Đi ăn giỗ thì viết phong bì thế nào năm 2024

Cách ghi viết phong bì viếng tang lễ và lễ 49 ngày được rất nhiều khách hàng tìm kiếm cũng như gọi điện cho shop tư vấn. Nhân tiện hôm nay shop sẽ có cách hướng dẫn cho mọi người để có những cách ghi hợp lý nhất nhé.

Phong tục tập quán của người Việt mình luôn có tinh thần tương thân tương ái vì vậy khi trong làng xóm nơi họ ở có người qua đời, người ta luôn đi viếng để chia buồn với gia đình người mất cũng như giúp gia chủ trong việc tổ chức tang lễ.

Đối với người đi phúng viếng có thể ghi người phong bì như sau:

Người gửi: Tên người phúng điếu

Người nhận: Kính viếng [ông/bà/bác/chú …], Thánh Kính Phân Ưu, Vô cùng thương tiếc.

Cách ghi phong bì đi viếng

Thông thường nếu đi viếng người cao tuổi chúng ta sẽ dùng từ “Kính Viếng” hoặc “Thành kính phân ưu”.

Người mất còn trẻ thì dùng từ “Vô cùng thương tiếc”

Công ty đi dự đám tang ghi phong bì như thế nào?

  • Mục người gửi: Công Ty A
  • Người nhận: Kính Viếng Hương Hồn Ông/Bà/Cụ. Vô Cùng Thương Tiếc Anh/Chị/Em.

Con cháu, người thân trong nhà ghi phong bì thế nào?

Với trường hợp này khó ghi hơn vì chúng ta còn phải biết vai vế của người mất như thế nào để chúng ta tiện xưng hô.

  • Mục người gửi: Con cháu gia đình Em Hà
  • Mục người nhận: Vô Cùng Thương Tiếc.

Gia đình thông gia đi viếng ghi phong bì thế nào?

Trường hợp này chúng ta phải biết người mất là ông/bà thông gia hay bố mẹ thân sinh ông/bà thông gia.

Nếu người mất là ông/bà thông gia mất ghi như sau:

  • Người gửi: Gia đình Ông Bà Tiến Liệu Thông Gia
  • Người nhận: Kính viếng hương hồn ông/bà.

Nếu người mất là thân sinh ra ông/bà thông gia ghi như sau:

  • Người gửi: Gia đình ông bà Tiến Liệu thông gia với Ông Bà Quế Tịnh
  • Người nhận: Kính viếng hương hồn Cụ.
    Cách ghi viếng bố/mẹ của ông bà thông gia mất

Bạn bè đi viếng đám tang ghi như thế nào?

Thông thường nếu đi viếng người thân của bạn mình thì ghi như sau

  • Người gửi: Nhóm Bạn Của Tiến
  • Người nhận: Kính viếng hương hồn Bác.

Nếu bạn mất thì ghi như sau

  • Người gửi: Lớp 12A1 Trường Lê Viết Thuật
  • Người nhận: Vô cùng thương tiếc Bạn.

Đối với một người mất thì hai ngày 49 và 100 ngày là rất quan trọng vì thế vào những ngày này gia chủ chuẩn bị rất kỹ càng. Thứ nhất là để cầu cho người mất sớm siêu thoát, thứ hai là mời những người thân quen, làng xóm đã phụ giúp họ trong việc tổ chức tang lễ để cảm ơn.

  • Mục người gửi: Tên người đi dự lễ
  • Mục người nhận: Kính lễ hoặc lễ thắp hương.
    Cách ghi đi đi dự 49 ngày

Trên là những cách ghi nội dung lên phong bì viếng đám ma tang lễ và đi dự lễ 49, 100 ngày mà shop gửi đến khách hàng. Nếu các bạn cần shop tư vấn thêm có thể gọi theo số hotline của shop nhé.

viết phong bì đám giỗ như thế nào cho phù hợp và các món quà nên mua để đi kèm phong bì như thế nào. Hôm nay Naifood sẽ gợi ý cho các bạn cách viết phong bì đám giỗ hay và ý nghĩa nhất, nào hãy cùng Naifood đi tìm hiểu chi tiết cách viết phong bì đi đám giỗ ghi như thế nào trong bài viết này nha.

Gợi ý cách viết phong bì đám giỗ đúng cách mà ai cũng nên biết

Ý nghĩa của việc ghi phong bì đi đám giỗ

Khi đi đám giỗ, việc gửi phong bì tiền mặt không chỉ là một lời chúc, mà còn là biểu hiện của tình cảm và trách nhiệm đối với gia chủ. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa hơn của việc ghi phong bì khi đi đám giỗ.

Ý nghĩa của việc ghi phong bì đi đám giỗ

Thay lời muốn nói

Viết ghi phong bì đám giỗ giúp bạn viết ra được các suy nghĩ tâm tư muốn nói của mình để gửi tới gia chủ trong ngày giỗ, vì khi tới đám giỗ, công việc chuẩn bị, tiếp khách sẽ rất bận nên gia chủ sẽ không có nhiều thời gian nói chuyện tiếp bạn nên bạn sẽ không thể nói trước mặt gia chủ được.

Hỗ trợ tài chính

Việc tổ chức một buổi lễ giỗ tôi đôi khi đòi hỏi nhiều chi phí. Bữa cơm giỗ, những vật phẩm cần thiết cho nghi lễ, cùng với việc chuẩn bị đón tiếp khách mời, tất cả đều tạo nên gánh nặng tài chính cho gia đình. Trong hoàn cảnh này, mỗi phong bì tiền mặt từ khách mời đều như một sự giúp đỡ, hỗ trợ cho gia đình trong việc chia sẻ những trách nhiệm này.

Bày tỏ lòng tôn kính

Tặng phong bì tiền mặt cũng là một hành động tôn kính, một lời chia buồn sâu sắc đến gia đình. Số tiền trong phong bì không cần phải lớn; điều quan trọng hơn là ý nghĩa và tình cảm mà nó mang lại. Khi bạn gửi đi một phong bì, bạn cũng đồng thời gửi đi lòng tôn trọng và sự quan tâm của mình.

Phong bì đám giỗ ghi như thế nào còn tùy thuộc vào mức độ thân thiết của bạn với gia chủ, chính vì vậy không có công thức chung cho tất cả mọi người và tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh mỗi người cần cân nhắc vai trò, vị trí của mình để ghi phong bì đám giỗ cho phù hợp. Dưới đây là các cách viết phong bì đám giỗ phổ biến và hay nhất để các bạn có thể tham khảo.

Các cách viết phong bì đám giỗ

1. Cách viết phong bì đám giỗ cho người nhà, họ hàng:

Trường hợp đến tham giữ đám giỗ của người thân trong gia đình, hoặc họ hàng thân thiết, việc ghi phong bì đám giỗ khá đơn giản bởi nhờ mối quan hệ huyết thống gần gũi chúng ta bớt được những kiểu cách, câu nệ hình thức không cần thiết. Khi đó, người đi đám giỗ có thể ghi trên phong bì những nội dung như:

  • Kính lễ hương hồn ông/bà/cô/chú/anh/chị…
  • Tưởng nhớ ông/bà/cô/chú/anh/chị….

Nội dung ghi trên phong bì đi đám giỗ thường ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo thể hiện tấm lòng lành của bậc làm con làm cháu, thể hiện tình yêu thương, nhớ nhung với người đã khuất và mong họ được hưởng những điều tốt đẹp nhất trên thiên đàng.

2. Cách viết phong bì đám giỗ cho đồng nghiệp, bạn bè:

Trường hợp đi đám giỗ của đồng nghiệp, bạn bè những người không quá thân thiết. Bạn cần thể hiện lễ nghi nhất định khi tham dự đám giỗ quan trọng này. Chúng ta có viết trên phong bì đi đám giỗ những nội dung như:

“Thành kính kính giỗ!

Kính lễ ông/bà/anh/chị! Kính hương ông/bà/anh/chị!”

Trong trường hợp này, từ hán việt được ưu tiên sử dụng để thể hiện sự trang trọng lịch sự, ngoài ra những câu viết trên phong bì đám giỗ thường khá ngắn gọn, súc tích.

Các lưu ý khi viết phong bì đi đám giỗ

Đám giỗ là một ngày quan trọng với gia chủ, do đó để người mời chúng ta đến dự đám giỗ được đẹp lòng, hãy bỏ túi ngay những lưu ý khi viết phong bì đi đám giỗ để tránh gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười” nhé. Một số lưu ý bạn cần chú ý đó là:

Các lưu ý khi viết phong bì đi đám giỗ

Chú ý từ ngữ cho từng hoàn cảnh cụ thể

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa đám tang và đám giỗ, để tránh ghi sai nội dung trên phong bì đi đám giỗ chúng ta cần phân biệt rạch ròi hai ngày này. Ma chay khác với đám hiếu, đến đám hiếu không thể ghi thành kính phân ưu cùng gia quyến! hay kính viếng! mà phải ghi là kính hương, hoặc kính giỗ.

Lựa chọn phong bì trang nhã, phù hợp

Về hình thức kiểu dáng của phong bì đi đám giỗ, nên chọn những chiếc phong bì phổ thông, màu sắc đơn giản, trang nhã, tránh những phong bì có họa tiết sặc sỡ, lòe loẹt để không làm phản cảm gia chủ.

Nội dung ngắn gọn, súc tích

Phong bì đám giỗ cần ghi nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn cần đảm bảo đủ thông tin người gửi, để gia chủ dễ dàng kiểm soát, nơi người nhận cần thể hiện sự lễ phép, tấm lòng thành tâm của người đi đám giỗ.

Thứ tư, ngôn ngữ sử dụng để ghi phong bì đi đám giỗ nên là ngôn ngữ toàn dân để gia chủ dễ dàng hiểu đúng, tránh sử dụng những từ ngữ địa phương, vùng miền hay khó hiểu, hiểu sai lệch cho người nhà khổ chủ.

Các món quà đi kèm phong bì khi đi đám giỗ

Khi đi đám giỗ, ngoài phong bì người được mời dự đám giỗ thường mang thêm các món quà để biếu gia đình chủ, dưới đây là những món quà đi kèm phong bì khi đi đám giỗ phổ biến nhất:

1. Mua bó hoa đi kèm

Trên bàn thờ gia tiên trong ngày giỗ không thể thiếu những lọ bông, do đó mua giỏ hay bó hoa đi kèm là một gợi ý không tồi được nhiều người cân nhắc.

Các loại hoa thường được chọn để đi đám giỗ là hoa huệ, hoa sen, hoa cúc…đây là những loại hoa cúng đám giỗ phổ biến, có hương thơm dịu nhẹ, vì vậy ngoài việc làm đẹp cho không gian thờ cúng của gia đình, còn mang đến mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu giúp tất cả mọi người thư thái hơn.

Mua bó hoa đi kèm

2. Mua trái cây đi kèm

Trên bàn thờ ngày giỗ ngoài đồ ăn mặn, rượu, hương hoa…mâm ngũ quả là món đồ không thể thiếu. Chính vì vậy mua giỏ trái cây đi kèm khi đi đám giỗ là một gợi ý bạn nên xem xét.

Các loại quả hay được mọi người mua để đi đám giỗ đó là: cam, quýt, bưởi, táo, nho, nhãn… Nếu bạn có điều kiện hơn thì hãy mua các giỏ hoa quả sẽ đẹp hơn.

Mua trái cây đi kèm

3. Mua bánh kẹo di kèm

Ngoài 2 loại hoa và trái cây trên, bạn cũng có thể mua bánh để đi kèm với phong bì, vì bạn đã đi phong bì tiền mặt rồi nên chỉ cần mua các loại bánh đơn giản như hộp bánh quy, bánh bông lan, bánh chocola là được, không cẩn phải mua nguyên giỏ bánh. Nếu bạn có điều kiện kinh tế tốt thì mua giỏ bánh sẽ rất tốt.

Mua bánh kẹo di kèm

Trên đây Naifood đã hướng dẫn các bạn cách viết phong bì đám giỗ sao cho hợp lý và những lưu ý khi viết phong bì đám giỗ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều y tưởng để viết một phong bì đám giỗ ý nghĩa nhất.

Các bài viết liên quan:

Bật mí cho bạn đi đám giỗ mua gì? các món quà đi đám giỗ ý nghĩa. Mời đám giỗ nói sao? Hướng dẫn bạn cách nói.

Ngọc Thiện – Founder CEO công ty đặt tiệc tại nhà Naifood. Chuyên cung cấp tổ chức các dịch vụ tổ chức tiệc tại nhà và cho thuê trang thiết bị tổ chức sự kiện tại tphcm và các tỉnh thành lận cận. Ngoài công việc, Thiện còn chuyên đi review và chia sẽ các món ăn ngon. Giúp mọi người có thể thưởng thức được những món ănn ngon, chất lượng và có cái nhìn khác về ẩm thực Việt Nam.

Đi ăn giỗ thì ghi phong bì như thế nào?

Ghi phong bì đám giỗ cho bạn bè, đồng nghiệp - Thành kính kính giỗ! - Kính lễ ông/bà/anh/chị! - Kính hương ông/bà/anh/chị! Lưu ý: Ông/bà ở đây là cách xưng hô chứ không phải cấp bậc – vai vế trong gia đình dòng họ.

Đi ăn giỗ nên mua quà gì?

Đi đám giỗ mua gì?.

Mua giỏ trái cây đi đám giỗ.

Mua Giỏ bánh kẹo đi đám giỗ.

Mua Giỏ rượu đi đám giỗ.

Mua hoa cúng đi đám giỗ.

Đi phong bì.

Giờ có nghĩa là gì?

Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán nhằm tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề.

Người mặt Việt phong bì như thế nào?

Cách viết phong bì của công ty đối với với đã mất - Người gửi: Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty ____ [Ghi đầy đủ tên công ty, không viết tắt]. - Người nhận: Kính viếng hương hồn ___ [Tên đầy đủ người đã khuất, không viết tắt]. Hoặc có thể ghi đơn giản là: Vô cùng thương tiếc, Kính điếu, Xin chia buồn,...

Chủ Đề