Đêmôcrit nhà triết học cổ Hy Lạp quan niệm vật chất là gì

Cuộc đờiSửa đổi

Democritus, do Hendrick ter Brugghen vẽ, 1628.

Democritos được sinh ra tại thành phố Abdera ở Thrace, một thuộc địa của người Ionia từ Teos,[3] mặc dù một số gọi ông là một người Milesia.[4] Ông sinh ra trong kỳ thi Olympic thứ 80 (460-457 trước Công nguyên) theo Apollodorus,[5] và mặc dù Thrasyllus đặt năm sinh của ông trong năm 470 TCN,[5] ngày tháng sau đó có lẽ là nhiều khả năng hơn.[6] John Burnet đã lập luận rằng năm 460 là "quá sớm", vì theo Diogenes Laërtius ix.41, Democritus nói rằng ông là một "người đàn ông trẻ (Neos)" trong khi Anaxagoras đã già(khoảng 440-428).[7] Có người nói rằng người cha của Democritos đã quá giàu có tới mức ông đã tiếp đãi Xerxes trên đường hành quân của mình ngang qua Abdera. Democritos dành số tài sản thừa kế do cha mình để lại cho ông vào những chuyến du lịch tơi những đất nước xa xôi, để thỏa mãn cơn khát của mình về kiến ​​thức. Ông đi đến châu Á, và thậm chí còn cho rằng đã đến Ấn Độ và Ethiopia [8] Chúng ta biết rằng ông đã viết tường tận về Babylon và Meroe; Ông chắc cũng phải đến thăm Ai Cập, và Diodorus Siculus nói rằng ông đã sống ở đó trong vòng năm năm [9] Ông tự tuyên bố rằng [12] trong cùng thời của ông không có ai đã làm cuộc hành trình lớn hơn, thăm nhiều nước, gặp gỡ các học giả nhiều hơn bản thân ông. Ông đặc biệt đề cập đến các nhà toán học Ai Cập, có kiến ​​thức, mà ông ca ngợi. Theophrastus, cũng như vậy, nói về ông như là một người đàn ông đã nhìn tới thăm nhiều quốc gia.[10] Trong chuyến đi của ông, theo Diogenes Laërtius, ông đã trở thành quen thuộc với các đạo sĩ Chaldea. Một người tên là "Ostanes", một trong những đạo sĩ đi kèm Xerxes cũng được cho là đã dạy cho ông.[11]

Sau khi trở về quê hương của mình, ông khiến bản thân mình bận rộn với những triết lý tự nhiên. Ông đi khắp Hy Lạp để có được kiến ​​thức về văn hóa của nó. Ông đề cập đến nhiều nhà triết học Hy Lạp trong các tác phẩm của ông, và sự giàu có của ông giúp ông mua tác phẩm của họ. Leucippus, người sáng lập của thuyết nguyên tử luận, đã có ảnh hưởng lớn nhất với ông. Ông cũng ca ngợi Anaxagoras [12]. Diogenes Laertius nói rằng ông đã kết bạn với Hippocrates [13]. Ông có thể đã được làm quen với Socrates, nhưng Plato không đề cập đến ông và Democritos tự trích dẫn khi nói,

[14]

Aristotle đặt ông trong số các nhà triết học tự nhiên trước Socrates.[15]

Rembrandt, Chàng trai trẻ Rembrandt như nhà triết học Democritus đang cười (1628-1629).

Nhiều giai thoại về Democritos, đặc biệt là trong Diogenes Laërtius, làm chứng cho sự khiêm tốn, không quan tâm, và sự giản dị của ông, cũng như cho rằng ông sống dành riêng cho các nghiên cứu của mình.

Học thuyết về nhận thức trong triết học Đêmôcrít

25/10/2015

Nhận thức trong quan niệm của Đêmôcrít (460 – 370 TCN) là một quá trình, bao gồm nhận thức mờ tối - nhận thức theo “dư luận chung” và nhận thức chân lý - nhận thức nguyên tử và chân không, nhận thức thông qua các phán đoán lôgíc. Khẳng định mối quan hệ của hai dạng nhận thức này, song nội dung, những nguyên tắc cơ bản và cơ chế của mối quan hệ đó đã không được Đêmôcrít luận giải một cách rõ ràng, cụ thể. Do quan niệm coi chỉ có nguyên tử và chân không là những những nguyên tắc đích thực, còn mọi cái khác chỉ là dư luận, là cái vẻ bề ngoài, nên Đêmôcrít đã coi các sự vật cảm tính trong nhận thức con người không phải là những hiện tượng khách quan, mà là cái vẻ bề ngoài mang tính chủ quan. Từ đó, ông khẳng định chỉ có nhận thức chân lý mới đem lại cho con người tri thức chân thực về sự vật. Mặc dù còn có những yếu tố của chủ nghĩa hoài nghi, song với tính biện chứng vốn có, nhận thức luận Đêmôcrít là một bước tiến mới trong lịch sử lý luận nhận thức cổ đại.

Đêmôcrít (460 - 370 TCN) - đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật trong triết học Hy Lạp cổ đại, người mà như V.I.Lênin đã nói, làm nên “đường lối Đêmôcrít” trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Không chỉ nổi tiếng với thuyết nguyên tử cổ điển về cấu tạo vật chất mà dựa vào đó, lần đầu tiên, bức tranh nguyên tử về thế giới đã được con người hình dung một cách tương đối hoàn chỉnh, Đêmôcrít còn được thừa nhận với tư cách người đã có công lao to lớn trong việc đưa lý luận nhận thức duy vật lên một bước phát triển mới về chất so với các nhà triết học thuộc trường phái Elê bằng quan niệm hết sức độc đáo về những “hình ảnh”, “hình tượng” (eiδωλα- Iđôlơ) đặc biệt.

Khi xây dựng học thuyết duy vật về nhận thức, Đêmôcrít đã xuất phát từ quan niệm coi con người vừa là thực thể sinh học, vừa là chủ thể nhận thức. Theo ông, với tư cách một thực thể sinh học, con người là một sinh vật được cấu thành bởi hai yếu tố - thể xác và linh hồn, và do vậy, trong con người có cả đời sống tâm lý lẫn hoạt động ý thức. Còn với tư cách chủ thể nhận thức, con người là một kết cấu phức tạp của các nguyên tử, là “một Vũ trụ thu nhỏ” (A13)(**). Rằng, “con người - đó là tất cả những gì mà chúng ta đã nhận biết được” (A14). Giải thích quan niệm này của Đêmôcrít về con người với tư cách chủ thể nhận thức, Arixtốt cho rằng, khi Đêmôcrít nói “con người - đó là tất cả những gì mà chúng ta đã nhận biết được” thì điều đó chỉ có nghĩa là, với Đêmôcrít, mọi cái mà con người đã nhận biết được về chính bản thân mình là những cái mà con người thể hiện ra ở cái vẻ bề ngoài của họ, theo hình dạng của họ và cùng với hiểu biết đó, nhận thức của con người còn hướng tới những cái chưa rõ ràng, chưa được bộc lộ ra ở họ, ở con người(1). Với Đêmôcrít, việc nhận thức cái đã trở nên rõ ràng là cần thiết, song cần thiết hơn vẫn là nhận thức cái còn chưa rõ ràng. Ông viết: “Con người cần phải hướng nhận thức đến cái chưa rõ ràng, chứ không phải cái tuyệt đối hiển nhiên” (A38). Khi nói rõ hơn về quan niệm này của mình, Đêmôcrít cho rằng, một khi cái bản chất vật chất của con người còn chưa được làm sáng tỏ một cách đầy đủ thì vấn đề con người nhận thức thế giới cũng chưa rõ ràng và do vậy, nhận thức cần phải hướng tới cái chưa rõ ràng ấy. Với quan niệm này, khi khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người, Đêmôcrít đã chia nhận thức của con người thành hai dạng - nhận thức mờ tối (nhận thức cảm tính, nhận thức theo “dư luận chung” - υομφ) và nhận thức chân lý (nhận thức lý tính – έτεή, nhận thức nguyên tử và chân không). Ông viết: “Nhà thông thái là thước đo của mọi cái hiện tồn. Nhờ cảm giác, ông ta trở thành thước đo của mọi sự vật cảm tính; còn nhờ lý tính, ông ta là thước đo của các sự vật lý tính” (A40).

Như vậy, nhận thức mờ tối, theo Đêmôcrít, là dạng nhận thức mà con người có được nhờ cảm giác. Con người nhận thức thế giới thông qua các cơ quan cảm giác (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) của họ. Đêmôcrít gọi dạng vật chất này là nhận thức theo “dư luận chung”, nhận thức đem lại cho con người những cảm giác về mùi vị, âm thanh, màu sắc, nóng - lạnh, đắng - cay,… mà theo “dư luận chung”, mọi người đều thừa nhận. Dạng nhận thức này là kết quả của sự tác động của các nguyên tử lên các giác quan của con người và do vậy, nó đem lại cho con người - những chủ thể nhận thức - sự hiểu biết chân thực về các sự vật cảm tính. Dạng nhận thức này, theo Đêmôcrít, dẫu là những tri thức chân thực về các sự vật cảm tính, song ở nó, vẫn hàm chứa những yếu tố mơ hồ, chưa sáng tỏ, bởi không phải “dư luận chung” nào cũng đều đúng, cũng đều phản ánh bản chất của các sự vật cảm tính một cách đúng đắn. “Dư luận chung” chỉ là những cảm giác bề ngoài về các sự vật cảm tính, và vì chỉ là những cảm giác bề ngoài nên khi “nếm mật, một số người cảm thấy mật ngọt, số khác lại thấy mật đắng, từ đó có thể kết luận bản thân mật không ngọt cũng không đắng” (A48). Rằng, nhận thức theo “dư luận chung” không thể đem lại cho con người “khả năng nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, sờ thấy những cái quá nhỏ bé” (A41). Nó không thể giúp cho con người có được những tri thức về cái bên trong, cái sâu kín, cái tinh tuý của các sự vật cảm tính và do vậy, cũng chưa thể giúp con người nhận thức được bản chất của các sự vật ấy, chưa thể đưa con người tới chân lý.

“Chân lý, - Đêmôcrít khẳng định, - bị che khuất trong cõi sâu thẳm” (A97). Do vậy, để nhận thức được cái chân lý ấy, nhận thức được cái bên trong, cái sâu kín, cái tinh tuý của các sự vật cảm tính, theo ông, nhận thức của con người không thể dừng lại ở dạng nhận thức theo “dư luận chung” mà còn phải tiến xa hơn, tiến tới dạng nhận thức chân lý, nhận thức những cái vẫn còn “bị che khuất trong cõi sâu thẳm” – nhận thức nguyên tử và chân không với tư cách bản nguyên vật chất đầu tiên của Vũ trụ.

Trong học thuyết về nhận thức của Đêmôcrít, nhận thức chân lý là dạng nhận thức thông qua những phán đoán lôgíc. Song, chỉ với những phán đoán lôgíc đúng, nhận thức của con người, theo ông, mới có thể đạt đến những tri thức chân thực về bản chất của các sự vật cảm tính. Và, để có được những phán đoán lôgíc này, con người - chủ thể nhận thức - cần phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài, sâu sắc, bởi “bất cứ nghệ thuật nào, bất cứ tri thức khoa học nào cũng đều không thể có được, nếu như không trải qua một quá trình quan sát, nghiên cứu lâu dài, sâu sắc” (A37).

Với quan niệm coi “bản nguyên của Vũ trụ là nguyên tử và chân không, mọi cái còn lại trong Vũ trụ này chỉ tồn tại trong dư luận chung” (A1), Đêmôcrít đã đi đến khẳng định rằng, chỉ có nhận thức chân lý mới giúp con người có được những tri thức chân thực về nguyên tử và chân không. Rằng, do “vị ngọt, vị cay, cái nóng, cái lạnh, màu đen, màu trắng,… chỉ tồn tại trong dư luận chung; trong hiện thực, chỉ có nguyên tử và chân không là tồn tại đích thực” (A2), nên nhận thức chân lý là nhận thức về nguyên tử và chân không, nhận thức đem lại cho con người những tri thức chân thực nhất, sâu sắc nhất về cái bản nguyên vật chất đầu tiên của thế giới, của Vũ trụ.

Mặc dù đề cao nhận thức chân lý như vậy, coi nó là nhận thức đáng tin cậy hơn cả, song Đêmôcrít không hề tuyệt đối hoá dạng nhận thức này. Ông cho rằng, cả nhận thức chân lý lẫn nhận thức theo “dư luận chung” đều có vai trò quan trọng của nó và giữa chúng có mối liên hệ qua lại. “Khi nào loại nhận thức mờ tối không còn đủ khả năng giúp cho con người nhận biết cái quá nhỏ bé, cũng như khi nó không còn khả năng giúp con người có thể nghe được, ngửi được, nắm được các sự vật cảm tính bằng thính giác, vị giác, xúc giác nhưng vẫn phải đi sâu vào phân tích, nhận thức cái tinh tế hơn mà tri giác cảm tính đã trở nên bất lực, thì khi đó, nhận thức chân lý xuất hiện và thể hiện vai trò của mình, bởi trong tư duy, nó có một cơ quan nhận thức tinh tế hơn” (A41).

Khẳng định mối liên hệ qua lại giữa nhận thức theo “dư luận chung” và nhận thức chân lý, song nội dung, những nguyên tắc cơ bản và cơ chế của mối liên hệ đó đã không được Đêmôcrít luận giải một cách rõ ràng, cụ thể. Nhiều người đã coi đó là “sự lúng túng”, là mâu thuẫn mà Đêmôcrít đã vấp phải khi luận giải mối quan hệ giữa nhận thức theo “dư luận chung” và nhận thức chân lý, khi tiếp thu và phát triển thành tựu nhận thức luận duy vật của trường phái Elê. Không chỉ thế, khi coi nhận thức chân lý là nhân thức nguyên tử và chân không, nhận thức cái bản nguyên vật chất sâu xa nhất của mọi sự vật cảm tính, của Vũ trụ, Đêmôcrít cũng “lúng túng”, mâu thuẫn khi luận giải khả năng nhận thức thế giới của con người. Nói về những nguyên nhân dẫn đến “sự lúng túng”, mâu thuẫn này ở Đêmôcrít, có người coi đó là những hạn chế của thời đại mà ông không thể vượt qua, có người lại coi đó là hạn chế do năng lực chủ quan của Đêmôcrít, khi họ khẳng định bản thân ông luôn tỏ ra nghi ngờ khả năng nhận thức chân lý của con ngươi. Luận cứ mà họ đưa ra để khẳng định quan niệm này là câu nói còn lưu giữ được của Đêmôcrít: “Trong Vũ trụ này, hoặc là không có gì chân thực, hoặc là con người không thể biết được điều chân thực ấy” (A45).

Nói về hạn chế này trong lý luận nhận thức của Đêmôcrít, ở tác phẩm Về linh hồn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng - Arixtốt (384-322 TCN) cho rằng, ở Đêmôcrít, “linh hồn và lý trí chỉ là một” và do vậy, với ông, hiện tượng cũng chính là chân lý, “cái hiện hữu đích thực và hiện tượng là hoàn toàn trùng khớp”. Còn trong tác phẩm Siêu hình học, Arixtốt đã khẳng định, khi Đêmôcrít nói trong Vũ trụ này hoặc chẳng có gì là chân lý, hoặc chân lý bị che khuất khỏi chúng ta, ông ta đã tự mâu thuẫn với chính mình trong câu nói này, bởi nếu hiện tượng là chân lý thì làm sao chân lý ấy lại có thể bị che khuất được. Rằng, chỉ có trên cơ sở đồng nhất tư duy lý trí với sự cảm thụ cảm tính, sự cảm thụ được thừa nhận là biến đổi về chất, thì Đêmôcrít mới đi đến khẳng định rằng cái hiện hữu, như nó được cảm thụ, chính là cái hiện hữu đích thực, tất yếu và chính là do vậy, ông ta (Đêmôcrít) đã không hiểu được cái bị che khuất chỉ có thể bắt đầu tồn tại ở chỗ nào mà hiện tượng và chân lý đã tách ra khỏi nhau; rằng ông ta cũng không hiểu khi sự cảm thụ cảm tính đã có sự thay đổi về chất thì trong con người, khả năng nhận thức cũng thay đổi(2). Khẳng định hạn chế này trong học thuyết về nhận thức của Đêmôcrít và khi viện dẫn câu nói của ông về sự không tồn tại chân lý hay là con người không có khả năng nhận thức được chân lý, Điôgien Laécxơ (nửa đầu thế kỷ thứ III), trong công trình được coi là tác phẩm duy nhất về lịch sử triết học cổ đại, về cuộc đời và học thuyết của nhiều thế hệ các nhà triết học Hy Lạp - Về cuộc đời, học thuyết và những châm ngôn của các nhà triết học nổi tiếng, đã gán cho Đêmôcrít cùng với Kxênôphan, Dênông và các nhà triết học khác thuộc trường phái Elê là những người theo chủ nghĩa hoài nghi(3). Chúng ta còn có thể tìm thấy những đánh giá tương tự như vậy về lý luận nhận thức của Đêmôcrít ở các nhà triết học Hy Lạp khác sống cùng thời đại với Đêmôcrít và sau đó.

Thật vậy, không chỉ các nhà triết học Hy Lạp đã đưa ra những đánh giá như vậy về nhận thức luận Đêmôcrít, mà cả các nhà triết học sống ở thời đại sau ông hàng chục thế kỷ. Nhà triết học cổ điển Đức vĩ đại - Hêgen, khi nói về mâu thuẫn mà Đêmôcrít đã vấp phải trong việc lý giải mối quan hệ giữa nhận thức theo “dư luận chung” và nhận thức chân lý, giữa thế giới các sự vật cảm tính và bản nguyên vật chất đầu tiên của nó là nguyên tử, đã khẳng định rằng, dẫu Đêmôcrít là người “diễn đạt một cách rõ rệt hơn sự khác nhau giữa những vòng khâu của tồn tại tự nó và tồn tại vì một cái khác”, song cũng chính là từ Đêmôcrít mà “cửa đã mở” cho “chủ nghĩa duy tâm xấu xa”(4). Sự gán ghép này cho thấy, như V.I.Lênin nhận xét, “Hêgen đã giải thích Đêmôcrít hoàn toàn như một người mẹ ghẻ”, bởi “nhà duy tâm không chịu đựng nổi tinh thần của chủ nghĩa duy vật”.

Trong luận án tiến sĩ – Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya, khi nói về hạn chế này trong nhận thức luận Đêmôcrít , C.Mác đã chỉ rõ: “Hình như khó mà xác định được suy xét của Đêmôcrít về tính chân lý và tính xác thực của tri thức con người. Ông có những đoạn mâu thuẫn với nhau, hay nói đúng hơn, không phải những đoạn ấy mâu thuẫn với nhau, mà chính là các quan điểm của Đêmôcrít mâu thuẫn với nhau” (5). Rằng, quan điểm hoài nghi chủ nghĩa, không hoàn toàn vững tin và đầy mâu thuẫn nội tại ấy trong nhận thức luận còn được Đêmôcrít “tiếp tục phát triển ở cái cách ông xác định quan hệ của nguyên tử và thế giới cảm thụ được bằng cảm giác”. Và, khi giải thích rõ hơn “cái cách” mà Đêmôcrít đã sử dụng để xác định mối quan hệ giữa nguyên tử với tư cách bản nguyên vật chất đầu tiên và thế giới các sự vật cảm tính với tư cách sản phẩm kết hợp của các nguyên tử, C.Mác cho rằng, đó là “cái cách” mà Đêmôcrít đã khẳng định “những nguyên tắc đích thực - đó là nguyên tử và chân không; mọi cái khác còn lại chỉ là dư luận chung, là cái vẻ bề ngoài” (A1) và chỉ có trong “dư luận chung” mới có sự hiện diện của cái nóng, cái lạnh, vị ngọt, vị cay, màu trắng, màu đen,…; chỉ có trong hiện thực mới có sự hiện diện của nguyên tử và chân không (Xem: A2). Với “cái cách” xác định mối quan hệ như vậy giữa nguyên tử và thế giới các sự cảm tính, Đêmôcrít, theo C.Mác, đã coi các sự vật cảm tính không phải là đặc trưng của nguyên tử, không phải là những “hiện tượng khách quan, mà là vẻ bề ngoài mang tính chủ quan” và do vậy, với Đêmôcrít, “cái đơn nhất thực ra không được tạo ra từ nhiều nguyên tử”, mà kết quả của sự kết hợp giữa các nguyên tử thì đó chẳng qua chỉ là sự cảm nhận về “những cái đơn nhất” đã xuất hiện trong Vũ trụ. Và, cũng do vậy, - C.Mác nói thêm, - trong quan niệm của Đêmôcrít thì chỉ có trí tuệ mới là cái có khả năng giúp cho con người “thấu hiểu được những nguyên tắc mà vì quy mô nhỏ bé nên chúng không đến được với con mắt cảm tính” và ông ta đã buộc phải coi những nguyên tắc này là “những ý tưởng” (A3). Không chỉ thế, Đêmôcrít, theo C.Mác, còn coi những hiện tượng - thế giới các sự vật cảm tính luôn “biến đổi, không cố định” là những “khách thể duy nhất đích thực”, “hiện tượng là cái đích thực” và coi “sự cảm thụ cảm tính” chính là “sự tư duy lý trí” và do vậy, ông ta đã “mâu thuẫn với chính bản thân mình”. “Như vậy, - C.Mác kết luận, - lúc thì mặt này, lúc thì mặt khác luân phiên biến thành cái chủ thể hoặc cái khách thể. Thế là mâu thuẫn tựa hồ được loại bỏ nhờ cả hai mặt mâu thuẫn ấy được phân bố giữa hai thế giới. Do đó, Đêmôcrít biến hiện thực cảm tính thành vẻ bề ngoài mang tính chủ thể, nhưng nghịch lý bị xua đuổi ra khỏi thế giới của các khách thể lại tiếp tục tồn tại trong tự ý thức của chính thế giới ấy, trong tự ý thức ấy, khái niệm nguyên tử và sự trực quan cảm tính lại va chạm với nhau một cách thù địch” và vì thế mà “Đêmôcrít không tránh khỏi nghịch lý”, cái nghịch lý mà sự tồn tại của nó là “không thể phủ nhận”(6).

Thật vậy, khi xây dựng học thuyết duy vật về nhận thức trên cơ sở kế thừa và phát triển thành tựu nhận thức luận duy vật của các nhà triết học thuộc trường phái Êlê, Đêmôcrít, một mặt, khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa không thể thiếu của nhận thức cảm tính, nhận thức theo “dư luận chung”; mặt khác, lại tỏ ra nghi ngờ, hoài nghi tính xác thực tuyệt đối của những hiện tượng, những bằng chứng có được nhờ trực quan cảm tính. Trong học thuyết của ông về nhận thức luôn chứa đựng những yếu tố của chủ nghĩa hoài nghi và do vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong số những thế hệ học trò sau này của ông đã có người trở thành người sáng lập chủ nghĩa hoài nghi - Pirông (360-270 TCN), khi tuyệt đối hoá những yếu tố của chủ nghĩa hoài nghi trong nhận thức luận Đêmôcrít để coi nhận thức theo phán đoán là vô nghĩa và kêu gọi con người không nên đoán biết sự vật, hãy nghi ngờ tri thức lý luận và tốt nhất chỉ nên nói “có thể là như thế”, lấy cái ataraxi (sự bình thản, thanh thản) của tâm hồn làm lý tưởng sống. Các nhà triết học theo chủ nghĩa hoài nghi ở Hy Lạp sau này, chẳng hạn như Xếchxtơ Empirích (thế kỷ thứ II), cũng thường viện dẫn Đêmôcrít để chứng minh cho quan điểm hoài nghi chủ nghĩa của họ và coi nhận thức luận Đêmôcrít cũng là một thứ chủ nghĩa hoài nghi.

Đồng ý với ý kiến của nhiều nhà triết học này, chúng tôi cho rằng, sự hoài nghi ở Đêmôcrít không phải là một thứ chủ nghĩa hoài nghi theo đúng nghĩa của nó. Nói đúng ra, sự hoài nghi ở Đêmôcrít là thứ hoài nghi đưa tới việc đào sâu nhận thức; nó chỉ là cách đặt vấn đề cho nhận thức đi sâu vào việc phát hiện bản chất của thế giới các sự vật cảm tính. Hoài nghi, nghi ngờ nhưng Đêmôcrít không bao giờ dừng lại ở việc xác nhận mâu thuẫn - điều đã đưa lưỡng đề của Pácmênít (500 - 449 TCN) và các apôri của Dênông (490 - 430 TCN) vào sự bế tắc, siêu hình và đi đến chỗ tách cái trực quan cảm tính ra khỏi hiện thực. Hoài nghi ở Đêmôcrít chỉ là cách thức mà ông sử dụng để tìm ra phương thức giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức. Hoài nghi để tìm ra phương thức giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức được Đêmôcrít coi là lẽ sống đích thực của một nhà triết học, là phương pháp để khảo cứu tự nhiên nhằm thực hiện “ý nguyện muốn luận chứng mọi cái” mà, như ông tự thừa nhận, “Tôi sẽ lựa chọn sự phát hiện ra một mối liên hệ nhân quả mới, hơn là chọn lấy ngai vàng Ba Tư” (A20). Hoài nghi với Đêmôcrít chỉ là cách thức mà ông bày tỏ “lòng khao khát tri thức” và thể hiện “thái độ không bằng lòng với tri thức chân chính”, kể cả đó là “tri thức triết học”. Sự hoài nghi đó đã dẫn ông đến chỗ, theo lời kể lại của Xixêrông (106 - 43 TCN) - nhà hùng biện, một chính khách nổi tiếng ở La Mã, người theo chủ nghĩa chiết trung, - tự “làm cho mình mù để ánh sáng, do mắt cảm thụ được bằng cảm giác, không che mờ sự sắc bén trí tuệ của ông”. Ngay cả khi đã bị mất thị giác, ông vẫn còn cho rằng, “thị giác thậm chí là vật cản trở đối với sự sắc bén của trí tuệ “ và do vậy, việc tự làm mù mắt mình là vì mục đích để cho trí tuệ “thật ít bị xa rời khỏi những suy tưởng” (7).

Đề cao vai trò của nhận thức chân lý, song nhiều mâu thuẫn trong nhận thức vẫn chưa được Đêmôcrít giải quyết về phương diện lý luận. Tuy nhiên, với những yếu tố biện chứng, những mâu thuẫn đó đã được ông khắc phục một cách trực quan cảm tính và tiếp tục phát triển học thuyết về nhận thức của mình thành một hệ thống mà theo Arixtốt, nhất quán nhất so với các hệ thống đã có trước đó(8).

Trong lịch sử lý luận nhận thức, Đêmôcrít được thừa nhận là nhà triết học đầu tiên đã đặt ra một cách khá rõ ràng vấn đề nguồn gốc nhận thức và vấn đề về sự tồn tại của chân lý khách quan. V.I.Lênin đã đánh giá rất cao đóng góp này của Đêmôcrít trong lịch sử phát triển nhận thức luận duy vật. Khi coi những vấn đề này - những vấn đề mà Đêmôcrít là người đầu tiên đặt ra – dẫu là “vấn đề triết học cũ, rất cũ” và “đã được nêu ra và tranh cãi từ khi mới bắt đầu có triết học”, vấn đề mà theo đó, con người có thể nhận thức được thực tại khách quan hay không và nếu “cảm thấy được…, thì phải đặt cho nó một khái niệm triết học” - đó “chính là khái niệm: vật chất”, khái niệm được dùng “để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, được cảm giác của con người “chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, V.I.Lênin đã khẳng định Đêmôcrít chính là người đã tạo nên “xu hướng”, “đường lối” duy vật trong triết học. Với “đường lối” này, “trong hai nghìn năm phát triển của triển học”, Đêmôcrít, theo V.I.Lênin, đã tạo ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà Plàtôn là người sáng lập, giữa khoa học và tôn giáo, giữa việc phủ nhận và thừa nhận chân lý khách quan, giữa những người theo thuyết nhận thức siêu cảm giác và những người chống lại họ(9). Trong cuộc đấu tranh này, chủ nghĩa duy tâm “đã cố gắng hơn 2000 năm” để “bác bỏ đường lối nhận thức luận của Đêmôcrít” khi coi các khái niệm nguyên tử và chân không mà ông đưa ra “chỉ là những khái niệm hư ảo, chỉ được dùng làm những cái phụ trợ đơn thuần” làm những “giả thiết công tác”, song theo V.I.Lênin, sự bác bỏ ấy chỉ đi đến chỗ “uổng công vô ích”(10).

Thật vậy, các khái niệm nguyên tử và chân không mà Đêmôcrít đưa ra hoàn toàn không phải là những “khái niệm hư ảo” và chúng được thừa nhận không chỉ vì chúng “có tính hợp lý”, mà còn vì chúng là đối tượng, là khách thể sâu xa của nhận thức chân lý. Coi nhận thức chân lý là nhận thức nguyên tử và chân không, Đêmôcrít đã thừa nhận nhận thức con người là sự phản ánh hiện thực đích thực, hiện thực tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức con người. Và, khi khẳng định nhờ cảm giác, con người có thể nhận thức được các sự vật cảm tính, còn nhờ lý tính, trí tuệ anh minh, con người có thể nhận thức được các sự vật lý tính - nguyên tử và chân không, Đêmôcrít đã coi nhận thức con người là một quá trình bao gồm cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, cả trực quan sinh động và tư duy trừu tượng. Còn việc ông đánh giá cao nhận thức lý tính và coi nó là nhận thức chân lý là bởi, theo ông, chỉ với lý tính, với trí tuệ anh minh, con người mới có thể nhận thức được nguyên tử và chân không - những bản nguyên đầu tiên của thế giới vật chất, mới có thể nhận thức được cấu tạo nguyên tử của vật chất và qua đó, thấu hiểu được cái bản chất sâu xa của thế giới vật chất mà các cơ quan cảm giác của con người đã trở nên bất lực.

Với quan niệm như vậy về nhận thức con người, Đêmôcrít đã tiến hành luận chiến để chống lại quan niệm của các nhà triết học theo trường phái nguỵ biện, bác bỏ chủ nghĩa duy cảm và chủ nghĩa tương đối ở các nhà triết học này. Ông cho rằng, các nhà nguỵ biện đã sai lầm khi coi mọi cảm giác đều là chân lý và theo đó, cả quan niệm coi con người cảm thấy sự vật như thế nào thì nó là như vậy. Không chỉ thế, Đêmôcrít còn tiến hành luận chiến để chống lại các nhà triết học theo trường phái hoài nghi - những nhà triết học khẳng định mọi tri thức mà con người có được đều sai lầm. Mặc dù coi chân lý là cái luôn bị “che khuất trong cõi sâu thẳm”, song không vì thế mà ông phủ nhận việc con người đi tìm chân lý. Với ông, nhận thức con người cần phải hướng tới “cái chưa rõ ràng”, chứ không phải tới “cái tuyệt đối hiển nhiên”. Và, để đi tìm chân lý, để càng ngày càng mở rộng tầm hiểu biết, thu thập tư liệu, hướng những tìm tòi của mình ra bên ngoài, ông đã “đi nửa vòng thế giới để tích luỹ kinh nghiệm, tri thức và những sự quan sát”(11). Khi bác bỏ chủ nghĩa tương đối ở các nhà triết học theo trường phái duy cảm cực đoan, Đêmôcrít đã chống lại những lập luận trừu tượng, tách rời các dữ kiện do trực quan cảm tính mang lại. Mặc dù coi nhận thức cảm tính, nhận thức theo “dư luận chung” là dạng nhận thức mờ tối, mờ tối vì những tri thức mà con người có được về các sự vật cảm tính rất dễ trở nên “tối nghĩa” bởi sự lừa dối của cảm giác và bởi khả năng hạn chế của chủ thể nhận thức, song ông vẫn luôn khẳng định rằng, mọi biểu tưởng và tư tưởng ở con người chỉ xuất hiện trên cơ sở trực quan cảm tính (Xem: A37). Và, khi coi nhận thức lý tính là nhận thức chân lý bởi nó thâm nhập sâu hơn vào bản chất của các sự vật cảm tính và đem lại cho con người - chủ thể nhận thức - khả năng phát hiện ra sự tồn tại của nguyên tử và chân không nhờ lý tính, nhờ trí tuệ anh minh thì lý tính, trí tuệ anh minh ấy, theo Đêmôcrít, cũng không có một bản chất gì đặc biệt so với các cơ quan cảm giác; nó cũng giống như linh hồn và cũng được cấu thành từ các nguyên tử Lửa.

Như vậy, có thể nói, khi phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, mặc dù có lúc Đêmôcrít đã tự mâu thuẫn với chính mình, lúc thì ông đồng nhất cảm giác với tư duy, lúc thì ông lại đối lập chúng với nhau, song về cơ bản, ông đã nhận thấy sự đồng nhất giữa chúng ở một điểm - tính xác thực trong những tri thức do chúng mang lại và ở thực thể vật chất thống nhất của chúng - nguyên tử; còn sự đối lập giữa chúng, chính xác hơn là sự khác biệt, là ở vai trò và ý nghĩa của chúng đối với nhận thức con người. Trực quan cảm tính và tư duy lý tính ở Đêmôcrít thể hiện ra là hai bậc thang, hai trình độ của một quá trình nhận thức thống nhất - tìm kiếm cái bản nguyên đầu tiên của thế giới vật chất. Mặc dù có trình độ cao thấp khác nhau, có vai trò và ý nghĩa không giống nhau; song, với Đêmôcrít, hai dạng nhận thức này luôn bổ sung cho nhau trên con đường đi tìm chân lý. Trực quan cảm tính dẫu mang tính “mờ tối” và có thể làm cho chân lý “bị che khuất”; song ở nó, vẫn có những yếu tố chân thực mà thiếu chúng, tư duy trừu tượng không thể phát hiện ra chân lý. Do vậy, điều mà Đêmôcrít nói - “Chân lý bị che khuất trong cõi sâu thẳm” chỉ có nghĩa là, con đường đi đến chân lý là hết sức nan giải, chứ đó không phải là chủ nghĩa hoài nghi mà các nhà triết học duy tâm vẫn thường gán cho ông.

Trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Đêmôcrít không phải là người đầu tiên nói về sự nan giải và những trở ngại trên con đường nhận thức chân lý. Trước ông, nhà lý luận về nghệ thuật hùng biện, người sáng lập môn tu từ học - Empêđôclơ (490 - 430 TCN) đã cho rằng, không khí - một trong bốn khởi nguyên đầu tiên của thế giới vật chất (đất, nước, lửa, không khí) - là một vật thể luôn chiếm khoảng không gian rộng lớn nhất, tiếp xúc với các giác quan của con người từ mọi phía; song, các giác quan ấy lại không trực tiếp nhận thấy được, bởi chúng bị cản trở do sự tồn tại ở trạng thái rất thưa thớt của không khí(12). Còn Anaxago (500 - 428 TCN) - người đã giải thích đúng đắn hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, nhà triết học nổi tiếng với khái niệm Nus (Noûs) - thì cho rằng, trở ngại lớn nhất mà con người thường vấp phải trên con đường nhận thức chân lý là ở chỗ, cảm giác của con người dẫu không sai lầm khi phản ánh hiện thực, nhưng nó lại thường không chính xác khi phản ánh những biến đổi nhỏ bé nhất trong một giới hạn nhất định nào đó của hiện thực(13).

Để luận chứng cho quan niệm của mình về sự nan giải và những trở ngại trên con đường nhận thức chân lý, Đêmôcrít đã đưa ra khái niệm giới hạn của cảm giác. Ông cho rằng, các giác quan của con người có thể đem lại cho họ những cảm giác về màu sắc, mùi vị, âm thanh,…, nhưng chúng không thể giúp cho con người có được câu trả lời vì sao các sự vật cảm tính lại có những đặc tính ấy. Chỉ có lý tính, trí tuệ anh minh - cái lý tính, cái trí tuệ của linh hồn được cấu thành từ những nguyên tử nhỏ bé nhất, vận động với tốc độ lớn nhất và có hình thức khác với các nguyên tử khác - hình cầu và mang đặc trưng giống như nguyên tử cấu thành Lửa, mới có khả năng đem lại cho con người câu trả lời đó. Rằng, chỉ nhờ có lý tính, có trí tuệ anh minh, con người mới biết vị ngọt ở các sự vật cảm tính được cấu thành từ lượng lớn các nguyên tử hình tròn, vị chua - các nguyên tử hình tam giác, màu sắc - những nguyên tử có hình thức sắc nhọn, có cạnh và hơn nữa, còn phụ thuộc vào tốc độ vận động của những nguyên tử này. Ông viết: “Các vì sao loé sáng là do sự chuyển động nhanh của các nguyên tử cấu thành” (A3). Trực quan cảm tính chỉ là sự cảm nhận theo “dư luận chung” và do vậy, là “mờ tối”; còn tư duy lý tính, nhờ nhận thức được hình thức, phương thức kết hợp và sự vận động của các nguyên tử, nên chỉ nó có khả năng đem lại cho con người những tri thức về cấu tạo của mỗi loại cảm giác. Song, năng lực tư duy lý tính không giống như “dư luận chung” và không phải ở ai cũng có, người có năng lực tư duy lý tính cũng không cùng một trình độ, bởi “trong đám thanh niên cũng có người thông minh, tài trí; trong lớp người già cũng có kẻ ngu xuẩn” (A18) và đó chính là cái giới hạn nhận thức mà do nó, không phải lúc nào con người cũng thống nhất với nhau về sự hiện diện của một chân lý nào đó (14).

Nói rõ hơn về năng lực nhận thức của con người, Đêmôcrít cho rằng, với mỗi con người khác nhau thì năng lực đó cũng khác nhau và điều đó không chỉ phụ thuộc vào cấu tạo thể chất của họ (hình thức, trật tự và tư thế của các nguyên tử cấu thành), mà còn phụ thuộc vào cấu tạo của khách thể nhận thức (cũng được cấu thành từ các nguyên tử) và sự tác động lẫn nhau của chúng. Ông nói: “Quả thật, nhận thức con người không phải là cái gì đó bất biến mà luôn biến đổi. Sự biến đổi đó tuỳ thuộc vào cấu tạo thân xác và linh hồn của anh ta, vào cấu tạo của các sự vật cảm tính, vào cái tác động đến chúng và sự phản ứng lại tác động đó” (A55).

Về tiêu chuẩn chân lý trong nhận thức, Đêmôcrít cũng có những đóng góp to lớn so với các nhà triết học Hy Lạp cổ đại khác. Prôtago (481 - 411 TCN) - người theo thuyết duy giác luận, người coi “cảm giác như thế nào thì sự vật tồn tại như thế ấy” - cho rằng, không có tiêu chuẩn để phân biệt chân lý và sai lầm, chân lý không có tính khách quan và chỉ phụ thuộc vào chủ thể nhận thức, vào cảm giác của con người, “con người là thước đo mọi vật”. Không đồng ý với quan niệm đó của Prôtago, Đêmôcrít cho rằng, “cái thiện và chân lý đối với tất cả mọi người đều như nhau, mặc dù người này yêu thích một thứ, người kia yêu thích thứ khác” (A97). Rằng, tính khách quan của chân lý là ở sự tồn tại đích thực của nguyên tử và chân không - “Những nguyên tắc đích thực - đó là nguyên tử và chân không” (A1), nhận thức chân lý là nhận thức nguyên tử và chân không, nhận thức về hình thức cấu tạo, về trật tự sắp xếp và về tư thế kết hợp của các nguyên tử. Nếu Prôtago cho rằng, “vật chất trôi chảy” và mọi sự vật đều được cấu thành từ “vật chất trôi chảy” ấy, thì Đêmôcrít không chỉ cho là như vậy, mà còn khẳng định rằng, thế giới hiện thực, các sự vật cảm tính được cấu thành từ các nguyên tử vận động vĩnh viễn trong chân không là cơ sở của mọi cảm giác, của trực quan cảm tính và do vậy, sự hiện diện của nguyên tử và chân không đích thực là chân lý. Đêmôcrít không bao giờ hoài nghi về chân lý này và ông đã sử dụng nó để lý giải sự tồn tại khách quan của thế giới hiện thực, của các sự vật cảm tính, sự sinh thành và phát triển của thế giới các sự vật ấy.

Đóng góp to lớn trong lý luận nhận thức của Đêmôcrít không chỉ ở tính chất biện chứng của nó, mà còn ở chỗ, với lý luận nhận thức này, ông đã khắc phục được tính chất hạn chế trong chủ nghĩa hiện thực ngây thơ ở các nhà triết học thuộc trường phái Iôni. Và, đặc biệt, khi ý thức rõ toàn bộ sự phức tạp trong mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức, lần đầu tiên trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Đêmôcrít đã đưa ra khái niệm Iđôlơ (hình ảnh, hình tượng) để lý giải sự tác động của khách thể nhận thức đến chủ thể nhận thức. Khái niệm Iđôlơ và đóng góp lớn lao này của Đêmôcrít trong việc phát triển lý luận nhận thức duy vật, mặc dù đã được C.Mác đánh giá rất cao, song, cho đến nay, vẫn còn có những đánh giá khác nhau. Không thể luận giải khái niệm này và vai trò của nó trong nhận thức luận Đêmôcrít trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi sẽ trở lại với nó trong một dịp khác, ở bài viết chuyên bàn về Iđôlơ và vai trò của nó trong nhận thức mà Đêmôcrít đã luận giải.


(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó tổng biên tập Tạp chí Triết học.

(**). Những đoạn trích được đánh số với thứ tự như vậy mà chúng tôi dẫn ra ở đây được lấy từ “Đêmôcrít. Các đoạn trích. Bản dịch. Những nghiên cứu” (do X.Ia.Luriê - tác giả của công trình này dịch sang tiếng Nga), Lêningrát, 1970.

(1) Xem: X.Ia.Luriê. Sđd., tr. 65.

(2) Xem: Arixtốt. Các tác phẩm gồm 4 tập, t.1 Siêu hình học, ph.IV, chương 5. Nxb Tư tưởng, Mátxcơva, 1976.

(3) Xem: Điôgien Laécxơ. Về cuộc đời, học thuyết và những châm ngôn của các nhà triết học nổi tiếng, q.9.Mát xcơva, 1986, tr.72.

(4) Dẫn theo : V.I.Lênin. Toàn tập, t.29. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981. tr.283.

(5) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t. 40. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 288.

(6) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.40, tr.289, 290.

(7) Dẫn theo: C.Mác và Ph.Ănghen. Sđd., t.40, tr. 293, 362.

(8) Xem: X.Ia.Luriê. Sđd., tr.146.

(9) Xem: V.I.Lênin. Sđd., t.18, tr. 151.

(10) Xem: V.I.Lênin. Sđd., t.18, tr.440 - 441.

(11) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.40, tr.292.

(12) Xem A.0.Macôvenxki. Các nhà triết học tiền Xôcrát. Sự nghiệp sáng tạo và tính cổ điển của các nhà tư tưởng Hy Lạp đầu tiên dưới ánh sáng của thời đại mới, t.2. Cadan, 1914, tr.165.

(13) Xem: I.Đ.Rôdanxki. Anaxago. Mátxcơva, 1972, tr.21.

(14) Xem: X.Ia.Luriê. Sđd., tr. 90.



Đêmôcrit nhà triết học cổ Hy Lạp quan niệm vật chất là gì
Bình luận

Thế giới quan của Đêmôcrit (khoảng 460 - 370 tr.CN)

Quảng cáo

Ở thế kỷ V tr.CN, Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ về kinh tế, chính trị, văn hóa. Tuy vậy trong xã hội vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn không chỉ giữa các giai cấp chủ nô và nô lệ, mà ngay cả giữa các tầng lớp khác nhau của giai cấp chủ nô, giữa những người bảo vệ nền dân chủ chủ nô và những lực lượng chống lại nó. Điền đó cũng được thể hiện trong lĩnh vực tư tưởng, triết học giữa những người theo phái duy vật, tiêu biểu là Đêmôcrít và những người theo lập trường duy tâm, tiêu biểu là Pitago, Platôn...

Đêmôcrít xây dựng học thuyết nguyên tử luận về thế giới. Theo ông khởi nguyên của thế giới không phải là một sự vật cụ thể nào đó như nhiều nhà triết học trước đó quan niệm mà là các nguyên tử (theo tiếng Hy Lạp cổ: nguyên tử - atoma - nghĩa là phần từ nhỏ nhất, đơn vị) tức tồn tại và khoảng không, tức là cái không - tồn tại. Nếu như các nhà triết học phái Êlê phủ nhận sự có thực của cái không - tồn tại, thì Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận - theo nhận xét của Arixtốt - thậm chí còn cho rằng "cái tồn tại có thực khóng hơn gì cái không - tồn tại, bởi vì sự vật tồn tại không mảy may hơn gì khoảng không, và cả hai đều là nguyên nhân vật chất". Cái không – tồn tại chính là khoảng không trống rỗng, nó không ảnh hưởng gì tới các sự vật (tức lá tồn tại) trong nó cả.

Giữa tồn tại (tức các nguyên tử) và cái không – tồn tại (tức khoảng không) có nhiều đặc tính khác nhau. Các nguyên tử thì đậm đặc hoàn toàn, còn khoảng không lại hoàn toàn trống rỗng. Các nguyên tử thì rất đa dạng trong khi khoảng không lại thuần nhất. Các nguyên tử bao giờ cũng có kích thước, hình dạng nhất định (Đêmôcrít chưa đạt đến quan niệm khẳng định khối lượng của nguyên tử), nhưng khoảng không lại vô tận và không có hình dạng nào cả.

Nguyên tử, theo Đêmôcrít, là hạt vật chất nhỏ nhất, tới mức không thể phân chia thêm được nữa. Chúng tồn tại vĩnh viễn, và trong lòng chúng không hề có vận động. Các nguyên tử có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình tam giác, hình cong, hình lõm V.V.. Chính sự đa dạng về hình thức của chúng là yếu tố tạo nên sự đa dạng của các sự vật mà chúng cấu thành. Các nguyên tử không chỉ khác nhau về hình dạng mà cả về trình tự và thể trạng nữa. Chúng không có màu sắc, âm thanh, mùi vị... Các đặc tính này là kết quả bởi sự tác động của các nguyên tử lên các giác quan con người. Các nguyên tử không thể biến thành nhau. Chúng vận động trong khoảng không tựa như những hạt bụi chuyển động trong không khí mà chúng ta nhìn thấy được qua những tia nắng mặt trời. Chính nhờ có khoảng không mà có chỗ để cho các nguyên tử vận động. Vận động là bản chất của các nguyên tử, diễn ra do sự va chạm giữa chúng và cũng tồn tại vĩnh viễn như bản thân nguyên tử vậy.

Dưới con mắt của Đêmôcrit, mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều được tái tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Sự xuất hiện hay mất đi của vật này hay vặt khác là kết quả việc kết hợp hay phân tán của các nguyên tử. Mọi biến đổi của sự vật thực chất là sự thay đổi trình tự sắp xếp của các nguyên tử tạo nên chúng. Còn bản thân mỗi nguyên tử thì không thay đổi gì cả. Như vậy, một mặt Đêmôcrít duy trì các nguyên lý bảo tồn tồn tại của Parmenit, coi các nguyên tử làã bất biến, vĩnh viễn, mặt khác lại ủng hộ quan niệm của Hêraclit cho rằng mọi sự vật đều biến đối không ngừng.

Vũ trụ nói chung, theo Đêmócrít là khoảng không vô cùng tận trong đó chứa đựng vô số thế giới khác nhau được cấu từ vô vàn các loại nguyên tử. Không bàn đến các vân để nguồn gốc của các nguyên từ và vũ trụ nói chung, Đêmôcrít tìm cách giải thích sự hình thành các thế giới khác nhau trong vũ trụ. Theo ông các thế giới này đựơc sinh ra đều có căn nguyên của chúng. Vì mức độ phân bố các nguyên tử trong khoảng không là không đều nhau, nên ở khoảng không nào chứa nhiều nguyên tử thì chúng thường xuyên va chạm vào nhau, tạo thành các luồng gió xoáy tròn, đây các nguyên tử nặng và to quy tụ vào thành tâm. Các nguyên tử nhẹ và nhỏ hơn thì bị đẩy ra vùng ngoại biên. Nhờ đó các hành tinh, kể cả trái đất, được tạo nên. Lửa, không khí, ánh sáng nhờ những luồng gió xoáy - do chuyển động của các nguyên tử theo hình xoáy tròn - đã tạo ra bầu trời. Các hành tinh cũng thuộc về thế giới chúng ta. Mỗi thế giới tựa như một hình cầu được khép kín bởi các nguyên tử có hình cong. Các thế giới cũng nằm trong quá trình biến đổi, vận động không ngừng.

Quan niệm về tất yếu và ngẫu nhiên: Khẳng định tính quy luật trong sự phát triển của các sự vật, Đêmôcrít cho rằng không cái gi sinh ra hay mất đi mà lại không có cân nguyên cá. Phê phán các quan niệm duy tâm thừa nhận tồn tại các lực lượng siêu nhiên thống trị và điều khiển thế giới, Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận cho rằng các quy luật chi phối sự phát triển của sự vật đều là các lực lượng vật chất. Hơn nữa, họ không đồng nhất tính tất yếu với tính nhân quả cho rằng cái ngẫu nhiên cũng có căn nguvên của nó tuy ta chưa biết, do đó nó mang tính chủ quan. Vì thế một khi chúng ta biết được nguyên nhân của cái ngẫu nhiên thì nó không còn ngẫu nhiên nữa. Cho nên trên thực tế về cơ bản chỉ tồn tại tính tất yếu. Trong cuộc sống nếu chỉ dựa vào sự ngẫu nhiên thì chỉ làm con người thêm lười biếng mà thôi.

Nhân bản học và nhận thức luận: Theo Đêmôcrít và cáo nhà nguyên tử luận, bản thân các sinh vật và con người, kể cả linh hồn anh ta cũng đều được cấu tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Sự khác nhau giữa con vật và con người là ở chỗ trong cơ thể con người có nhiều nhiệt lưọng hơn và các chất cấu thành nó sạch sẽ hơn so với động vật. Do hạn chế của sự phát triển khoa học thời đó, Đêmôcrít thừa nhận rằng trong con người có một phần bản chất thiên thần. Ông định nghĩa con người như một động vật nhưng về bản tính có khả năng học được bất kỳ cái gì, có chân tay, cảm giác và sự năng động trí tuệ làm trợ giúp cho mọi cái.

Linh hồn con người, theo các nhà nguyên tử luận, không phải là cái gì siêu vật chất mà hoàn toàn mang tính tự nhiên. Lập trường duy vật tự nhiên chất phác đã không cho phép họ hiểu được đặc trưng của tư duy, ý thức con người so với các sự vật khác. Đối với Đêmôcrít, linh hồn con người thực chất chỉ là tổng thể các nguyên từ. Nó là cơ sở của mọi sinh khí và sức sống trong con người. Bản chất của linh hồn con người cũng được cấu từ các chất liệu tựa như trong cơ thể, có điều là trong thành phần của nó có nhiều chất lửa hơn, điều đó giúp nó năng động hơn so với các vật khác. Đôi khi Đêmôcrít còn coi linh hồn và nhiệt lượng là như nhau, ông nhấn mạnh rằng, chính thông qua hít thở mà linh hồn con người thường xuyên trao đổi các nguyên tử của mình với môi trường xung quanh, nơi có nhiều nguyên tử rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ con người.

Nói chung, quan niệm của các nhà nguyên tử về tư duy và ý thức còn rất ngây thơ, cảm tính, ở đây về cơ bản, họ theo lập trường duy vật phủ nhận các quan niệm duy tâm thừa nhận sự bất hủ của linh hồn. Theo họ, linh hồn con người cũng chết cùng thể xác, vì thế mọi quan điểm về thế giới bên kia, về thiên đường ... của con người chỉ là bịa đặt.

Trong nhận thức luận, Đêmôcrít cho rằng trên thực tế chỉ tồn tại các sự vật khách quan do nguyên tử tạo ra, còn tất cả những cái như màu sắc, âm thanh, mùi vị… chỉ tồn tại trong cảm nhận của con người, là kết quả tác động của các nguyên từ lên các giác quan của chúng ta. Ông thừa nhận tồn tại hai dạng nhận thức. Dạng thứ nhất, đó là nhận thức cảm tính hay còn gọi là kiến giải. Nó có vai trò nhất định trong nhận thức thế giới, cho phép ta cảm nhận được tính sinh động và phong phú của sự vật. Tuy vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là nhận thức tối tăm, bởi vì nó chỉ cho phép biết được những gì bề ngoài, riêng lẻ.

Để nhận thức được các nguyên tử và bản chất đích thực của các sự vật, con người cần có trí tuệ. Nhờ nhận thức trí tuệ mà chúng ta biết được nguyên tử và khoảng không là khởi nguyên của mọi vật. Những gì mà cảm tính đem lại chỉ là kiến giải, còn trí tuệ đem đến cho chúng ta những tri thức đích thực về sự vật.

Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận chưa phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hai dạng nhận thức trên như các nhà triết học trường phái Êlê, mà chỉ nhận thấy sự khác nhau giữa chúng đơn thuần về lượng, cũng chưa nhận thấy sự chuyển hóa giữa chúng, mà coi tư duy chỉ là hỗn hợp các nguyên từ trong cơ thể con người.

Các quan niệm chính trị - xã hội của Đêmôcrít: Thể hiện lập trường của tầng lớp dân chủ chủ nô, Đêmôciít đấu tranh bảo vệ nền dân chủ Aten. Theo ông "cần phải tía thích cái nghèo trong một nhà nước dân chủ hơn so với cái gọi là cuộc sống hạnh phúc trong chế độ chuyên chế, tựa như tự do tốt hơn so với nô lệ". Xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên Đêmôcrít chỉ đề cập đến nền dân chủ chủ nô còn bản thân nô lệ thì ông cũng như nhiều nhà tư tưởng khác cho rằng cần phải biết tuân theo người chủ.

Nền tảng của chế độ nô lệ, dưới con mắt của nhà nguyên tử luận nổi tiếng đó là nhà nước. Chính nhà nước đóng vai trò duy trì trật tự và điều hành hoạt động của xã hội, cho nên cần phải trừng phạt nghiêm khắc những kẻ nào vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức. Phương châm tư tưởng của Đêmôcrít đó là thà nghèo còn hơn là giàu có nhưng mất dân chủ và tự do. Mục tiêu của con người là hướng tới tự do và hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không chỉ là sự giàu có. Chỉ có người nào biết bằng lòng với sự hưởng lạc vừa phải thì mới có thể được hạnh phúc. Hạnh phúc là ở sự thanh thản tâm hồn, được tự do.

Trong các vấn đề tôn giáo, Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận nghiêng về lập trường vô thần. Theo họ, trên thực tế chẳng có Thượng đế, cũng không có vị thần linh nào cả, chỉ có các hịnh ảnh của chúng là những thứ có được do trí tưởng tượng của con người.

Không chỉ riêng Đêmôcrít, nhiều nhà tư tưởng cổ đại khác cũng giữ lập trường nguyên tử luận trong quan niệm về thế giới như Lépkíp, Lucrexi, Êpiquya, v.v.. Nhìn chung thế giới quan của các nhà nguyên tử luận là duy vật. Điểm chung của họ ở chỗ coi cái chỉnh thể là tổng sổ các bộ phận một cách đơn thuần. Quan niệm này đặt nền móng cho sự phát triển các quan niệm duy vật máy móc sau này. Tuy vậy, các nhà nguyên tử luận có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tiếp theo của triết học và khoa học.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Đêmôcrit nhà triết học cổ Hy Lạp quan niệm vật chất là gì

  • Triết học phái ngụy biện
  • Thế giới quan của Xôcrát
  • Platôn
  • Arixtốt
  • Êpiquya và phái Êpiquya
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Thế nào là cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số ví dụ minh hoạ.
  • Phân tích tính tất yếu, đặc điểm và nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
  • Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Tư tưởng triết học của đêmôcrít và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại

  • pdf
  • 16 trang
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP HOÀ CHÍ MINH
KHOA ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

ÑEÀ TAØI TIEÅU LUAÄN MOÂN TRIEÁT HOÏC
Tö töôûng trieát hoïc cuûa Ñeâmoâcrít
vaø söï aûnh höôûng cuûa noù ñeán ñôøi soáng
vaên hoùa tinh thaàn cuûa thôøi ñaïi

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
SVTH: Nguyễn Công Danh
LỚP:

Tháng 03/2010

D1 K19

MỤC LỤC
I. Mở đầu ..................................................................................... 3
II. Nội dung ................................................................................. 7
1. Thuyết nguyên tử ................................ ................................ ...............7
2. Quan niệm về nguồn gốc con người ................................ ..................8
3. Quan niệm về nhận thức................................ ................................ ....9
4. Quan niệm về đạo đức – xã hội. ................................ ......................10

5. Quan điểm chính trị .............................................................. 11
6. Logic học................................................................................ 11
III. Tính tất yếu và ngẫu nhiên ............................................... 13
IV. KẾT LUẬN ................................ ................................ ....................15
V. Tài liệu tham khảo ................................ ................................ ...........16

2

ĐÊMÔCRÍT (460-370 TCN)
NHÀ TRIẾT HỌC, NHÀ BÁC HỌC VỀ THUYẾT NGUYÊN
TƯ THÔ SƠ THỜI HY LẠP CỔ ĐẠI.
I. Mở đầu:
Cách đây hàng nghìn năm, các nhà Triết học, các nhà Bác học từ
Đông sang Tây đã hằng cố gắng đi tìm lời giải đáp và làm sáng tỏ “Bản
nguyên vật chất của thế giới cấu tạo như thế nào?”, “vạn vật xung quanh
ta thiên hình vạn trạng nhưng phải chăng đều do một số yếu tố nào đấy cấu
tạo nên?”
Các triết gia thời Trung Quốc cổ đại đề xướng thuyết âm, dương Ngũ
hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ.
Thời Ấn Độ Cổ đại có phái Samkhya cho rằng vật chất do: không
khí, lửa, nước, đất và ête cấu tạo nên.
Các triết gia thời Hy Lạp cổ đại: Héraclite (thế kỷ VI TCN) cho rằng
bản nguyên của thế giới là lửa. Anaximène, người đương thời với
Héraclite, cho rằng bản chất của thế giới l à không khí. Thalès (625 - 647
TCN) được mệnh danh là một trong bảy "Người hiền triết" thời Hy Lạp cổ
đại chủ trương rằng nguyên bản của thế giới vạn vật là nước, Ông lập luận:
nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật, vạn vật bắt đầu từ n ước
và luôn quay trở về với nước, không có nước thì không có gì cả. Nước tồn
tại vĩnh viễn, còn .
Trong số các nhà triết học và khoa học thời xưa bàn về cấu tạo của vật
chất, người phát biểu đúng đắn hơn cả là nhà Bác học thời Hy Lạp cổ đại
Đêmôcrít, Ông cho rằng vạn vật muôn màu muôn vẻ, nhưng cuối cùng đều
cấu tạo bởi nhưng phân tử nhỏ nhất là nguyên tử (Tiếng Hy Lạp Atom là
3

nguyên tử, có nghĩa là không thể chia cắt được nữa). Thuyết của Đêmôcrít
được gọi là thuyết nguyên tử thô sơ. Trước chúng ta gần 2500 năm
Đêmôcrít đã viết: "Chúng ta nói nóng, chúng ta nói lạnh, chúng ta nói ngọt,
chúng ta nói đắng, chúng ta nói màu số nhưng thực ra chỉ có nguyên tử và
chân không".

Đêmôcrít (460 – 370 TCN) là nhà triết học duy vật vĩ đại trong thế
giới cổ đại, là đại biểu kiệt xuất nhất của chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ
nô dân chủ thời cổ Hi Lạp. Ông sinh ra ở một trong những thành phố
thương mại sầm uất là Abdère thuộc xứ Thrace, là miền đất thuộc một
phần của Hy Lạp và nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, phía nam nước Bulgaria.
4

Ông đã từng đi nhiều nước Ai Cập, Babilon, Ba Tư, Ấn Độ và sau đó về
sống tại Aten. Ở những nơi ông đi qua, ông đã tìm hiểu và tiếp thu những
tri thức khoa học và triết học. Ông nhiệt thành ủng hộ phái chủ nô dân chủ,
phản đối kịch liệt phái chủ nô quý tộc, tán d ương tầng lớp thương nhân và
coi họ là tầng lớp tiến bộ thời bấy giờ.
Cũng giống như thầy của mình là Pácmêníc và Lơxíp (500 - 440
TCN) cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại, nhưng khác với nguyên tử và
chân không cùng là khởi nguyên của thế giới. Trong vũ trụ, luôn có những
cơn lốc xoáy của các nguyên tử xảy ra trong chân không, do vậy mà các
nguyên tử cùng kích thước tụ lại với nhau theo từng loại để tạo nên đất,
nước, lửa, không khí. Từ đó tạo ra vùng đất và bầu trời cùng các tinh tú rực
sáng – sự kết tự của nhiều nguyên tử có tốc độ vận động rất lớn. Vạn vật
trong vũ trụ đều sinh, diệt theo luật nhân quả,...
Những tư tưởng về nguyên tử của Lơxíp đã được người học trò xuất
sắc của mình là Đêmôcrít hệ thống hóa và phát triển thêm tạo thành một hệ
thống lý luận chặt chẽ và có sức thuyết phục của trường phái nguyên tử
luận – đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ Hi Lạp.
Đêmôcrít sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trong khu vực, am hiểu
nhiều lĩnh vực khoa học, là Bác học uyên thâm về nhiều mặt, ông viết
khoảng 70 tác phẩm: ngoài triết học, ông còn viết nhiều tác phẩm về toán
học, đạo đức học, tâm lý học, sinh vật học, thi ên văn học, mỹ học, ngôn
ngữ học, âm nhạc và kỹ thuật…và một con người luôn tranh đấu, đầy lạc
quan, tư tưởng Đêmôcrít đã có ảnh hưởng lớn đối với nhiều triết gia đ ương
thời cũng như các thế kỷ tiếp theo.
Tác phẩm quan trọng và cũng rất có giá trị về khoa học mà ông đã viết
ra là “Cấu trúc vĩ đại của thế giới”. Nh ưng tiếc rằng, sau này người ta chỉ

5

có thể phỏng đoán lại được nội dung của cuốn sách n ày mà thôi. Vì ngay
trong khi ông còn đang sống, thì các tác phẩm do ông viết ra đã bị các học
trò của nhà triết học đối lập Platon phá hủy theo y êu cầu của thầy mình, và
cuốn sách trên cũng không tránh được số phận nghiệt ngã đó. Thật là bất
hạnh cho riêng ông và cũng là một tổn thất nặng nề vô giá cho cả sự tiến
bộ của nền khoa học chân chính của nhân loại.
May mắn sau này, nhà triết học Điôgen Laecxơ (Diogene Laerce)
(sống vào nửa đầu thế kỉ thứ III sau công nguy ên) đã viết lại được những
quan điểm về vũ trụ của Đêmôcrít trong bộ sách lớn gồm 10 tập của mình
“Tiểu sử các nhà triết học”.

6

II. Nội dung:
Đêmôcrít đã xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý
luận bao gồm:
1. Thuyết nguyên tử:
Mặc dù những ý tưởng đầu tiên về nguyên tử đã được Leucippe nêu ra
nhưng chỉ có Đêmôcrít mới làm cho các quan điểm về nguyên tử trở thành
một hệ thống lý luận chặt chẽ và có sức thuyết phục.
Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên
tử và chân không.

Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không
phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn.
Nguyên tử giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dạng (hình cầu,
hình móc câu, hình tứ diện, hình lõm,..), về kích thước, về tư thế (nằm
ngang, đứng, nghiêng). Cũng giống như sự kết hợp giữa các chữ cái tạo
thành các từ ngữ, thì ở đây, sự kết hợp của các nguyên tự tạo thành các sự
vật trong thế giới.

7

Chân không (không gian trống rỗng) không có kích thước và hình
dáng, nhưng vô tận; chân không chính là khoảng không gian trống rỗng. nó
là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử.
Trong chân không, nguyên t ử vận động theo nhiều hướng, theo nhiều
kiểu: lúc chúng cố kết tụ lại, lúc chúng tách rời tán rộng ra. Các nguyên tử,
khi cố kết tụ lại thì sự vật được tạo thành, và khi chúng tách rời nhau thì sự
vật biến mất. Khi chuyển động chúng sẽ va chạm vào nhau để tạo thành
một cơn xoáy lốc nguyên tử. Cơn xoáy này đẩy các nguyên tử nhỏ nhẹ ra
bên ngoài, còn các nguyên t ử to nặng thì được quy tụ vào tâm; nhờ đó mà
các tầng lớp nguyên tử cùng kiểu dáng, kích thước và trọng lượng như đất,
nước, lửa, không khí, … được tạo thành; và từ đây, hình thành Trái đất, sự
sống, con người cùng các thiên thể trên bầu trời, trong vũ trụ,..
2. Quan niệm về nguồn gốc con người
Theo Đêmôcrít, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác
dụng của nhiệt độ. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn,
chúng sống dưới nước, sau đó lên sống trên cạn và tiến hóa dần đưa đến sự
xuất hiện của con người.
Chỉ có sinh vật mới có linh hồn, linh hồn cũng được tạo thành từ các
nguyên tử, nhưng đó là các nguyên t ử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động
nhanh. Linh hồn khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử
dạng lửa khi sinh vật chết.
Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính
tất nhiên tuyệt đối. Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo
lẽ tất nhiên; vì vậy, bản tính thế giới là tất nhiên. Sự thiếu hiểu biết, sự bất
lực trong nhận thức của con người mới sinh ra cái ngẫu nhiên; ngẫu nhiên
mang tính chủ quan.
8

Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh hay hữu sinh, đều xuất
hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo
ra. Thậm chí, nếu có thần thánh thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử và
tồn tại trong chân không. Mặc dù Đêmôcrít không lý giải được nguồn gốc
của vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc
ông khẳng định bản chất thế giới là vật chất – nguyên tử luôn vận động
theo quy luật nhân quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không được
sáng tạo và không bị hủy diệt bởi các thế lực siêu nhiên,.. là quan niệm duy
vật, vô thần dũng cảm đương thời. Đêmôcrít đã cống hiến cho khoa học tự
nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng nổi tiếng về nguyên tử.
3. Quan niệm về nhận thức:
Đêmôcrít cho rằng, mọi nhận thức của con người đều có nội dung
chân thực, nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng khác nhau. Ông chia
nhận thức chân thực của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với
nhau là nhận thức mờ tối do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm tính, và
nhận thức sáng suốt do suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính. Nhận
thức mờ tối chỉ cho ta biết được dáng vẻ bề ngoài của sự vật. Muốn khám
phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến hành nhận thức lý tính. Nhận thức
lý tính đáng tin cậy, nhưng đó lại là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp
và đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người
khao khát hiều biết.
Như vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức
lý tính, muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận
thức lý tính. Khi đề cao nhận thức lý tính, Đêmôcrít tiến hành xây dựng
các phương pháp nhận thức lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định
nghĩa. Ông được Arixtốt coi là nhà lôgích học đầu tiên phát biểu về nội
dung lôgích học.

9

4. Quan niệm về đạo đức – xã hội.
Đêmôcrít cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và
hướng dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của
hành vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho
người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong
đó con người sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của
tâm hồn tự do. Mặc dù Đêmôcrít coi hạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay
xấu,… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng ông luôn phản đối sự giàu có
quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng là cội nguồn dẫn tới
sự bất hạnh cho con người. Ông luôn đề cao những hành động vị nghĩa cao
thượng của con người. Bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khí mới làm
cho con người trở thành vĩ đại.
Theo Đêmôcrít, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn long ở lỗ
nhưng do nhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói, do nhu cầu ăn ở mà có nhà
cửa, quần áo, biết chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt,… nghĩa là, nhu cầu vất
chất để tồn tại và phát triển của con người là động lực phát triển xã hội.
Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Đêmôcrít luôn xuất phát từ
quan niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ
dân chủ chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền
thương mại và sản xuất thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình
thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, chứ không
phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theo mệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước
cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô phải biết tự điều
hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đực và pháp lý. Quản lý
nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người hạnh phúc,
vinh quang, tự do và dân chủ.

10

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được,
Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp cổ đại lên đỉnh cao, làm cho
nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang th ịnh hành bấy
giờ.

5. Quan điểm chính trị
Đêmôcrít đứng trên lập trường của phái chủ nô dân chủ, kịch liệt
chống lại phái chủ nô quý tộc. Ông bảo vệ chế độ dân chủ của chủ nô trong
đó thể hiện quyền lợi của họ gắn với sự phát triển của thương mại và công
nghiệp. Ông ca ngợi tình thân ái, tính ôn hòa, lợi ích chung và quyền lợi
chung của công dân tực do. Đương nhiên, do xuất thân và bản thân ông
thuộc giai cấp chủ nô, nên ông chỉ đấu tranh để bảo vệ cho nền dân chủ và
quyền lợi của chủ nô, cũng như của công dân tự do. Ông cho rằng “cái
nghèo trong chế độ dân chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân
dưới thời quân chủ, đại ý là tự do quý hơn nô lệ”. Ông coi nhà nước là trụ
cột của xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật
hay các chuẩn mực đạo đức. Ông khẳng định, hạnh phúc là sự thanh thản
trong tâm hồn và được tự do.

6. Logic học
Đêmôcrít chưa phải là người sáng lập lôgic học, nhưng ông đã đặt nền
móng cho nó, xem nó như công c ụ “giải mã” tự nhiên. Khi phân loại lôgic
học, Aristote liệt Đêmôcrít vào hàng tiền bối của lôgic quy nạp, khác với
lôgic diễn dịch của mình. Đêmôcrít từng viết một vài tác phẩm bàn về
lôgic học, trong đó tranh luận với tr ường phái Pythagore, trường phái Elée,
những nhà biện thuyết, nêu ra hàng hoạt quy tắc, giả thiết, khái niệm, nhấn
mạnh vai trò hàng đầu của phép quy nạp. Sau n ày vào thế kỷ XVII
F.Bacon, người chủ trương phương pháp luận kinh nghiệm - quy nạp, đánh
giá cao Đêmôcrít. Ở tác phẩm “công cụ mới” (Novum Organum) F.Bacon
11

hoan nghênh Anaxagore, Đêmôcrít đã “đi vào tận chiều sâu thăm thẳm của
giới tự nhiên”, đồng thời than phiền rằng truyền thống tốt đẹp đó đ ã bị làm
hoen ố vào thời Trung cổ, khi người ta chỉ tuyên truyền một cách ồn ào tư
tưởng của Platon và Aristote mà quên đi những giá trị tinh thần đích thực
khác.

III. Tính tất yếu và ngẫu nhiên:
Từ những phần đã trình bày trên có thể rút ra mấy nét chính của
nguyên tử luận:
1. Đêmôcrít cho rằng các nguyên tử và khoảng không - “bể chứa các
ngyên tử” - là bản nguyên thế giới;
2. Tính đa dạng của các nguyên tử dẫn đến tính đa dạng của thế giới,
kể cả thế giới con người;
Nguyên tử luận cũng được triển khai vào việc giải thích mối quan hệ
tất yếu - ngẫu nhiên - một trong những mối quan hệ nền tảng của các sự
vật, hiện tượng, quá trình diễn ra khắp nơi.
Trước nay, nhiều nhà viết sử cổ đại vẫn đinh ninh rằng, Đêmôcrít loại
bỏ khái niệm “ngẫu nhiên” ra khỏi học thuyết của mình, căn cứ vào nhận
định: không một sự vật nào sinh ra một cách vô nguyên cớ mà tất cả đều
tuân theo mối quan hệ nhân quả và tính tất yếu. Trên thực tế vấn đề phức
tạp hơn nhiều. Trước hết với sự phê bình cái ngẫu nhiên của Đêmôcrít gắn
liền với sự phê bình phi lý. Người ta nghĩ ra cái ngẫu nhi ên nhằm dùng nó
như chiếc lọng che đậy tính chất phi lý n ơi mình. Con người cho một hiện
tượng nào đó là ngẫu nhiên, vì họ lười suy nghĩ, không muốn truy t ìm
nguyên nhân của nó. Đêmôcrít không phản bác khái niệm ngẫu nhi ên, mà
chỉ loại ra khỏi đời sống cái ngẫu nhi ên - số mệnh mang tính chất tôn giáo
- thần thoại. Từ gốc độ triết lý ngẫu nhiên, theo Đêmôcrít, là cái gì đó xảy
ra không theo tự nhiên, khác với tất yếu là cái tồn tại theo tự nhiên. Những
12

gì diễn ra không theo tự nhiên thường thuộc về trạng thái ban đầu của sự
vật. Trong “Thần khúc” A.Dante, nh à thơ và nhà tư tưởng cuối thời Trung
viết: “Đêmôcrít - người chủ trương vũ trụ tuân theo may rủi”. Sự đối lập
tất yếu - ngẫu nhiên, xét cho cùng, là sự đối lập cái xảy ra “theo tự nhi ên”
với cái xảy ra “không theo tự nhiên”, cái đóng vai trò là kết quả của những
nguyên nhân bên trong với cái biểu thị sự trùng hợp các sự kiện “không
chủ đích”, kết quả của những nguyên nhân bên ngoài.
Nguồn gốc thế giới cũng được lý giải theo quan hệ tất yếu - ngẫu
nhiên. Trước khi có thế giới như tình trạng hiện tại các nguyên tử còn vận
động hỗn độn trong chuổi thời gian bất tận. Thế giới xuất hiện, chấm dứt
sự ngự trị của cái hỗn độn, ngẫu nhi ên. Tất cả giờ đây đều diễn ra theo tính
tất yếu, dòng xoáy lốc các nguyên tử trở thành nguyên nhân xuất hiện các
vật thể. Không còn tự do theo nghĩa tuỳ tiện; tất cả điều tuân theo tính tất
yếu.
Nhưng trên nền chung của tính tất yếu, cái ngẫu nhi ên vẫn hiện diện
dưới những hình thức khác nhau. Sự tồn tại cái ngẫu nhi ên trong bức tranh
về thế giới được quy định bởi tính đa dạng các khuynh hướng vận động
ban đầu của nguyên tử, bởi số lượng vô cùng lớn của chúng, và bởi sự tồn
tại một không gian rỗng vĩ đại.
Nói đến vận động của vũ trụ, Đêmôcrít luôn nhấn mạnh tính quy luật
và tính tất yếu của nó. Bản thân từ “vũ trụ” (theo tiếng Hy Lạp kosm os) đã
hàm chứa một cái gì đó chuẩn xác, trật tự, là môi trường rộng lớn, nơi mỗi
thực thể điều chiếm một vị trí nhất định. Tuy nhi ên thử hỏi: làm sao có thể
có sự vận động chuẩn xác, trật tự của cả một phức hợp không đếm xuể các
nguyên tử, tạo nên vũ trụ nói chung, cùng toàn bộ các sự vật trong vũ trụ
ấy, nếu vận động ban đầu (tr ước khi vũ trụ xuất hiện) mang tính chất hỗn
độn? Nếu vận động ngay từ đầu đ ã là vận động hỗn độn (ngẫu nhiên), thì
nó cũng không thể đưa cái gì đến vận động chuẩn xác, hài hoà được. Thêm
13

nữa, trong quan niệm về tất yếu của Đêmôcrít có sự lầm lẫn cơ bản. Thay
vì xem tính nhân quả như cơ sở của tính tất yếu, thì ông lại quy tính tất yếu
về tính nhân quả. Nhưng không phải nguyên nhân nào cũng tất yếu dẫn
đến kết quả nấy. Trong thực t ế để đạt được một kết quả nào đó cần hội đủ
những điều kiện tương ứng. Thông thường mỗi kết quả có thể do một hoặc
nhiều nguyên nhân sinh ra, và ngược lại. Mối liên hệ nhân quả, do vậy,
không đơn giản. Càng ít ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh, thì nguyên
nhân sinh ra kết quả càng gắn nhiều hơn với tính tất yếu, càng ít đi vai trò
của ngẫu nhiên. Song điều này chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện
tối ưu - thực nghiệm, kiểm chứng.
Ở các nhà nguyên tử thì cái gì có nguyên nhân điều được xem xét từ
gốc độ tính tất yếu. Tất cả mọi biến cố điều có nguy ên nhân này hay
nguyên nhân khác, tất cả vạn vật trong vũ trụ điều diễn ra một cách tất yếu.
Xét theo nghĩa đó, cái gì xảy ra mà ta chưa biết nguyên nhân, thì gọi là
ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên hoá ra là cái có tính chất chủ quan, bị đồng nhất
với phi nhân quả. Tính chất mâu thuẫn v à khập khiễng của học thuyết tất
yếu - ngẫu nhiên ở Đêmôcrít đã quá rõ ràng. Chỉ đứng vững trên phương
pháp luận biện chứng thực sự mới t ìm hiểu một cách sâu sắc mối li ên hệ và
chuyển hoá lẫn nhau giữa tất yếu và ngẫu nhiên, đồng thời chỉ ra giới hạn
thể hiện của chúng.

IV. KẾT LUẬN:
Triết học Đêmôcrít là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ cao các
quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của
Hêraclít) trước đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa
duy vật Hy Lạp thời cổ đại. Làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các
trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó là trào lưu duy tâm
nổi tiếng của Platon.
14

Sau này, Êpiquya và Lucơrexơ đã khắc phục những hạn chế của ông và
phát triển học thuyết nguyên tử hơn nữa. Lơxíp, Đêmôcrít, Êpiquya tr ở
thành những tên tuổi đại biểu cho phái nguyên tử luận thời cổ đại Hy Lạp La Mã.

15

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình Đại cương Lịch sử Triết Học, TS. Bùi Văn Mưa, TS.
Nguyễn Ngọc Thu và tập thể tác giả, NXB Tổng hợp TP. HCM –
2003

2.

Lịch sử Triết Học, Bùi Thanh Quất và Vũ Tình, NXB Giáo Dục –
1999.

3.

Triết học Mác – Lênin (Hệ thống câu hỏi – đáp án gởi mở & hướng
dẫn viết tiểu luận, Bộ Môn Triết học, Ban triết học – xã hội học
trường Đại học Kinh tế TP. HCM, NXB Đại Học Quốc gia TP. HCM
2005.

4.

Đại cương lịch sử Triết học phương tây, TS. Đỗ Minh Hợp, TS.
Nguyễn Thanh, TS. Nguyễn Anh Tuấn, NXB Tổng hợp TP. HCM –
2006.

5.

Cùng nhiều nguồn thông tin khác, tạp chí, mạng Internet.

16

Tải về bản full

giá tri và hạn chế của các nhà triết học duy vật hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.74 KB, 26 trang )

Lời mở đầu
Hy lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại thời cổ
đại, là thời kì phát triển rực rỡ của xã hội loài ngời. Hy lạp cổ đại không chỉ là
một trung tâm kinh tế - xã hội mà còn là một trung tâm văn hoá. Thời kì cổ
đại ở đây đã tích trữ đợc một khối lợng tri thức khổng lồ trên nhiều lĩnh vực:
toán học, vật lý, thiên văn học, thuỷ văn đặc biệt không thể không nhắc tới
chính là triết học. Triết học thời kì này đợc đánh giá là rất phát triển, với
những cái tên hết sức nổi tiếng : Acsimet, Talet, Hêraclit, Đêmocrit, Platôn,
Arixtốt. chính các đại biểu này đã tạo lên một nền triết học phát triển rực rỡ
mà ngày nay chúng ta đã đợc thừa hởng. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội, và hẳn ai
cũng biết đó là nhờ các lĩnh vực khoa học cụ thể nh: hoá học, vật lý, sinh
học nhng triết học thì sao? chúng ta cần phải khẳng định rằng không nhiều
ngời trong chúng ta hiểu đợc vai trò của triết học đối với cuộc sống của con
ngời, Nhiều ngời vẫn cha hiểu triết học là gì. Vậy triết học là gì? vai trò của
nó nh thế nào đối với cuộc sống của chúng ta. đây chính là nhiệm vụ của
những sinh viên. chúng ta cần phải tìm hiểu triết học nói chung và trong số đó
là triết học hy lạp cổ đại.
1
Mục lục
Lời mở đầu 1
Mục lục 2
I. đặt vấn đề 3
II. giá tri và hạn chế của các nhà triết học duy vật hy lạp cổ đại 3
1. hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học hy lạp cổ đại 3
a. hoàn cảnh ra đời 3
b. đặc điểm 5
2. các nhà triết học duy vật hy lạp cổ đại 6
a. trờng phái Milê 6
b. Hêraclit 9
c. Thuyết nguyên tử 13


d. Arixtốt 19
III. Kết luận 26

2
I. Đặt vấn đề
Triết học hy lạp cổ đại là một thời kì phát triển rực rỡ của triết học nhân
loại với nhiều thành tựu lớn. Những thành tựu thời kì này có thể nói là hết sức
to lớn nếu so với nền khoa học cụ thể. Nổi bật trong số các giá trị đạt đợc
trong thời kì này có thể nói là thuyết nguyên tử và phép biện chứng. Với
những giá trị này triết học hy lạp cổ đại đã trở thành một nền tảng để phát
triển triết học sau này. có thể thấy hầu hết các trờng phái triết học hiện đại đều
có mầm mống của triết học hy lạp cổ đại để lại. vậy vì sao với một nền khoa
học thực nghiệm kém phát triển nh vậy lại có thể nảy sinh những học thuyết,
những tiên đoán tuyệt vời nh vậy? Và những giá trị và hạn chế của những học
thuyết này là gì? chúng ta sẽ đi làm rõ những vấn đề trên
II. Giá trị và hạn chế của các nhà triết học duy vật cổ đại
1) Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học hy lạp cổ đại
a) Hoàn cảnh ra đời
Hy lạp cổ đại là một vùng đất rộng lớn bao gồm : miền nam bán đảo
ban căng thuộc châu âu ,nhiều hòn đảo ở biển Egiê và cả miền ven biển của
bán đảo tiểu á . điều kiện thuận cho nên từ rất sớm nghành nông nghiệp,thủ
công nghiệp, thơng nghiệp hy lạp cổ đã phát triển.
Từ thế kỉ 15 đến 9 tr.CN ,chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở hy lạp cổ đại
tan rã và hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ. thời kì này đã xảy ra những
biến động lớn về kinh tế và thiết chế xã hội .
Vào thế kỉ thứ 5 tr.CN ,đã xảy ra cuộc chiến tranh hy lạp ba t , kết
thúc bằng chiến thắng thuộc về hy lạp , chiến thắng này đã mở ra thời kì hng
thịnh về kinh tế và chính trị của hy lạp cổ đại một liên minh gồm 300 quốc
gia thành bang đợc thành lập trong đó có ATEN và SPAC là 2 thành bang
hùng mạnh nhất

Thành bang aten, nằm ở vùng đồng bằng Attien thuộc trung bộ hy
lạp , có đụa lý thuận lợi nên trở thành một trung tâm kinh tế , văn hoá là thết
chế của chủ nô dân chủ Aten
Thành bang Spác nằm ở vùng bình nguyên Iaconi , đát đai thích hợp
đối với phát triển nông nghiệp là dinh luỹ của bọn chủ nô quí tộc cha truyền
3
con nối. để thc hiện cai trị theo truyền thống , Spác đã xây dựng 1 thiết chế
nhà nớc quân chủ , thc hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ.
Do s cạnh tranh quyền bá chủ toàn hy lạp , nên đã xảy ra cuộc chiến
tranh tàn khốc pôlôpône kéo đàu hàng chục năm , và cuối cùng dẫn tới sự
thất bại nặng lề của Aten . cuộc chiến tranh này đã làm đất nớc hy lạp suy
yếu cả về kinh tế và chinh trị quân sự .
Sau đó hy lạp bị nớc Maxedoan xâm chiếm.
Đến thế kỉ 2, hy lạp lại bị la mã xâm chiếm.
Quá trình lịch sử đó gắn liền với sự hình thành và phát triển kinh tế xã
hội và t tởng triết học :
triết học (philosophia theo tiếng hy lạp cổ là tình yeu sự thông thái )
đồng thời xuất hiện ở cả hy lạp , trung quốc , ấn độ cổ đại vào khoảng thế kỉ
6 trCN sự ra đời của triết học đánh dấu một bớc phát triển của t tởng nhân
loại , từ cảm nhận vũ trụ một cách trực quan đến thế giới quan dựa trên các
tri thức mang tính khái quát , trừu tợng hoá của t duy .
Triết học hy lạp cổ đại phát triển trên cơ sở kinh tế đó là quyền sở hữu
của chủ nô đói với t liệu sản xuất và ngời nô lệ . vào thế kỉ 9 -7 tr.CN nền
sản xuất chiếm hữu nô lệ ở hy lạp cực kì phát triển . đó là thời kì nhân loại
chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt . với việc xuất hiện quan hệ
tiền hàng đã làm cho thơng mại và trao đổi hàng hoá đợc tăng cờng . thời
kì này ngời hy lạp đã có thể đóng những thuyền lớn cho phép họ vợt biển địa
trung hải tìm đến những miền đất mới . nhờ đó lãnh thổ của hy lạp và thuộc
địa của nó đợc mở rộng , tạo điều kiện cho sự giao lu văn hoá giữa các dân
tộc.

Sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến các quan hệ và tổ chức xã hội cũ
bị đảo lộn . nếu nh trớc đây các tổ chức xã hội cũ nh bộ tộc , bộ lạc mang
tính cộng đồng cao , cuộc sống mỗi cá nhân hầu nh hoàn toàn hoà tan vào
cuộc sống cộng đồng , thì giờ đây xuất hiện các t tởng t hữu và sau đó là chế
độ t hữu về của cải , điều đó buộc mỗi ngời cần ý thức và suy nghĩ hơn về
bản thân mình , cần có một lập trờng sống riêng phù hợp với hoàn cảnh mới .
nhu cầu đó đòi hỏi sự ra đời của triết học .
Thời kì hy lạp cổ đại là một thời kì của chế độ nô lệ, Là một hình thức
áp bức bóc lột tàn nhẫn , vô nhân đạo nhất so với tất cả các hình thức bóc lột.
Tuy nhiên chế độ áp bức bóc lột đó là cơ sở kinh tế trên con đờng phát triển
của hy lạp cổ đại. có chế độ đó giai cấp chủ nô mới có thể thoát ly đợc cuộc
đời lao động chân tay tạo ra sự phân công lao động .từ sự Phân công lao
động phát triển cho phép trong xã hội xuất hiện tầng lớp những ngời chuyên
sống bằng lao dộng trí óc từ đó tạo điều kiện nảy sinh các tri thức khoa học ,
nghệ thuật ,và triết học nh Ăngghen đã nhận xét trong tác phẩm Chống
4
ĐuyRinh: phải có chế độ nô lệ mới xây dựng đợc một qui mô phân công
lao động lớn lao trong nông nghiệp , công nghiệp mới xây dựng đợc hy lạp
cổ đại giàu có . nếu không có chế độ nô lệ thì không có hy lạp và cũng
không có nền khoa học nghệ thuật ,và cả triết học.
Ngoài ra , chính sự xuất hiện tri thức khoa học sơ khai, nh việc phát
minh ra lịch một năm có 12 tháng , 365 ngày của Talet , những phát hiện của
Talet và Pitago về toán học , hình học của Ơclit, vật lý của Acsimet đã tạo
điều kiện rất lớn thúc đẩy sự hình thành của triết học . chúng làm cho các
quan niệm thần thoại truyền thống và các tôn giáo nguyên thuỷ vào khoảng
thế kỉ 7-6 tr.CN đã không còn đáp ứng và lý giải đợc những vấn đề mới của
thế giới quan . những khám phá khao học đầu tiên của ngời cổ đại đã cho
thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan và nhân sinh quan của các tôn giáo
và thần thoại , đòi hỏi con ngời phải có cách lý giải mới về thế giới xung
quanh và cuộc sống của mình .

Một số nhà ngiên cứu đã sai lầm khi nói rằng triết học có xuất phát từ
bản thân thần thoại bằng con đờng phát triển nội tại của nó , tức là sự thay
đổi hình thức của nó bởi sự thay thế các hình ảnh , hình tợng bằng cấu trúc
khái niệm và t duy lôgic . trên thực tế , mặc dù triết học hy lạp cổ đại ra đời
trên nền tảng thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ nhng khác với chúng , triết
học là một dạng thế giới quan hoàn toàn mới dựa trên cơ sở trí tuệ sâu sắc.
những kết luận và tri thức triết học mang tính lý luận khái quát cao đợc nảy
sinh, đã đẩy các dạng thế giới quan khác trớc chúng vàp lĩnh vực hoạt động
nghệ thuật hay sáng tác dân gian.
Sự nảy nở các trào lu t tởng triết học hy lạp cổ đại có liên hệ mật thiết
và chịu ảnh hởng của triết học phơng đông cổ đại . vào thời kì khoa học phát
sinh ở hy lạp , thì ở phơng đông đã tích luỹ đợc những tri thức đáng kể về
thiên văn học , hình học , đại số , y học các nhà bác học lớn của hy lạp
phần nhiều đã tới Aicâp Babilon đẻ nghiên cứu và học tập . những mầm
mống về quan niệm duy vật vô thần của những nhà triết học Aicâp và
Babilon cí ảnh hởng tích cực đên sự phát triển của triết học ở hy lạp cổ đại .
có thể nói triết học phơng đông , trớc hết là triết học Aicâp và Babilon là một
trong những tiền đề của triết học hy lạp cổ đại .
b) đặc điểm của triết học hy lạp cổ đại
S ra đời của triết học hy lạp cổ đại có những đặc điểm sau:
Thể hiện ở chỗ nó là thế giới quan, ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống
trị trong xã hội. Nh vậy ngay t đầu triết học đã mang tinh giai cấp sâu
sắc . bất chấp mọi bất công trong xã hội thời đó , triết học hy lạp cổ đại
vẫn là một công cụ lý luận nhằm duy trì trật tự xã hội theo kiểu chiếm
hữu nô lệ , bảo vệ sự thống trị của giai cấp chủ nô . chẳng hạn Platôn
5
coi ngời nông dân và thợ thủ công là những hạng ngời thấp hèn trong
nhà nớc lý tởng của ông.
Triết hoc ở thời kì này bao trùm trên mọi lĩnh vực thế giới quan của con
ngời cổ đại.ra đời trong bối cảnh các tri thức khoa học còn quá ít và sơ

khai nên trình độ phát triển của t tởng và của văn hoá t tởng nhân loại
nói chung còn thấp lúc bấy giờ còn thấp. Triết học hy lạp cổ đại đã đề
cập đén lĩnh vực thế giới quan của con ngời nh : tồn tại là gì ? nguồn
gộc bản chát thế giới ra sao ? số phận của con ngời nh thế nào ? việc
lý giải các vấn đè đó do nhu cầu hiểu biết của con ngời đạet ra và đợc
coi là vấn đè cơ bản của triết học.
Sự phân chia và đối lập giữa các trờng phái triết học , duy tâm và duy
vật , biện chứng và siêu hình , vô thần và hữu thần là nét nổi bật trong
quá trình phát phát triển triết học hy lạp cổ đại . trong đó điển hình là
cuộc đấu tranh giữa trờng phái duy vật và trờng phái duy tâm : là cuộc
đấu tranh của các nhà triết học của tầng lớp chủ nô quí tộc và của tầng
lớp chủ nô dân chủ .tiêu biểu là đờng lối Đêmôcrit và đờng lối Platôn .
Triết học duy vật thờng gắn hữu cơ với khoa học tự nhiên , các nhà triết
học duy vật cũng là khao học tự nhiên .
Các hệ thống triết học hy lạp cổ đại nói chung đều có xu hớng đi xâu
giải quyết những vấn đề bản thể luận và nhận thức luận những vấn
đề của mối quan gia vật chất và ý thức.
Nền triết học hy lạp cổ đại nói chung còn ở trình độ trực quan , chất
phác - đặc biệt đối với các hệ thống triết học duy vật và biện chứng.
Tuy vậy nó đã đặy ra hầu hết các vấn đề triết học cơ bản , nó chứa đựng
mầm mống của tất cá thế giới quan duy vật.
Coi trọng vấn đề con ngời. Mặc dù những nhà triết học vẫn có nhiều bất
đồng về vấn đề này nhng nhìn chung họ đều khẳng định con nguời là
tinh hao cao quí nhất của tạo hoá. T tởng ấy thể hiện rõ qua luận điểm
nổi tiếng của Pitago :con ngời là thớc đo của tất thảy mọi vật.
Về mặt nhận thức triêt học hy lạp cổ đại đã có khuynh hớng của chủ
nghĩa duy giác.
2) Các nhà triết học duy vật hy lạp cổ đại
Ta lần lợt xét đến một số các nhà triết học duy vật hy lạp cổ đại tiêu biểu :
a. Trờng phái Milê

Milê là một thành phố thơng nghiệp khá phát triển thời bấy giờ. Là nơi sản
sinh ra những nhà triết học đầu tiên của hy lạp cổ đại cũng nh phơng tây :
6
Talet (624-547 tr.CN):
Các quan niệm:
Talet là một nhà triết học duy vật . thành tựu nổi bật của ông là quan
niệm triết học duy vật. Ông cho rằng là nớc là yếu tố đầu tiên , là bản nguyên
của mọi vật trong thế giới. Mọi vật đèu sinh ra từ nớc và khi phân huỷ lại trở
thành nớc. Theo Talet vật chất (nớc ) tồn tại vĩnh viễn , còn mọi vật do nó sinh
ra đều biến đổi không ngừng , sinh ra và chết đi . toàn bộ thế giới là một chỉnh
thể thống nhất mà nền tảng là nớc .
Giá trị:
Quan niệm triết học của ông giới thiệu thế giới tuy còn thô sơ mộc
mạc , nhng đã có ý nghĩa vô thần , chống lại thế giới quan tôn giáo đơng thời
và chứa đựng những yếu tố biện chứng tự phát .
Hạn chế:
ông đợc gọi là nhà triết học đầu tiên, toán học đàu tiên , thiên văn
học đàu tiên, . song nhà khoa học đầu tiên này cha thể thoát khỏi ảnh hởng
của quan niệm thần thoại và tôn gioá nguyên thuỷ , điều này thể hiện ở
chỗ ;ông cho rằng thế giớ đầy dãy những vị thần linh và khi không thể giải
thích đợc hiện tợng từ túnh của nam châm thì ông khẳng định rằng nó là linh
hồn .
Anaximăngđrơ (610-546 tr.CN):
Các quan niệm:
Ông là nhà triết học duy vật là bạn của Talet. Khác với Talet khi giải
quyết vấn đề bản thể luận triết học , ông cho rằng , cơ sở của sự hình thành
vạn vật trong vũ trụ là từ một dạng vật chất đơn nhất , vô định , vô hạn và tồn
tại một cách vĩnh viễn :đó là Apeiron. Các triết gia thời cổ đại đã có những
giải thích khác nhau về Apeiron :đó là vật mang tính vật chất; là hỗn hợp của
các yếu tố nh đất, nớc , lửa, không khí ; là cái trung gian giữa lửa và không khí

;là cái không xác định (Arixtôt). Apeirôn không chỉ là nguồn gốc sinh ra mọi
vật mà còn là cơ sở vận động của vạn vật. Apeirôn là nguồn gốc sinh ra mọi
cái , đồng thời là nguồn gốc và sự thống nhất của các sự vật đối lập nhau
:nóng-lạnh , sinh ra- chết đi, toàn bộ vũ trụ tồn tại nh một vòng tuần hoàn
biến đổi không ngừng .
Ông cũng tiên đoán về nguồn gốc sự sống , cho rằng , mọi vật trên trái
đát đèu xuất hiện dới biển sau đó một số lên trên cạn sinh sống . con ngời sinh
ra từ một loài cá to, líc nhỏ sống dới nớc , sau đó lên trên cạn sinh sống .
Giá trị :
7
Nh vậy , so với Talet , Anaximăngđrơ có một bớc phát triển xa hơn
trong sự khái quát trừu tợng về phạm trù vật chất. ở Talet , vạt chất đầu tiên là
nớc mang tính ít trừu tợng hơn so với ở Anaximăngđrơ là Apeirôn một chất
vô định hình mà ngời ta không thể trực quan thấy đợc. Lần đầu tiên trong lịch
sử hy lạp cổ đại , vật chất không bị đồng nhất với vật cụ thể. Đó là bớc tiến
mới trong t duy trừu tợng của ngời hy lạp .
Quan niệm về nguồn gốc sự sống của ông tuy là một quan niệm ngây
thơ , chất phác , nhng nó cũng có những tác dụng nhất định vào thời ấy , giúp
chống lại thế giới quan tôn giáo đơng thời .
Hạn chế :
Cũng nh Talet , chịu ảnh hởng các quan niệm thần thoại và tôn giáo ,
khẳng định điểm tận cùng giới hạn của thế giới . mọi sinh vật theo ông đèu
sinh ra từ Apeirôn và có lỗi lầm với nhau những lỗi lầm của chúng phá vỡ các
chuẩn mực và giới hạn của chúng. Mọi cái cuối cùng đều trở thành
Apeirôn.theo nghĩa này , Apeirôn trở thành một cái ít nhiều mang tính thần
bí .
Anaximen (585-525 tr.CN) :
Là học trò của Anaximăngđrơ. đứng trên quan diểm duyvật chất phác ,
ông nghiên cứu thiên văn học và triết học .
Đồng quan điểm với ngời thầy về thuyết địa tâm , ông cho rằng , mặt

trời , mặt trăng và các vì tinh tú đều từ trái đát mà ra , do trái đất quay nhanh
mà bắn ra xa , điều này đến nay đã bị bác bỏ nhng ở thời ấy có giá trị lớn
trong việc đấu tranh chống lại những quan điểm duy tâm , tôn giáo về vũ trụ
về cuộc sống xã hội.Ông cũng có những tiên đoán : trái đất có hình cái trống ,
tự xoay quanh mình nó, ma đá là kết quả đóng thành băng của các tia nớc trên
cao , khi băng bị không khí làm tan ra thì thành tuyết .
Theo ông , không khí là nguồn gốc là bản chất của mọi cái là bản
nguyên của thế giới , vì nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống của tự nhiên
và con ngời . ngay cả các vị thần cũng đợc sinh ra từ không khí . ông cho rằng,
hơi thở chính là không khí, ngời ta không thể sống nếu không thở , tâm hồn
con ngời rung động theo hơi thở mạnh, yếu. Không khí là cái vô định hình ,
mà bản thân Apeirôn cũng chỉ là một thuộc tính của không khí . không khí
sinh ra mọi vật bằng hai cách loãng ra và cô đặc lại :không khí loãng thành
lửa ; đặc thành gió , mây ; đặc nữa thành nớc ; đặc nữa thành đất ,đá .
8
Giá trị và hạn chế : cũng nh hai nhà triết học trên những quan niệm
của ômg vẫn mang nặng tính ngây thơ , chất phác; nhng nó phần nào cũng có
giá trị nhất định trong thời kì đó.
Tóm lại : trờng phái triết học Milê là trờng phái triết học duy vật. Họ
quan tam cố gắng tìm ra một bản nguyên vật chất đẻ giải thích thế giới nh một
chỉmh thể thống nhất của các dự vật muôn màu , muôn vẻ . mặc dầu còn mộc
mạc ngây thơ , song những quan niệm của họ đã đặt ra nèn móng cho sự phát
triển của các t tởng duy vật trong thời kì về sau.
b. Hêraclit : (520-460 tr. CN)
Hêraclit sinh ra ở thành phố Ephedơ - một trung tâm kinh tế , văn hoá
nổi tiếng của hy lạp cổ đại. xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc , đợc cha
truyền cho quyền cai trị theo cha truyền con nối. Nhng ông là ngời say mê
ngiên cứu khoa học nên đã nhờng quyền cai trị kế ngiệp cho em mình .
Các quan niệm :
Các quan niệm về bản thể luận :

ở thời cổ đại hylạp , ngời ta quan niệm triết học nghĩa là yêu mến sự
thông thái và những nhà triết học là những nhà thông thái hiểu biết nhiều ,
hêraclit lại coi phơng châm nghiên cứu của mình là không dừng lại ở sự thông
thái , hiểu biết nhiều , mà quan trọng là phải biết đợc cái logos tức bản chất
quy luật của sự vật.
Theo đánh giá của các nhà kinh điển mác-lênin , hêraclit là ngời sáng
lập ra phép biện chứng , hơn nữa , ông còn là ngời xây dựng phép biện chứng
trên lập trờng duy vật .
Cũng nh các nhà triết học tiền bối Talet và Anaximen, Hêraclit đã đứng
trên lậ trờng duy vật cổ đại đẻ giải quyết vấn đề cơ sở đầu tiên của thế giới
từ một dạng vật chất cụ thể . song , ông lại khác với họ ở chỗ cho rằng , dạng
vật chất đầu tiên bản nguyên của thế giới là lửa. Lửa là cơ sở duy nhất và phổ
biến của tất cả mọi sự vật , hiện tợng tự nhiên. ông lấy lửa đẻ giải thích mọi
hiện tợng tự nhiên : tất cả đèu trao đổi với lửa , và lửa trao đổi với tất cả nh
vàng troa đổi với hàng hoá và hàng hoá trao đổi với vàng . theo ông , các vật
chất đều phát sinh từ lửa . dới tác động của các dạng lửa , đất trở thành nớc, n-
ớc trở thành không khí và ngợc lại. Tuỳ theo độ lửa mà mọi vật có thể
chuyển hoá thành các dạng khác nhau theo hai chiều :lửa- đát (thẻ rắn)- nớc
(thể lỏng) không khí (thể hơi) là con đờng đi lên ; theo hớng ngợc lại , là
chuyển hoá đi xuống .
Hêraclit cho rằng , vũ trụ không do một lực lợng xiêu nhiên nào tạo ra
mà nó mãi mãi đã, đang và sẽ là bgọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng
9
cháy và tàn lụi. Nh vậy lửa theo quan niệm của hêraclit , không phải mang
nghĩa thông thờng , mà là lửa vũ trụ , sản sinh ra không chỉ các sự vật mà cả
những hiện tợng tinh thần , kể cả linh hồn con ngời.
Phép biện chứng của hêraclit cha đợc trình bày dới dạng hệ thống một
các luận điểm nh sau này , nhng hầu hết cá luận điểm cốt lõi của phép biện
chứng của ông đã đợc đề cập dới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca
triết lý.

Các t tởng của ông :
Một là, quan niệm về vấn đè vận động vĩnh viễn của vạt chất. Theo ông ,
khôngcó sự vật nào của thế giới là đứng yên tuyệt đối , mà trái lại , tất cả
đèu trong trạng thái vận động và chuyển hoá dẫn đến cái khác , và ngợc
lại. Ông nói nớc sinh ra từ cái chết của đát , không khí sinh ra từ cái chết
của nớc, lửa sinh ra từ cái chết của không khí và ngợc lại ; chúng ta
không thể tắm hai lần trên một dòng sông. ngay cả mặt trời cũng mõi
ngày một mới. Hêghen nhận xét Khi nói rằng mọi cái đang trôi đi,
Hêraclit coi sinh thành là phạm trù của mọi sự tồn tại.
Theo quan điểm của hêraclit, lửa chính là gốc của mọi sự thay đổi .
tất cả các dạng khác của vận đọng chỉ là trạng thái vậm động của lửa mà
thôi. nh vậy, hêraclit đã nêu khá rõ nét về tính thống nhất của vũ trụ : vũ
trụ là một ngọn lửa duy nhất.
Hai là , Hêraclit đã nêu nên t tởng về sự tồn tại phổ biến của các mặt đối
lập trong mọi sự vật , hiện tợng. điều đó thể hiện trong phỏng đoán của
ông về vai trò của các mặt đối lập trong sự vận động phổ biến của tự
nhiên , về sự trao đổi của các mặt đối lập ; về sự tồn tại và thống nhất
của các mặt đối lập.
ông cho rằng : cùng một cái trong chúng ta sống và chết , thức
và ngủ , trẻ và già . và rằng cái này mà biến đổi là cái kia , và ngợc lại cái
kia mà biến đổi là cái này cái lạnh nóng lên , cái nóng lạnh đi ; cái ớt
khô đi , cái khô ớt lại ; gắn bó với nhau : toàn bộ và không toàn bộ ,
hợp lại và phân cách , hoà hợp và không hoà hợp, và từ mọi sinh vật duy
nhất , từ duy nhất sinh ra mọi vật. cái thù địch thống nhất lại, từ những
điểm phân cách xuất hiện cái đẹp nhất , và mọi sinh vật sinh ra qua đấu
tranh. bệnh tật làm cho sức khoẻ quý hơn , cái ác làm cho cái thiện cao
cả hơn , cái đói làm cho cái no dễ chịu hơn , mệt mỏi làm cho nghỉ ngơi
dễ chịu hơn. một con khỉ dù đẹp đến đâu nhng vẫn là xấu nếu đem so
sánh với con ngời.
Qua các đoạn trích trên đây , ta có thể thấy Hêraclit đã phỏng đoán

về sự phân đôi của một thể thống nhất thành những mặt đối lập , bài trừ
nhau , nhng gắn liền với nhau ; về sự đấu tranh và thông nhất của các mặt
10
đối lập ấy. ông viết nớc biển vừa sạch và lai vừa không sạch và tất cả
là thống nhất : cái phân chia đợc và không phân chia đợc , cái đợc sinh ra
và cái không đợc sinh ra , cái chết và cái không chết, cái toàn bộ và cái
không toàn bộ cái quy tụ và cái phân tán , cái động và cái bất động
ở thời cổ đại , xét trong hệ thống triết học khác không có t tởng
biện chứng sâu sắc nh vậy , dới con mắt trực quan ngơid ta không thể
hiểu đợc tại sao cái một và cái nhiều lại thống nhát, cái này vừa là nó
lại không phải là nó , cùng một vật vừa không tốt lại vừa tốt , vừa đẹp lại
không đẹp , nghĩa là tất cả đều vừa tồn tại lại không tồn tại. Vì vậy nhiều
ngời đơng thời gọi triết học của Hêraclit là triết học tối nghĩa. Nhng
chính những t tởng biện chứng sơ khai của Hêraclit này đã đợc các nhà
biện chứng cổ điển đức kế thừa , và các nhà sáng lập triết học Macxit
đáng giá cao.
Ba là , theo Hêraclit sự vân động không ngừng của thế giới là do quy luật
khác quan (mà ông gọi là Logos) quy định. Logos khách quan là trật tự
khác quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ. Logos chủ quan là lời
nói, suy nghĩ , học thuyết, từ ngữ của con ngời ; đợc hiểu nh là chuẩn
mực của mọi hành động, suy nghĩ, tu tởng của con ngời. Logos chủ quan
phải phù hợp với logos khác quan. Ngời nào càng tiếp cận với logos khác
quan bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu.
Ngoài vấn đề bản thể luận ông còn nêu lên vấn đề lý luận nhận thức và vấn đề
nhân bản học :
Lý luận nhận thức:
lý luận nhận thức của Hêraclit tuy có tính chất duy vật và biện chứng sơ
khai nhng về cơ bản là đúng đắn:
Trong lý luận nhận thức , vấn đề quan trọng nhất trớc tiên là quan niệm
nh thế nào (duy vật hay duy tâm) về cảm giác. Bởi vì cảm giác là cửa ngõ

của nhận thức (Lênin).vì vậy ta sẽ xem xét quan niệm của Hêraclit về cảm
giác.
Hêraclit cho rằng , nhận thức bắt đầu từ cảm giác , không có cảm giác
thì không có bất cứ nhận thức nào. ông nói mắt, tai là ngời thầy tốt nhất , nh-
ng mắt là nhân chứng nhính xác hơn tai. Coi trọng nhận thức cảm tính nhng
ông không tuyệt đối hoá giai đoạn này. ông viết thị giác thờng bị lừa bởi tự
nhiên thích giấu mình , nên không đẽ dàng nhận thức đợc. Nhiệm vụ của
nhạn thức là phải đạt tới cái Logos của sự vật , nghĩa là phải chỉ ra đợc cái
bảm chất, quy luật của sự vật. Hêraclit càn nêu nên tính tơng đối của nhận
thức , tuỳ theo họ và điều kiện mà thiện - ác, xấu tốt , lợi hại chuyển
hoá cho nhau.
11
Nhân bản học :
Hêraclit cho rằng , linh hồn là vật chất là một trạng thái của lửa. Quan
niệm này dới ánh sáng của khao học hiện đại , rõ ràng đã không còn đúng.
Nhng nó đã có giá trị nhất định vào thời đó.
Mặt khác, do trong con ngời không chỉ có lửa mà còn có cả những chỗ
ẩm ớt, vì vậy sẽ xuất hiện ngời tốt ngời xấu.
Linh hồn con ngời là sự thống nhất của lửa và ẩm ớt. ở ngời nào yếu tố
lửa càng nhiều bao nhiêu thì anh ta càng tốt bấy nhiêu, vì linh hồn anh ta khô
ráo. và chính yếu tố lửa trong tâm hồn con ngời là Logos của nó. Nhng phần
đông mọi ngời chủ yếu theo suy nghĩ vầ quan niệm riêng của mình mà cha
tuân theo Logos do vậy mà họ là nhẽng ngời tầm thờng. Hạnh phúc không
phải là sự hởng lác thuần tuý về thể xác mà là ở việc biết suy nghĩ , nói và
hành động tuân theo thế giới tự nhiên. ở đây nhà bác học đã có quan niẹm
đúng đắn và sâu sắc. lênin đã đánh giá cao những quan niệm đó của Hêraclit
cho rằng chúng đã thể hiện một trong những điểm cơ bản của phép biện
chứng.
Giá trị:
Hêraclit đã đa triết học duyvật cổ đại tiến len một bớc mới với những

quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông sau này
đã nhà triết học cận đại hiện đại kế thừa. Mỗi nhà triết học từ lập trờng triết ọc
của mình đã tiếp cận và đánh giá khác nhau về triết học Hêraclit.
Ông là đại biểu xuất xắc của phép biện chứng hy lạp cổ đại. Ăgghen
viết : quan niệm về thề giới một cách nguyên thuỷ , ngây thơ , nhng căn bản
là đúng là quan niệm của các nhà triết học thời cổ , và Hêraclit là ngời đầu
tiên diễn đạt quan niệm ấy : mọi vật đều luôn luôn tồn tại nhng cũng đồmg
thời không tồn tại , vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay
đổi, mọi vật luôn luôn trong quá trình xuất hiện và biến đi.
Khi ông cho rằng linh hồn con ngời là một trạng thái của lửa, tuy quan
niệm này dới ánh sáng của khoa học hiện đại, rã ràng là sai lầm,nhng giá trị
của quan niệm này là ở chỗ : ông đã đi tìm bản chất của tinh thần không phải
là ở ngoài vật chất mà chính là ở trong thế giới vật chất ; giá trị ấy có tính định
hớng cho việc tìm bản chất đích thực của đời sống tinh thần .
12
Hạn chế :
Quan niệm của ông không thể tránh khỏi những hạn chế của những nhà
triết học thời trớc đó là sự ngây thơ, chất phác, cảm tính trong những quan
niệm của mình.
Ông còn có những sai lầm về mặt chính trị. Đó là tính chất phản động ,
thù địch với nhân đân , với thờng dân , đem một số ngời mà ông gọi là u
túđối lập với quần chúng nhân dân ; và ông chủ trơng phải dùng chính quyền
để dập tắt nhanh chóng phong trào dân chủ.
c. Thuyết nguyên tử của Lơxíp, Đêmôcrít, Epiquya.
Lơxíp (500-440 tr.CN) :
Là ngời đầu tiên ở hy lạp cổ đại nêu len học thuyết nguyên tử. Các tác
phẩm trình bày học thuyết cảu ông không đợc lu giữ , ngời ta biết đến qua ng-
ời học trò Đêmôcrit hoặc những trích dẫn ở các tác phẩm của các nhà triết học
khác.
Các quan niệm:

ông tiếp thu quan điểm của Empecơlơ về đa khởi nguyên của vật chất ,
nhng ông cho rằng khởi nguyên của vật chất không phải là 4 căn nguyên mà là
vô số nguyên tử.
Lơxíp cho rằng , mọi sự vật đợc cấu thành từ những nguyên tử. đó là
những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia đợc, nó vô hạn về số lợng và
vô hạn về hình thức : nó vô cùng bé , không thể thẩm thấu đợc , không có chất
lợng. Các nguyên tử chỉ khác nhau về kích thớc và hình thức, sở dĩ có những
sự vật khác nhau là vì có những hình thức sắp xếp khác nhau của các nguyên
tử.
Tán thành quan niệm về tồn tại của Pácmênít nheng khác với Pácmênít
ở chỗ, ông không phủ nhận cái không- tồn tại. theo ông , cái không -tồn tại
chính là khoảng chân không không gian rỗng nhờ có không gian rỗng
này mà mà các nguyên tử và các vật thể có thể vận động, kết hợp và phân tán.
ông hiểu sự vận động là sự thay đổi vị trí trong không gian.
Lơxíp đã đè cập đén tính nhân quả tất yếu trên quan điểm luận duy vật,
chống lại mục đích luận của chủ nghĩa duy tâm. ông khẳng định: không mọt
sự vật nào phát sinh một cách vô cớ mà tất cả đều phát sinh trên một căn cứ
nào đấy, và do tính tất nhiên.
13
Giá trị :
ông là ngời đầu tiên nêu len học thuyết nguyên tử , đã đua triết học hy
lạp cổ đại lên một tầm cao mới. Mà giá trị của học thuyết này vẫn còn đén
ngày nay.
Hạn chế :
Tuy học thuyết của ông là một tiên đoán tuyệt vời, nhng ông cũng
không thể tránh khỏi những hạn chế nh các nhà triết học thời trớc, do trình độ
khoa học thời này còn thấp, đó là triết học của ông mang nặng tính chất phác,
thô sơ.
Đêmôcrit (460-370 tr.CN):
Là học trò giỏi của Lơxíp. ông đã đén Aicập, Babilon, Ânđộ tìm hiểu và

đã tiếp xúc với những tri thức triết học xuất hiện ở phơng đông cổ đại. ông
hiểu xâu rộng nhiều lĩnh vực: triết học, đạo đức học, mỹ học, ngôn ngữ học,
kỹ thuật, âm nhạc. những nhà nghiên cứu về Đêmôrít cho rằng, ông đã viết đ-
ợc 70 tác phẩm về các lĩnh vực nói trên. theo đánh giá của Mác và
Ăngghẻntong tác phẩm Hệ t tởng đức: Đêmôcrit là một bộ óc bách khoa
đầu tiên trong số những ngời hy lạp.
Các quan điểm:
Quan điểm về bản chất thế giới :
Đêmôcrít đồng quan điểm với Lơxíp - ngời thầy của mình và phát triển
học thuyết nguyên tử lên một trình độ mới. ông cho rằng, nguyên tử và
khoảng không là cơ sở cấu tạo nên mọi vật ; nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ,
không nhìn thấy , không phân chia đợc , không mùi vị , không âm thanh ,
không màu sắc không có sự khác nhau về chất mà chỉ có sự khác nhau về hình
thức, trật tự và t thế.
Ông cho rằng , mỗi nguyên tử có một hình thức nhất định, nguyên tử
không những vô hạn về số lợng mà còn vô hạn về hình thức; mọi sự vật đều đ-
ợc cấu thành từ các nguyên tử, sự kết hợp đó không phải lad tuỳ tiện, ngẫu
nhiên mà kết hợp theo quy luật trật tự, cũng nh bảg chữ cái , từ đó thực hiện sự
kết hợp theo thứ tự nhất định tạo thành từ. Nguyên tử cũng khác nhau về t thế,
giống nh t thế của các chữ cái.sự vật khác nhau là do sự vật đợc cấu tạo từ
những hình thức khác nhau;sự sắp xếp theo trật tự khác nhau;và đợc xoay đặt
theo những t thế khác nhau. Mọi sự biến đổi của sinh vật thực chất là sự bién
đổi trình tự sắp xếp của các nguyên tử tạo nên chúng, còn bản thân nguuyên tử
hạt vật chất nhỏ nhất thì không thay đổi gì cả. ở đây một mặt , Đêmôcrit
tán thành lý thuyết tồn tại duy nhất bất biến của Patmênit, coi nguyên tử là
14
bất biến ; mặt khác ông kế thừa quan điểm của Hêraclit cho rằng mọi sự vật
không ngừng biếm đổi .
Nếu nh các nhà triết học phái Elê phủ nhận sự tồn tại thực của cái
không - tồn tại, thì Đêmôcrit và các nhà nguyên tử luận khẳng định sự tồn tại

của cái không tồn tại. theo nhận xét của Arixtôt thậm chí còn cho rằng cái
tồn tại có thực không hơn gì cái không tồn tại , bởi vì sự vật tồn tại không mảy
may hơn gì khoảng khônng và cả hai đều có nguyên nhân vật chất. Cái
không tồn tại chính là khoảng không trống rỗng, nó không chịu ảnh hởng
gì các sựvật (tức cái tồn tại) trong nó cả.
Giữa tồn tại và không tồn tại có những đặc tính khác nhau. Các nguyên
tử thì đậm đặc hoàn toàn, còn khoảng không lại hoàn toàn trống rỗng. Các
nguyên tử thì rất đa dạng trong khi khoảng không lại thuần nhất. Các nguyên
tử bao giờ cũng có kích thớc hình dạng nhất định (Đemôcrit cha đạt đến quan
niệm nguyên tử có khối lợng) nhng khoảng không lại vô tận và không có hình
dạng nào cả.
ông đã nêu ra lý thuyết về vũ trụ học. Lý thuyết này đợc xây dựng trên
cơ sở lý luận nguyên tử về cấu tạo của vật chất, thấm nhuần t tởng biện chứng
tự phát và có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử triết học. Theo ông, dẹ xuất hiện
cảu vô số những thế hình thành vũ trụ và tất cả những biến đổi xảy ra trong tự
nhiên đèu là sự kết hợp khác nhau (tật hợp , phân tán ) cuả những nguyên tử
vận động trong chân không và tuân theo tính tất nhiên của tự nhiên. trong
không gian vô tận của vũ trụ, những nguyên tử vận động, rung chuyển về mọi
phía, xô đi đảy lại lẫn nhau và làm thành những cơn lốc nguyên tử, đẩy các
nguyên tử nặng to vào tâm, các nguyên tử nhẹ và nhỏ hơn ra vùng ngoại biên,
nhờ đó các hành tinh và cả trái đất đợc hình thành. Sự kết hợp trong cơn lốc đó
nh làn sóng biển đánh vào bờ, làm cho những viên đá có hình thù cùng loại
(dài , tròn) dồn thành từng đám từng lớp trên bãi biển. Do các vận động đó các
nguyên tử có cùng một kích thớc , cùng một hình thức kết hợp với nhau tạo
thành : lửa, đát, nớc, không khí. Trong thế giới mọi sự vật đều luôn luôn quy
tụ về trung tâm do trọng lợng của chúng. Đemôcrit khẳng định : vũ trụ vô tận
và vĩnh viễn, có vô số thề giới vĩnh viễn phát sinh phát triển và bị tiêu diệt.
Quan niệm về sự vận động :
Quan điểm của Đemôcrit về vận động, gắn liền với vật chất là một
phoán đoán thiên tài có giá trị đặc biệ. Theo ông vận động của nguyên tử là

vĩnh viễn, và ông đã cố gắng giải thích nguyên nhân vận động của nguyên tử ở
bản thân nguyên tử, ở động lực tự thân, tự nó, còn khoảng trống chân không là
điều kiện vận động của nó. Tuy nhiên, Đêmôcrit đã không lý giải đợc nguồn
gốc của sự vận động.
15
Quan điểm về tất nhiên và ngẫu nhiên :
Da trên học thuyết nguyên tử, Đêmôcrit đã đi tới quan điểm quyết định
luận. đó là sự nhận thức sự ràng buộc theo luật nhân quả, tính tất nhiên và tính
khác quan của các hiện tợng tự nhiên. đay là quan điểm có giá trị của ông
đóng góp cho nền triết học hy lạp cổ đại. theo Arixtôt: Đêmôcritsau khi đã
gạt bỏ [cái nguyên nhân] có tính mục đích, bèn đem tất cả những mà tự nhiên
sử dụng về tính tất yếu.
Song, ông lại phủ nhận cái ngẫu nhiên, cho rằng, ngẫu nhiên là vô lý,
do sự không biết của con ngời sinh ra ; trên thực tế về cơ bản chỉ tồ tại cái tất
nhiên; trong cuộc sống nếu chỉ dựa vào cái ngẫu nhiên thì chỉ làm cho con ng-
ời thêm lời biếng.
Nhân bản học:
ông phê phán quan niệm cho rằng, sự sống do thần thánh sinh ra. Theo
ông, sự sống là kết quả của quá trình vận động của bản thân tự nhiên, đợc phát
sunh từ những vật thể ẩm ớt, dới tác động của nhiệt độ. Nớc và bùn là hai môi
trờng nảy sinh sự sống, sự ssống xuất hiện dới nớc sau ó len cạn. trải qua một
quá trình lau dài từ những sinh vật không tay, không chân, đến những sinh vật
4 chân , hai chân, có tay, có mắt rồi xuất hiện con ngời. Sinh vật khác với con
ngời ở chỗ : sinhvật không có linh hồn giống nh con ngời.
Trong cơ thể con ngời có nhiều nhiệt lợng hơn và các chất cấu tạo thành
nó sạch sẽ hơn so với động vật. Do sự hạn chế của khoa học thời bấy giờ,
Đêmôcrit thừa nhận rằng trong con ngời có một phần bản chất thiên thần. ông
định nghĩa con ngời là một động vật nhng về bản tính có khả năng học đợc bất
cứ cái gì, có chân có tay, cảm giác và sự năng động của trí tuệ.
Theo ông, linh hồn đợc cấu tạo từ những nguyên tử hìh cầu, giống nh

nguyen tử của lửa, và vận động với tốc độ lớn. Nguyên tử linh hồn sinh ra
nhiệt, nhiệt làm cho toàn bộ cơ thể hng phấn và vận động. Song ông lại coi
linh hồn khôn gphải là một hiện tợng tinh thần, ý thức mà là một hiện tợng vật
chất. ông bác bỏ quan niệm tôn giáo về linh hồn cho rằng linh hồn bất tử và
cho rằng linh hồn có thể chết cùng với cái chết của con ngời.
Nhận thức luận :
Đêmôcrit cho rằng trên thực tế chỉ tồn tạ các sinh vật khác quan do
nguyên tử tạo ra, còn tất cả những ccái nh mùi vị, màu sắc, âm thanh chỉ tồn
tại trong cảm nhận của con ngời, là kết quả tác động của các nguyên tử lên
các giác quan của chúng ta.
Khác với các nhà triết học trớc đây phủ nhận vai trò của nhận thức cảm
tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, ông chia nhận thức của con
ngời thành hai dạng : nhận thức mờ tối là dạng nhận thức cảm tính, do các
16
giác quan đem lại ; và dạng nhận thức chân lý thông qua những phoán đoán
lôgic, đó là dạng nhận thức đợc bản chất của sự vật.
Hai dạng nhận thức trên có liên hệ chặt chẽ với nhau và đều có vai trò
quan trọng, nhng dạng nhận thức chân lý đáng tin cậy hơn. đêmôcrit gọi dạng
nhận thức mờ tối là nhận thức theo d luận chung; vì theo ông những cảm
giác nh mùi vị, màu sắc, âm thanh là những cảm giác phổ biến mà mọi ngời
đều cảm nhận đợc một cách dễ dàng khi nhận thức. đó là nhận thức chân thực
nhng còn mờ tối vì cha nhận thức đợc cái bên trong, cái sâu kín cảu sự vật. chỉ
có dạng nhận thức chân lý mới có khả năng nhậm thức đợc bản chất của sự
vật. Vì thế , con ngời không thể dừng lại ở nhận thức mờ tôi mà phải đi sâu
hơn đẻ nhận thức đợc cái bản chất sự vật, đó là chức năng của nhận thức chân
lý.
Trong lý luận nhận thức của mình, Đêmôcrit đã nêu ra khái niệm hình
tợng hay còn gọi là Iđôlơ. mác đã giải thích Iđôlơ của Đêmôcrit là cái vỏ
hình thức của vật thể bị tách khỏi vật thể, nhng hình thức đó bắt nguồn từ
chính vật thể rồi xâm nhập vào cảm giác và đợc ớc lệ thành hình tợng khác

thể. Iđôlơ đóng một vai rò quan trọng trong lý luận nhận thức của Đêmôcrit.
Nhng Iđôlơ hay hình tợng cảm tính là tiền đề, là tái hiện đẻ lý tính nhạn
thức chân lý. Nhng ông cho rằng, nhận thức chân lý là khó khăn vì thực ra
chúng ta khôn biết gì hết, vì rằng chân lý ở sâu kín.
Ngoài ra :
ông đã đóng vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần. ông cho rằng,
sở dĩ ngời ta có quan niệm sai lầm cho là có thần là vì con ngời bị ám ảnh bởi
những hiện tợng khủng khiếp trong tự nhiên. theo ông, khi quan sát những
hiện tợng tự nhiên nh sấm, chớp, sao băng, nhật thực, nguyệt thực, con ngời
không lý giải đợc nên sợ hãi, coi đó là tai hoạ do thần thánh gây ra. Những
thần thánh tôn giáo hy lạp chỉ là sự nhân cách hoá những hiện tợng tự nhiên
hay thuộc tính của nó; mặt trời mà tôn giáo đã thần thánh hoá, chỉ là một khối
lửa, thần dớt (zeus) là sự nhân cách hoá mặt trời; thần Atêna là sự nhân cách
hoá lý tính của con ngời. ông kiên quyết chống lại mọi điều bịa đặt về sáng
thế của thần thánh.
Quan niệm vô thần cảu ông có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh chống
lại chủ nghĩa duy tâm có ý nhĩa tiến bộ và có vai trò lịch sử to lớn.
ông còn có đóng góp về lôgic học, đạo đức học, chính trị- xã hội. ông
đã có công lao đặt nền móng cho lôgic học, với tác phẩm bàn về lôgic học,
ông đã nêu ra nhiều vấn đề về lôgic học nh những định nghĩa khái niệm, ph-
ơng pháp quy lạp, so sánh, giả thiết, trong đó phơng pháp quy lạp chiếm vị trí
trung tâm. Đêmôcrit cũng có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Về
chính trị xã hội ông đứng trên lập trờng của tầng lớp chủ nô, đấy tranh chống
lại bọn chủ nô quý tộc bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô.
17
Giá trị :
Với những thành tựu rực rỡ của mình, Đêmôcrit đã đa chủ nghĩa duy
vật lên một đỉnh cao mới:
Học thuyết nguyên tử của ông là một tien đoán thiên tài mà cho đến nay
nó vẫn giữ nguyên giá trị, các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh một số

quan điểm của ông là đúng. Ngoài ra quan điểm về nguồn gốc vũ trụ cũng có
một số giá trị nhất định. Tuy dới ánh sáng của khoa học, thì quan niệm của
Đêmôcrit là sai lầm; nhng nó đã góp phần chống lại thế giới quan tôn giáo,
duy tâm đang thống trị thời đó.
Quan điểm về vận động của ông cũng là một phoán đoán có giá trị đặc
biệt. Theo đó ông đã đi tìm nguồn gốc của sự vật động ở trong chính thế giới
vật chất. đây là một quan điểm đúng đắn mà sau này các nhà triết học Macxit
đã công nhận.
Quan điểm quyết định luận cũng là một quan điểm của ông có giá trị đã
đóng góp cho nền triết học hy lạp cổ đại. quan điểm này đã chống lại quan
điểm mục đích luận, thế giới quan duy tâm và tôn giáo.
Về quan điểm nguồn gốc của con ngời cũng có giá trị nhất định. Nó
cũng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Ông đã đa lý luận nhận thức duy vật lên một bớc mới. Khác với các nhà
triết học trớc, Đêmôcrit không phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tuyết
đối hoá vai trò của lý tính. đây cũng là một quan điểm đúng đắn mà sau này
các nhà triết học Macxit cũng công nhận.
Ngoài ra, các quan niệm của ông còn có vai trò quan trọng trong chủ
nghĩa vô thần, đó là những quan điểm về nguồn gốc, phủ nhận sự tồn tại của
thần linh.
Hạn chế :
Tuy có nhiều thành tựu rực rỡ, nhng triêt học của Đêmôcrit vẫn có
nhiều hạn chế không thể tránh khỏi:
Triết học của Đêmôcrit vẫn thể hiện tính chất thô sơ chất phác, thể hiện
t duy trực quan, cảm tính, thể hiện trong các quan niệm về nguyên tử, linh hồn
con ngời, về nguồn gốc của vũ trụ, về nguồn gốc bản chất của con ngời, thần
thánh,
Trong quan niệm về sự vận động của vật chất, tuy đã có những giá trị
đạt đợc nhng ông cha thể giải thích đợc nguồn gốc của sự vận động.
Khi nói về cai tất yếu và cái ngẫu nhiên, ông đã phủ nhận cái ngẫu

nhiên nho rằng cái ngẫu nhiên là không tồn tại. đây là một quan điểm sai lầm
vì rằng cái ngẫu nhiên vẫn tồn tại bên cạnh cái tất nhiên.
18
Epiquya (341-297 tr.CN):
Triết học của Eiquya gồm ba bộ phận : vật lý học, lôgic học và đạo đức
học. ông kiên quyết bác bỏ thuyết duy tâm và lý luận thần học, bảo vè chủ
nghĩa duy vật và học thuyết vô thần của Đêmôcrit.
Không những tiếp tục thuyết nguyên tử của Đêmôcrit, Epiquya còn có
đógn góp mới: ông cho rằng, các nguyên tử còn khác nhau về trọng lợng, do
đó chúng vận động theo chiều thẳng đéng từ trên xuống, giống nh sự rơi tự do
của các vật thể, nh hạt ma từ trên trời xuống. Quá trình rơi, các hạt va vào
nhau, quyện vào nhau hoặc tách xa nhau. Từ đó ông kết luận rằng các nguyên
tử vận động theo quy luật nội tại của chúng nhng nó bao hàm các yếu tố ngẫu
nhiên do sự va chạm vào nhau của ấc hạt trên đờng rơi xuống. Mỗi sinh vật
không phải đơn thuần là tổng số các nguyên tử , mà là một chỉnh thể có những
đặc tính nhất định.
d. Arixtốt(384-332 tr.CN):
Arixtốt là nhà triết học lớn nhất, bộ óc bách khoa của triết học hy lạp cổ
đại. ông sinh ở Stagirơ, năm 17 tuổi đến Aten học ở viện hàn lâm của Platôn,
sau đó trở thành thầy giáo của viện. ông rất yêu ngời thầy của mình Platôn,
nhng cái mà ông yêu nhất chính là chân lý. Vì thế ông đã bác bỏ nhiều quan
điểm của Platôn. su khi Platôn qua đời ông đã dời bỏ viện hàn lâm. ông đã để
lại cho nhân loại nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực: lôgic học, triết học, vật
lý học, khoa học xã hội
Các quan điểm:
Quan điểm về đối t ợng của triết học :
Arixtot coi giới tự nhiên với những sự vật vô cùng đa dạng là đối tợng của vật
lý học (Phisica thuyết về giới tự nhiên) đây đợc coi là triết học thứ hai.
Nó nghiên cứu dạng cụ thể của thế giới vật chất. để khám phá bản chất đích
thực của tồn tại nói chung , lý giải cụ thể các vấn đề nguồn gốc, bản chất của

thế giới thì cần có triết học thứ nhất tức siêu hình học. Theo cách hiểu của
Arixtot, siêu hình học là một khoa học ít nhiều mang tính thần thánh vì đối t-
ợng nghiên cứu của nó là những cái thần thánh , trong đó có cả thợng đế.
Nhng thợng đế là một trong những đối tợng nghiên cứu của triết học thứ nhất,
khoa học nghiên cứu các khởi nguyên của tồn tại nói chung. Nếu các khoa học
khác nghiên cứu ccs sự vật của giới tự nhiên, dạng cụ thể đang vận động và
biến đổi không ngừng; thì triét học thứ nhất nghiên cứu những gì có tính vĩnh
hằng trong thế giới hiện thực, vì thế nó là nền tảng của mọi lĩnh vực thế giới
quan khác của con ngời.
Các quan điểm phê phán Platôn:
19
Thứ nhất, ông phản đối quan điẻm của Platôn coi các ý niệm nh một
dạng tồn tại độc lập, tối cao, còn mọi sinh vật cảm tính của thế giới chúng ta
đều tồn tại ở cấp độ thấp hơn.
Thứ hai, Aixtốt phê phán Platôn tách dời thế giới ý niệm với thế giới
hiện thực. ông cho rằng nh vậy tức các phạm trù khái niệm thành cái vô dụng
đối với sự nhận htức các sự vật. Vì thế, để có ý nghĩa, theo Arixtốt thì thế giứo
ý niệm phải thuộc thế giới các sự vật.
Thứ ba, học thuyết của Platôn có nhiều mâu thuẫn. Một mặt, Platôn
phân biệt các ý niệm, và cho rằng các ý niệm chung nhất là thực thể, bản chất
của những thực thể mang tính đặc thù hơn. nh vạy, các ý niệm vừa là thực thể,
vừa không phải là thực thể. Mặt khác, Platôn còn thừa nhận ý niệm hoàn toàn
tách biệt với các sự vật cảm biết; đồng thời lại vừa khẳng định các sự vật là cái
bóng của ý niệm, là bản sao của ý niệm tức là thừa nhận sự vật và khái niệm
có điểm tơng đồng nhất định. Từ các khẳng định trên buộc Platôn phải thừa
nhận một thế giới thứ 3 giống hai thế giới kia và đứng trên chúng.
Thứ t, các ý niệm của Platôn không thể là công cụ nhận thức thế giới vì
chúng tách dời quá trình vận động, phát triển không ngừng của thế giới các sự
vật.
Học thuyết về sự tồn tại:

Trong khi phê phán thế giới ý niệm của Platôn, Arixtốt đã nêu ra lý
thuyết về sự tồn tại. ông cho rằng, tồn tại nói chung xuất phát từ 4 nguyên
nhân cơ bản:
Nguyên nhân vật chất
Nguyên nhân hình dạng
Nguyên nhân vận động
Nguyên nhân mục đích
Theo ông, vật chất và hình dạng là cái mà từ đó tạo thành sự vật. Vật
chất là vật liệu gia nhập vào thành phần của sự vật từ đó sự vật phát sinh,
giống nh đồng đối với những bức tợng, bạc đối với cốc chén. Trong đó hình
dạng, là cơ bản nhất, là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật, bởi chính
nhờ hình dạng mà các vật chất hiện thực hoá thành các sự vật thực tế. Nếu
thiếu hình dạng thì vật chất chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng (khả năng) ở trạng
thái mà ông gọi là không tồn tại, vo định hình. ví dụ: kiến trúc s thiết kế nhà
cửa và bản thân nghệ thuật kiến trúc là nguyên nhan vạn động, bản đồ hoạ là
hình dạng; vật liệu xây dựng là vật chất; toà nhà hình thành là mục đích. ông
xem sự phát triển của tự nhiên giống nh hoạt động sản xuất của con ngời.
Quan niệm đó đẫ đa ông đến sai lầm cho rằng, trong tự nhiên, hình dạng
(nguyên nhân tích cực) là cái có trớc vật chất (nguyên nhân bị động). ông
20
quan sát tự nhien phỏng theo hoạt động vật chất của con ngời, không thấy đợc
sự khác nhau về chất giữa tự nhiên và sinh hoạt xã hội. Hơn nữa, quan niệm
của ông đã xa vào chủ nghĩa duy tâm là thừa nhận hình dạng của tất cả mọi
hình dạng là xuất phát từ thần thánh là thần thánh ; đó là nguyên nhân tận
cùng, là mục đích của tất cả mọi hiện tợng tự nhiên. cuối cùng với lập trờng
duy tâm đó, ông đa toàn bộ thế giới vào một cuộc vận động có mục đích.
Arixtốt là một nhà mục đích luận, khẳng định tính mục đích trong sự
phát triển của mọi sự vật. Nhng tính mục đích trong học thuyết của ông khác
với của xôcrat và platôn: trong học thuyết của platôn và xôcrat thì mục đích là
một cách chủ quan, giải thích mọi cái theo hớng có lợi cho con ngời, quy mọi

quá trình vận động kết quả của sự vật là theo ý muốn của con ngời ; còn
Arixtốt hiểu mục đích theo nghĩa khác quan hơn. dới con mắt của ông, mọi
vật đều phát triển theo trình tự, quy luật và xu hớng của chúng, tức là có mục
đích nhất định theo sự sắp đặt trớc của thợng đế.
Những ý tởng thần học và mục đích luận của Arixtôt gần gũi với quan
điểm của Platôn và đợc chủ nghĩa kinh viẹn trung cổ sử dụng. tuy nhien quan
điểm duy tâm của Arixtốt khác với học thuyết duy tam của Platôn : platôn xây
dựng một hệ thống chủ nghĩa duy tâm còn Arixtốt đề ra quan điểm duy tâm tự
mâu thuẫn với xu hớng duy vật trong triết học tự nhiên của mình.
Xu hớng duy vật trong triết học tự nhiên của ông thể hiện ở chỗ, ông
thừa nhận tự nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi
vận động và biến đổi, không có bản chất của vật chất của sự vật nào nằm
ngoài sự vật, hơn nữa sự vật nào cũng là một hệ thống có quan hệ với sự vật
khác. ông cho rằng, vạn động gắn liền với các vật thể, mọi sự vật hiện tợng
của thế giới tự nhiên. ông cũng khẳng định vận động là không bị tiêu diệt, đã
có vận dộng và mãi sẽ có vận động. Trong lập luận này, ông đã tiến gần với
quan điểm vận động là tự thân của vật chất. Nhng cuói cùng ông lại rơi vào
duy tâm. vì cho rằng, thần thánh là nguồn gốc của mọi vận động.
Trớc đây, Hêraclit, Đêmôcrit còn cha phân biệt đợc các hình thức vận
động, đến Arixtốt là ngời đầu tiên đã hệ thống hoá các hình thức vận động
thành 6 dạng:
Phát sinh
Tiêu diệt
Thay đổi trạng thái
Tăng
Giảm
Di chuyển vị trí
21
Lý thuyết vận động của Arixtốt là một thành quả có giá trị của khoa học cổ hy
lạp.

Học thuyết về linh hồn của Arixtốt:
Khi bàn đến linh hồn, Arixtot đứng trên quan điểm duy vật. ông cho
rằng, không có linh hồn bất tử, linh hồn không thể có trong cơ thể chết, nó chỉ
tồn tại trong cơ thể sống. Linh hồn phụ thuộc vào thể xác. ông nói không htể
có linh hồn nếu không có vật chất; hoặc linh hồn không thể tồn tại, nếu
không có cơ thể linh hồn không phải là cơ thể mà là cái thuộc về cơ thể, cho
nên nó ở trong cơ thể và ở ngay trong một cơ thể nhất định. Với con mắt trực
quan của ngời cổ đại, ông cho rằng linh hồn trú ngụ tại trái tim của con ngời.
Là một nhà triết học có xu hớng tổng kết và hệ thống hoá các tri thức
của loài ngời , trong lĩnh vực này ông cho rằng linh hồn có các loại: linh hồn
thực vật có hoạt động sinh dỡng và hoạt động sinh sản; linh hồn có cảm giác,
có biểu tợng cảm tính; linh hồn lý tính của con ngời. Phân loại nh vậy chéng
tỏ Arixtốt đã cảm nhận sự khác nhau về trình độ của các loại hình thức phản
ánh.
Lý luận nhận thức:
Theo ông, quá trình t duy diễm ra nh sau: cơ thể tác động bên
ngoài cảm giác tởng tợng t duy. Mỗi khâu trong quá trình này đèu
quan hệ mật thiết với nhau, khâu sau không thể thiếu khâu trớc.
Lý luận nhận thức của Arixtot là một đóng góp và là một bớc tiến quan
trọng trong lịch sử triết học:
Khác với Platôn, coi ý niệm là đối tợng của nhận thức, Arixtot coi thế
giới khách quan là đối tợng của nhận thức, là nguồn gốc của kinh nghiệm và
của cảm giác; tự nhiên là tính thứ nhất còn tri thức là tính thứ hai. Tri thức đợc
lấy từ cảm giác về những sự vật đơn nhất. ông cũng phê phán nhận thức luận
của Platôn là thoát ly cuộc sống và cho rằng, cần phải rút ra những tri thức từ
việc nghiên cứu cuộc sống và tự nhiên; nhiệm vụ của khoa học là phải phát
hiện ra cái tất yếu của tự nhiên và cái tất yếu đó phải trở thành những khái
niệm chung. ông coi cảm giác là điểm khởi đầu trên con đờng hìh thành t duy
và xuất hiện theo một quá trình sau: cảm giác biểu tợng kinh nghiệm
nghệ thuật - khoa học.

Thành tựu nổi bật của Arixtot trong lý luận nhạn thức ở chỗ, ông coi
nhận thức là một quá trình:từ cảm tính đến lý tính, cũng là qua trình đi từ cảm
giác đơn lẻ, ngẫu nhiên đến t duy trừu tợng; từ khái niệm đến phạm trù quy
luật.
ông cũng nêu ra mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. ông cho rằng, đối tợng của nhận thức là hiện thực khác
22
quan, cơ sở của nhận thức là cảm giác. cảm giác là sản phẩm của sự tác dộng
của sự vật khác quan vào các giác quan của con ngời. Tuy nhiên, cảm giác
không đem lại tri thức về tính tất yếu, do đó nhận thức của con ngời không thể
tiến xa đợc. Vì vậy, nhận thức phải đi từ cảm giác dến khái niệm thông qua
quá trình trừu tợng hoá, khái quát hoá để nhận thức cái chung và nhờ đó mới
có thể có đợc những tri thức khoa học. Nếu ngòi ta chỉ nhìn (bằng thị giác)
vào một hình tam giác thì không thể tìm ra định lý về tổng các góc trong một
tam giác bằng hai góc vuông; không thể tìm thấy bản chất của hiện tợng
nguyệt thực, nhật thực đợc. Lý tính giữ vai trò nhận thức khái quát trừu tợng.
Nhng nhận thức luận của ông lại mắc phải sai lầm: ông đã thần thánh
hoá nhận thức lý tính, coi đó là chức năng cảu linh hồn, của thợng đế. đây là
một quan điểm có tính chất duy tâm của Arixtot.
Vật lý học :
Vật lý học đợc coi là triết học thứ hai, đợc xây dựng trên nền tảng của
triết học thứ nhất. Mọi sự vật trong thế giới chúng ta, theo Arixtốt, đều vận
động và phát triển không ngừng. Vì thế, nghiên cứu vận động là điều cần thiết
để hiểu thế giới tự nhiên. chính sự thiếu hiểu biết về vận động kéo theo sự
không hiểu biết về giới tự nhiên. coi vận động là sự biến đổi nói chung
Arixtot thờng nhấn mạnh rằng không thể có vận động ngoài sự vật.
Coi tự nhiên là sự thống nhất giữa hình dạng và vạtt chất, nhng do sự
thiếu triệt để trong quan niệm của mình dẫn đến việc ông cho rằng hình dạng
của hình dạng nh là động cơ đầu tiên. động cơ đầu tiên nằm ngoài thế giới và
đống vai trò tựa nh cú hích đầu tiên làm cho mọi vật vận động. ví toàn bộ vũ

trụ nh một cơ thể sống nhng hữu hạn về không gian vì còn nhờng chỗ cho th-
ợng đế chi phối mọi quá trình vận động của vật chất; ở đây nhà triết học chỉ
thừa nhận cái vô cùng tận một cách tiềm tàng. dới con mắt của ông , mọi quá
trình vận động trong thế giới của chúng ta đều là có mục đích nhất định theo
sự sắp đặt sẵn.
Từ những quan niệm trên, ông xây dựng vũ trụ luận cảu mình. ông là
ngời đề xớng ra thuyết địa tâm coi trái đất có hình cầu và ở trung tâm vũ trụ.
Quan niệm này về sau đã đợc Ptôlơmê phát triển.thuyết này đã đợc thế lực tôn
giáo ủng hộ, thống trị hàng mấy thế kỉ.
Nh vậy, bên cạnh các quan điểm duy vật thì vật lý học và vũ trụ học của
ôn gcó nhiều t tởng duy tâm. những yếu tố đợc thế lực tôn giáo sau này lợi
dụng phát triển và tồn tại mãi vè sau.
Quan điểm truết học về xã hội của Arixtot:
Về vấn đề nhà nớc, ông cho rằng nhà nớc là một hình thức giao tiếp cao
nhất của con ngời. Hình thức giao tiếp có nhiều loại : giao tiếp trong gia đình,
trong hoạt động kinh tế, những hình thức giao tiếp đó rất cần sự xuất hiện
23
của nhà nớc. ông coi con ngời về bản chất thuộc về nhà nớc. Nếu vợt ra ngoài
khuôn khổ nhà nớc, con ngời không phải con ngời phát triển về đạo đức
hoặc đó là động vật hoặc đó là thợng đế.
Theo Arixtot, sứ mệnh của nhà nớc là phải đảm bảo cho mọi ngời (trừ
nô lệ) sống hạnh phúc không chỉ về mặt của cải vật chất mà còn về mặt đảm
bảo công lý. ông coi mức độ phúc lợi mà xã hội đem lại cho con ngời là một
tiêu chuẩn để đánh giá nhà nớc. Arixtot đứng trên lập trờng của giai cấp chủ
nô khinh miệt ngời nô lệ.
Ngoài ra ông còn có nhiều thành tựu khác trên các lĩnh vực nh : lôgic
học, đạo đức học, mỹ học
Giá trị:
Giá trị của triết học Arixtot thể hiện ở quan điểm về thế giới tự nhiên:
đó là học thuyết vè sự tồn tại coi vật chất và hình dạng là cái tạo nên sự vật.

Tuy còn nhiều quan điểm du ytâm trong học thuyết này nhng nhìn chung nó
đã có những giá trị nhất định.
Giá trị của triết học của ông còn thể hiện ở quan điểm biện chứng thừa
nhận là toàn bộ sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi
thông qua vận động mà thế giới tự nhiên đợc biểu hiện ra. Vận động không
tách rời tự nhiên. ở quan điểm này, ông đã tiến gần với quan niệm vận động là
tự thân của vật chất, quan điểm mà sau này các nhà triết học Macxit đã chứng
minh là đúng. Ngoài ra ông có những quan điểm biện chứng thể hiện về sự
giải thích về cái riêng và cái chung. Khi phê phán Platôn tách rời ý
niệm nh là cái chung khỏi các sự vật cảm biết nh là cái riêng, Arixtot đã cố
gắng khảo sát cái chung trong sự thống nhất không tách rời cái riêng. theo
ông, nhận thức cái chung trong cái đơn lẻ là thực chất của nhận thức cảm tính.
Lý luận nhận thức của ông cũng là một thành tựu đóng góp cho nền
triết học nhân loại. trong lý luạn nhận thức của ông chứa đựng những yếu tố
duy vật đó là cảm giác luận và kinh nghiệm luận, đây là những quan điểm có
giá trị.
Ngoài ra nhiều quan điểm khác của ông cũng đã đóng góp vào nền tri
thức nhân loại những giá trị nhất định: học thuyết về linh hồn, vật lý học và vũ
trụ học
Hạn chế:
Giống nh các nhà triết học trớc đây hạn chế của ông vẫn là sự ngây thơ,
chất phác trong quan niệm và sự t duy trực quan cảm tính.
Hạn chế của ông còn thể hiện trong học thuyết về sự tồn tại: ông cho
rằng, giới tự nhiên vừa là vật chất đầu tiên, là cơ sở của mọi sinh tồn, vừa là
hình dáng (cái đợc đa từ bên ngoài vật chất) nhận thức của con ngời là thu
24
nhận hình dáng chứ không phải chính sự vật. Ngoài ra ông còn thừa nhận
hình dáng của mọi hình dáng là thần thánh , xuất phát từ thần thánh.
Hạn chế của ông còn đợc thể hiện ở chỗ khi quan niệm về sự vận động
của vật chất, ông cho rằng thần thánh là nguồn gốc của mọi vận động.

Trong lý luận nhận htức, sai lầm có tính chất duy tâm của Arixtot là
thần thánh hoá nhận thức lý tính và coi đó là chức năng của linh hồn, của th-
ợng đế.
Tóm lại: những giá trị và hạn chế của những nhà triết học duy vật hy lạp cổ
đại:
Giá trị :
Giá trị của những nhà triết học duy vật thời kì này là ở khuynh hớng
duy vật trong việc giải thích bản chất của thế giới, với đỉnh cao nhất là học
thuyết nguyên tử của Đêmôcrit.
Giá trị của các nhà triết học duy vật còn đợc thể hiện ở những t tởng
biện chứng: nh ở học thuyết của Hêrclit, Đêmôcrit, Arixtot các quan điểm
biện chứng này đã đợc các nhà triết học sau này kế thừa và phát triển.
Nhận thức luân cũng là một giá trị của các nhà triết học duy vật, mà
đỉnh cao là nhận thức luận của Đêmôcrít, Arixtốt.
Hạn chế :
Thời kì này khoa học tự nhiên còn cha phát triển nhng triết học tự nhiên
lại đạt tới sự phát triển cao tự những phỏng đoán thiên tài. ở đây thể hiện các
nhà triết học duy vật thời kỳ này vẫn mang tính chất ngây thơ chất phác, và t
duy của họ vẫn là trực quan, cảm tính. Mặt khác, trong học thuyết của họ vẫn
chứa đựng nhiều quan điểm duy tâm.
các nhà triết học duy vật hy lạp cổ đại đã để lại cho nhân loại những
thành tựu triết học rực rỡ. Tuy cũng có những hạn chế nhất định, những hạn
chế không thể tránh khỏi; nhng với những giá trị đạt đợc thì thời kì này xớng
đáng đợc coi là một thời kì phát triển của triết học nhân loại.
III. Kết luận :
qua những trình bày trên ta đã thấy đợc những giá trị to lớn của triết học
hy lạp cổ đại. tuy vẫn có những hạn chế không thể tránh khỏi nhng có thể nói
25