thuần là làm việc với công cụ thiết kế trên máy tính. Thực tế, để hoàn thiện sản phẩm đồ họa cho một dự án, designer phải thực hiện quy trình phức tạp với nhiều bước. Để mọi người hiểu rõ hơn về quy trình Thiết kế đồ họa, Arena Multimedia đã tổng hợp thành 4 giai đoạn mô tả 10 bước hoàn thiện sản phẩm đồ họa cho một dự án như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin
  • Bước 2: Nghiên cứu thông tin
  • Bước 3: Triển khai ý tưởng (Moodboarding)
  • Bước 4: Vẽ phác thảo (Sketching)
  • Bước 5: Xác nhận thiết kế
  • Bước 6: Triển khai thiết kế
  • Bước 7: Tinh chỉnh thiết kế
  • Bước 8: Trình bày thiết kế
  • Bước 9: Chỉnh sửa thiết kế
  • Bước 10: Chuyển giao sản phẩm

Quy trình này chỉ là thông tin tham khảo, thực tế sẽ có sự điều chỉnh phụ thuộc vào từng công ty, designer và sản phẩm thực hiện.

1. Giai đoạn Xác định 

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, bao gồm: 

1- Nhận bản Creative Brief: Công việc của một graphic designer bắt đầu với một “creative brief” – tài liệu dùng để phác thảo chiến lược của một dự án Thiết kế đồ họa bao gồm các thông tin cung cấp từ khách hàng như: 

  • Mục đích triển khai; 
  • Mục tiêu hướng đến;
  • Yêu cầu đặc biệt;
  • Thông điệp muốn truyền tải; 
  • Nhân khẩu học;
  • Các thông tin quan trọng khác.

2 – Xác định phạm vi dự án: Sau khi tiếp nhận bản brief, nhà thiết kế đồ họa phụ trách sẽ đánh giá sơ bộ các thông tin và phản hồi lại với khách hàng về độ khả thi của dự án, đồng thời điều phối nguồn lực cần có để triển khai dự án.

Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn
Những thông tin trong bản brief sẽ thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của dự án, của khách hàng và ngay cả của agency tiếp nhận dự án. Nguồn ảnh: freepik.

Bước 2: Nghiên cứu thông tin

Bước tiếp theo của quy trình liên quan đến việc thu thập nhiều thông tin nhất có thể về khách hàng, sau đó, sử dụng thông tin này để định hướng toàn bộ thiết kế dự án Thiết kế đồ họa. Chiến lược triển khai dự án trong tương lai đều được quyết định bởi những thông tin tổng hợp được từ đây.

1 – Nghiên cứu thị trường: 2 đối tượng mà graphic designer cần quan tâm tại bước này chính là khách hàng và đối thủ cạnh tranh, các thông tin cần thu thập và xem xét bao gồm:

  • Kiểm tra các nền tảng kỹ thuật số hiển thị hình ảnh thương hiệu công ty như trang web chính, Facebook, Instagram, Youtube, LinkedIn, Tiktok,…
  • Kiểm tra các bài viết, bài báo, bài phỏng vấn có đề cập đến thương hiệu;
  • Kiểm tra bộ nhận diện thương hiệu (logo, hình ảnh quảng cáo, văn phòng phẩm,…) hiện có của thương hiệu;…

2 – Phân tích Brief: Graphic designer cần đối chiếu thông tin thu thập được với bản brief nhận trực tiếp từ khách hàng; nghiên cứu và phân tích kỹ thông tin để định hướng thiết kế.

Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn
Trong quá trình nghiên cứu thông tin, nhà thiết kế đồ họa có thể tận dụng nhiều nội dung để áp dụng vào sản phẩm thiết kế của mình. Nguồn ảnh: freepik.

Bước 3: Triển khai ý tưởng (Moodboarding)

Hoạt động mood boarding sẽ điều hướng trực quan cho một dự án Thiết kế đồ họa. Chúng có thể được sử dụng để xác định bất cứ thứ gì từ hình ảnh liên quan, ảnh chụp, màu sắc sử dụng, kiểu chữ,… Đây là cách hoàn hảo để đưa ra các quyết định quan trọng về một dự án trước khi bắt đầu bắt tay vào thiết kế sản phẩm. Designer cần lưu ý luôn dán nhãn chính xác và kết nối các tư liệu với nhau để dễ dàng hơn cho việc truy xuất thông tin sau này.

Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn
Được phát triển từ bước nghiên cứu thị trường, moodboard là một tập hợp các tài liệu trực quan lưu lại những ý tưởng, chất liệu mà designer nghĩ tới khi nhắc đến dự án. Nguồn ảnh: Pinterest.

2. Giai đoạn Thiết kế

Bước 4: Vẽ phác thảo (Sketching)

Trước khi bắt tay vào thiết kế bản vẽ chính, designer cần bắt đầu với bản vẽ chì hoặc màu thô phác họa lại ý tưởng của đối tượng. Bước này giúp các designer thể hiện nhiều giải pháp thiết kế đồ họa để đề xuất đến khách hàng mà không tốn quá nhiều thời gian. Ngày nay, vẽ phác thảo có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng phần mềm máy tính.

Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn
Trong thời đại công nghệ tân tiến, designer không cần đến kỹ năng vẽ thủ công để thực hiện vẽ phác thảo. Nguồn ảnh: Pinterest.

Xem thêm: Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp? TIPs cho người không biết vẽ

Bước 5: Xác nhận thiết kế

Những bản phác thảo sau đó được gửi đến khách hàng lựa chọn. Các nhà thiết kế đồ họa cung cấp thông tin về ý tưởng, trao đổi và khách hàng xác nhận một giải pháp để triển khai. Thiếu đi bước này, các designer có thể sẽ phải thay đổi toàn bộ bản vẽ chi tiết và mất nhiều thời gian hơn cho một dự án.

Bước 6: Triển khai thiết kế

Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn
Và giờ chúng ta đến bước thứ 6 – thời khắc một sản phẩm đồ họa được thực sự được hình thành. 

Các designers có thể lựa chọn sử dụng bất kỳ phần mềm hoặc công cụ nào phù hợp với khả năng của học và với dự án. Đó có thể là các chương trình Adobe Creative Cloud, InDesign, Photoshop hoặc Illustrator, hoặc một chương trình thiết kế kỹ thuật số như Sketch, ngay cả những công cụ thử công hơn như cọ vẽ và sơn. Các designer sẽ thử nghiệm nhiều lần để tìm ra cách tốt nhất hiện thực hóa ý tưởng, hoàn thành dự án và làm hài lòng khách hàng..

Bước 7: Tinh chỉnh thiết kế

Sau khi đã thỏa sức khám phá và thử nghiệm, đã đến lúc các designer tinh chỉnh thiết kế của mình thành một bản trình bày phù hợp với khách hàng. Mục tiêu là tạo ra một sản phẩm thiết kế đồ họa mà khách hàng yêu thích! 

Bắt đầu bằng việc đối chiếu bản thiết kế với những thông tin đã thu tập được ở giai đoạn 1, xem xét liệu nó đã đáp ứng tốt bản tóm tắt được cung cấp ở bước một hay không? Rồi tiếp đó hãy so sánh bản thiết kế với những sản phẩm trên thị trường, liệu nó đã áp dụng cho đúng đối tượng mục tiêu mà khách hàng hướng tới? Đặc biệt là sản phẩm có đủ nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh không?

Designer hãy trả lời những câu hỏi liên quan và quay lại bản thiết kế của mình để bắt đầu mày mò một lần nữa. Liên tục mày mò và cải tiến sản phẩm cho đến khi nó không chỉ trông hoàn hảo đối với bản thân các designer mà còn cần phải thuyết phục được khách hàng.

3. Giai đoạn Phản hồi

Bước 8: Trình bày thiết kế

Cách các designer trình bày tác phẩm thiết kế đồ họa của họ sẽ ảnh hưởng đến số lượng bản sửa đổi của họ cũng như các phản hồi liên quan. Đương nhiên, điều này còn dựa vào phản hồi của khách hàng. Nếu designer có khả năng truyền tải câu chuyện, ý niệm đằng sau bản thiết kế của mình thì chắc chắn khả năng tạo ảnh hưởng và thuyết phục khách hàng của designer sẽ cao hơn.

Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn
Designer cần dành thời gian để sắp xếp, chuẩn bị nội dung và luyện tập thuyết trình trước khi chính thức gặp mặt khách hàng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Bước 9: Chỉnh sửa thiết kế

Đương nhiên, sau khi bản thiết kế đồ họa được trình bày, designer sẽ nhận phản hồi từ khách hàng. Các designer có thể phải lặp lại giai đoạn 2 nhiều lần cho đến khi khách hàng thật sự thỏa mãn. Ở giai đoạn này, các designer nên linh hoạt đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Ngành thiết kế đồ họa tại Việt Nam: Lối đi đầy triển vọng cho bạn trẻ

4. Giai đoạn Giao hàng

Bước 10: Chuyển giao sản phẩm

Tùy thuộc vào các dự án khác nhau, designer sẽ chuyển giao với tới đơn vị phụ trách phù hợp như công ty chuyên in ấn, bộ phận marketing của doanh nghiệp hoặc gửi trực tiếp đến khách hàng. 

Để thiết kế một sản phẩm cần phải trải qua máy giai đoạn
Quy trình đến đây là kết thúc, hợp đồng đã được ký kết, đã đến lúc các sản phẩm thiết kế đồ họa được chia sẻ với cộng đồng.

Xem thêm: Công việc của thiết kế đồ họa là gì? Liệu bạn có đang hiểu đúng?

Phía trên là 10 bước cơ bản của quy trình Thiết kế đồ họa mà một designer cần tuân thủ khi triển khai dự án. Đương nhiên, sẽ có những dự án đòi hỏi sự phức tạp hơn nhưng Arena Multimedia chỉ tổng hợp 1 quy trình dễ hiểu dành cho tất cả mọi người dù không làm trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa.