Đi cách ly chuẩn bị gì

Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số người mắc ngày càng tăng cao. Theo Bộ Y tế, chỉ từ ngày 27/4/2021 đến nay đã có 333 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, hơn 51.000 người đang phải cách ly tại các cơ sở y tế và nơi cư trú. Theo dự báo, số ca mắc sẽ còn tiếp tục tăng trong vài ngày tới do số người tiếp xúc gần [F1] rất lớn, lên đến hàng chục ngàn trường hợp. Theo các chuyên gia y tế, để phòng chống dịch, cách ly tập trung là biện pháp hữu hiệu nhất.

Theo Bộ Y tế, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Do đó, nếu biết mình thuộc diện cách ly tập trung [F1] thì bạn nên sẵn sàng thực hiện, không nên trốn tránh bởi có thể bị phạt hàng chục triệu đồng, thậm chí còn bị truy tố trách nhiệm hình sự. Vậy, với phụ nữ, trẻ em phải cách ly, cần chuẩn bị những gì cho quãng thời gian ở khu cách ly tập trung?

Chị Nguyễn Thị Thanh [TP Chí Linh, Hải Dương] - người từng cách ly tập trung 2 tuần trong thời gian địa phương có dịch - cho biết, theo quy định, người bị cách ly sẽ được cấp không thu tiền gồm nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác theo định mức sử dụng cho người bị cách ly y tế do Bộ Y tế ban hành.

Tuy nhiên, theo chị Thanh, ngoài những hỗ trợ của Nhà nước, chị em khi cách ly tập trung trước hết cần chuẩn bị tâm lý vững vàng. Theo đó, chị em cần lạc quan, vui vẻ, nhìn việc cách ly theo góc độ tích cực. Ví như, chị em xem đây là tuần đi nghỉ dưỡng, là khoảng thời gian để sống chậm lại, bớt lo nghĩ về công việc hơn. Hơn nữa, chị em cần phải xác định rõ, mình chỉ có nguy cơ chứ không phải đã nhiễm. Mà nếu nhiễm thì chữa. Việt Nam đã điều trị khỏi được hơn 2.600 trường hợp mắc, chưa có người khỏe nào bị Covid-19 mà tử vong. Từ góc nhìn tích cực đó, chị em sẽ lạc quan hơn.

Ngoài ra, khi chị em phải cách ly tập trung để phòng dịch Covid-19, cần chuẩn bị thêm một số vật dụng dưới đây:

- Đồ vệ sinh cá nhân: Chị em cần chuẩn bị mang theo đồ cá nhân như: bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng, khăn mặt, dụng cụ cắt móng tay, tăm, xà phòng giặt, nước gội đầu, xà phòng tắm. Bởi đồ được phát có thể không hợp với chị em, ví như dầu gội được phát không hợp với tóc, sữa tắm không hợp với da,… khi đó chị em lấy đồ dùng mình mang theo sử dụng.

- Chị em nên mang theo con dao nhỏ gọt trái cây, thìa, dĩa, đũa. Bởi đồ dùng cho các bữa ăn trong khu cách ly thường bằng nhựa rất khó chịu. Chị em cũng mang theo nước rửa chén và đồ rửa chén, ly cốc nhựa; mang theo ấm đun nước siêu tốc để pha cafe, trà, sữa khi có nhu cầu.

- Đồ ăn: Người bị cách ly sẽ được ăn 3 bữa. Tuy nhiên, có thể đồ ăn không hợp khiến chị em khó nuốt. Vì thế, chị em nên mang theo bánh kẹo, mì gói, hoa quả, đồ hộp hoặc những loại thực phẩm phù hợp với mình để ăn thêm như bột ngũ cốc, sữa, trà, cafe.

- Đồ giải trí: Thời gian ở trong khu cách ly khá lâu. Vì vậy, chị em có thể mang theo sách truyện để đọc, loa bluetooth, laptop, đàn, sáo. Chị em nên mang theo cả pin, sạc dự phòng; sim điện thoại 4G, máy tính [nếu muốn làm việc] để làm việc và liên lạc với gia đình.

- Quần áo: mang quần áo gọn nhẹ, dễ giặt, tốt nhất nên mua đồ lót dùng 1 lần đủ dùng trong 2-3 tuần để đỡ phải giặt giũ. Chị em cũng nên mang theo đôi dép lê và nếu cần thì mang thêm đôi giày thể thao để hàng ngày luyện tập.

- Mỹ phẩm: Chị em nhớ mang theo phấn, son và đồ trang điểm. Bởi chẳng ai muốn gặp bác sĩ hay người khác mà chưa được trang điểm. Ngoài ra, chị em cũng chuẩn bị thêm 1-2 hộp khẩu trang y tế để sử dụng khi cần. 

- Chị em cũng cần mang theo băng vệ sinh, phòng khi đến ngày "đèn đỏ" để sử dụng.

- Đối với trường hợp có con cùng cách ly, chị em cần chuẩn bị quần áo cho con đầy đủ. Với trẻ dưới 5 tuổi, mẹ cần chuẩn bị thêm bỉm, sữa, nhiệt kế, thuốc hạ sốt; bình uống nước, bình sữa, khăn, truyện, đồ chơi, sách mà bé thích...

Ngoài ra, trong khu cách ly, chị em cần tuân thủ các quy định để tránh lây nhiễm chéo. Nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để bảo vệ mình và cộng đồng.

Nhân viên y tế phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 đến tận nhà chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19

Theo đó, đối tượng quản lý tại nhà là người mắc Covid-19 [F0] mới, người có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính, đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Điều kiện cách ly tại nhà, F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ [không suy hô hấp: SpO2 > 96% khi thở khí trời, nhịp thở  ≤ 20 lần/phút]; độ tuổi từ 1-50, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì.

Có thể xem xét cách ly tại nhà nếu F0 có bệnh nền ổn định, bảo đảm tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên; F0 có thể tự chăm sóc bản thân [như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...], biết cách do thân nhiệt, có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu.

Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc; trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ [người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...].

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0, Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà được phân công quản lý F0 phải tiếp cận F0 hoặc gia đình F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà. Trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà, phát tờ rơi hướng dẫn những điều cần tuân thủ; tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị Covid-19 theo quy định [cấp ngay gói A nếu F0 không có triệu chứng; cấp ngay gói A-C nếu F0 có triệu chứng nhẹ].

F0 cách ly tại nhà cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết: nhiệt kế, thiết bị đo SpO2, máy đo huyết áp [nếu có]; khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh; dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi; vật dụng cá nhân; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy. Chuẩn bị thuốc điều trị tại nhà gồm: thuốc điều trị Covid-19 tại nhà do Cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà cấp phát; thuốc dạng điều trị bệnh nền [tăng huyết áp, đái tháo dường, tim mạch, hen phế quản...] đủ sử dụng trong 1 tháng.

F0 không bi quan, giữ tâm lý luôn thoải mái. Khi gặp khó khăn, liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn từ xa; tự theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo SpO2], [nếu đo được] ít nhất hai lần một ngày, hoặc khi cảm thấy mệt, khó thở; mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên; rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe; uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu sốt, tiêu chảy; không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh; khai bảo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Y tế HCM" hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe…

F0 không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly; không sử dụng chung vật dụng với người khác; không ăn uống cùng với người khác; không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi. Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

F0 hoặc người chăm sóc cần báo ngay cho cơ sở đang quản lý người mắc Covid-19 tại nhà nếu có một trong các dấu hiệu: khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường [thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít hít vào]; nhịp thở tăng > 21 lần/phút đối với người lớn,  ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi; 230 lần/phút đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi [SpO2]120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.

Bên cạnh đó, cần báo ngay cơ sở y tế khi F0 bị huyết áp thấp [huyết áp tối đa

Chủ Đề