Dịch nhầy ra nhiều có phải sắp sinh

Đối với nhiều mẹ dù đã từng sinh con, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, đôi khi cũng dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những dấu hiệu chính xác nhất, báo hiệu mẹ sắp sinh trong vòng 24h tới. Hãy chuẩn bị ngay đồ đạc cần thiết để vào viện khi có những dấu hiệu này mẹ nhé.

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh đôi khi có thể gây nhầm lẫn với các tình trạng khác, khiến mẹ bầu dễ bỏ qua.

Những dấu hiệu trước giai đoạn chuyển dạ có thể diễn ra theo bất cứ thứ tự nào, có những mẹ bầu chỉ gặp một vài triệu chứng trong một ngày, nhưng có thể diễn ra trong vài ngày. Nếu có những dấu hiệu này, có nghĩa mẹ chuẩn bị sinh bé. Đừng quên chuẩn bị những thứ cần thiết để đi sinh trong một vài ngày tới.

– Tăng tiết dịch âm đạo, dịch có thể có màu nâu hoặc hơi hồng.

– Cảm giác bụng tụt hơn, do em bé tụt xuống thấp hơn tới khoang chậu của mẹ. Lúc này trọng lượng của em bé không còn đè lên cơ hoành của mẹ nữa, do đó đây là khoảng thời gian mẹ cảm thấy khá dễ thở.

– Giảm cân nhẹ hoặc không tăng cân.

– Đau âm ỉ ở lưng thoáng qua.

– Đi tiêu lỏng và thường xuyên kèm theo chuột rút. Điều này được lý giải là do cơ thể làm sạch ruột để tử cung co bóp tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những mẹ lại bị khó tiêu, nôn. Đó cũng là dấu hiệu của giai đoạn trước khi chuyển dạ.

– Cảm giác tăng áp lực hoặc chuột rút ở vùng chậu / trực tràng. .

– Khi thăm khám, bác sĩ phát hiện cổ tử cung mềm, mỏng và giãn nở hơn.

– Sự gia tăng các cơn co thắt Braxton Hicks [cơn co giả], mẹ bầu có cảm giác tử cung bị thắt chặt hoặc cứng lại, kèm theo chuột rút nhẹ.

– Cảm giác bồn chồn hoặc mệt mỏi rõ rệt, còn gọi là bản năng làm tổ.

2. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trong 24 giờ tới

2.1 Vỡ ối

Ở một số mẹ bầu, dấu hiệu cho thấy mẹ sắp “vỡ chum” chính là vỡ ối.

Theo một số nghiên cứu, khoảng 8% số mẹ bầu bị vỡ ối trước khi có những cơn co thắt thường xuyên. Nhiều mẹ bầu cho biết, họ có cảm giác có gì đó vỡ ra và chảy ra ngoài âm đạo. Nước ối có thể chảy rò rỉ hoặc đột ngột không kiểm soát được. Trong trường hợp đó mẹ bầu nên sử dụng băng vệ sinh để tránh làm bẩn quần áo. Các bác sĩ cho biết, một khi đã vỡ ối, điều đó nghĩa là chuyển dạ đã sắp đến gần. 80% phụ nữ sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 12 giờ sau khi vỡ ối. Do đó, đây là một dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh rất chính xác.

Nước ối thường trong và có màu vàng rơm nhạt, khá tương đồng với nước tiểu. Đôi khi, vỡ ối có thể kèm theo chút máu.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:

– Nước ối có mùi hoặc màu bất thường.

– Hầu hết phụ nữ chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối. Những mẹ bầu chưa sinh trong thời gian này rất có thể sẽ được kích thích để sinh nhanh hơn, bởi nếu thiếu ối sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi.

2.2 Ra máu

Khi mang thai, cổ tử cung được đóng lại bởi một nút nhầy. Đó là cách tự nhiên để bảo vệ em bé của bạn khỏi bị nhiễm trùng. Nhưng khi bạn chuyển sang giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu giãn ra và mềm hơn để chuẩn bị cho việc sinh nở, khiến những gì tích tụ ở đó bị bong ra. Nút nhầy có thể bị đẩy ra ngoài kèm theo máu. Dịch nhầy này thường dính như thạch, có thể có màu nâu [do máu cũ] hoặc màu hồng khi cổ tử cung tiếp tục mỏng và mở ra, khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ dọc theo bề mặt cổ tử cung. Khi có dấu hiệu này, quá trình chuyển dạ có thể sẽ diễn ra trong vài giờ tới, nhưng cũng có người lâu hơn, khoảng vài ngày hoặc hàng tuần.

Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng, nếu có dấu hiệu ra nhầy kèm chút máu đó là điều bình thường, nhưng nếu bạn bị ra quá nhiều máu thì đó lại là dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy, hãy liên hệ ngay bác sĩ hoặc bệnh viện để được hướng dẫn. Và tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị đồ để vào viện ngay vì chuyển dạ đã tới rất gần.

Đau lưng là triệu chứng thường gặp trong suốt quá trình mang thai, tuy nhiên vào những tháng cuối thai kỳ, khi mẹ bầu cảm thấy cơn đau trở nên cực kỳ gay gắt, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Dấu hiệu này gặp ở ⅓ mẹ bầu.

Thông thường, một em bé khi di chuyển xuống ống sinh sản của người mẹ sẽ áp mặt vào cột sống của mẹ, nhưng em bé khi di chuyển xuống lại khiến đầu áp vào cột sống của mẹ, dẫn tới những cơn đau lưng lan tỏa ra vùng bụng. Cơn đau lưng dữ dội là dấu hiệu đầu tiên chắc chắn mẹ bầu sắp đến ngày chuyển dạ.

Nếu xuất hiện những cơn co thắt tử cung với tần suất ngày càng dày thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện, bởi khoảnh khắc chuyển dạ đã tới rất gần.

Các cơn co thắt tử cung vẫn thường hay xảy ra ở các mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, cơn co thắt này thường thưa thớt, xảy ra trong thời gian ngắn, và có tên gọi là co thắt sinh lý Braxton Hicks hay dấu hiệu chuyển dạ giả.

Tuy nhiên, khi mẹ chuẩn bị sinh thực sự, cơn co thắt sẽ xuất hiện với cường độ mạnh mẽ, gây đau, khiến mẹ bầu khó chịu, và không giảm đau cho dù mẹ đã thay đổi tư thế. Một dấu hiệu dễ nhận biết dấu hiệu chuyển dạ thật đó là cơn co diễn ra liên tục, đều đặn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co, kéo dài từ 30 giây – 1 phút.

Nếu quá trình chuyển dạ của bạn bắt đầu vào ban đêm, hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái và thư giãn, có thể ngủ thêm nếu có thể. Ngược lại, nếu cơn chuyển dạ bắt đầu ban ngày, hãy đứng thẳng và vận động nhẹ nhàng. Điều này giúp em bé di chuyển xuống khung chậu của bạn và giúp cổ tử cung của bạn giãn ra, sẵn sàng cho việc đón bé.

Nhanh chóng tới bệnh viện khi có dấu hiệu chuyển dạ giúp bác sĩ kiểm tra và chăm sóc kịp thời cho mẹ và bé.

Hãy đến bệnh viện ngay nếu:

– Các cơn co thắt của bạn diễn ra đều đặn, khoảng 3 cơn sau 10 phút.

– Kèm theo đó là vỡ nước ối.

– Cơn co thắt rất mạnh và cần giảm đau.

3. Cần làm gì khi có các dấu hiệu chuyển dạ sắp đẻ?

– Đi bộ hoặc di chuyển nhiều hơn sẽ giúp mẹ bầu dễ sinh hơn.

– Ăn nhẹ để chuẩn bị lấy sức cho ca sinh nở.

– Tập các bài tập thư giãn và thở để đối phó với các cơn co thắt khi chúng trở nên đau hơn.

– Các bố có thể giúp mẹ bầu bằng cách xoa lưng để giúp giảm đau.

Và điều quan trọng nhất khi có dấu hiệu chuyển dạ, đó là mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để được đội ngũ bác sĩ hỗ trợ và chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé.

Chất nhầy cổ tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn cho bào thai khỏi nhiễm khuẩn và thúc đẩy quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.

Dịch nhầy hay chất nhầy ở cổ tử cung thực ra là ống chất nhầy nằm ở cổ tử cung có tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập, tập hợp các niêm mạc tử cung dày lên tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả. Chất nhầy được tạo ra trong quá trình rụng trứng để giúp tinh trùng đi qua cổ tử cung và tạo môi trường lý tưởng cho quá trình thụ tinh với trứng. Sau khi thụ tinh, chất nhầy sẽ giống như chiếc nút đóng cổ tử cung để bảo vệ thai nhi khỏi vi khuẩn xâm nhập.

Chất nhầy cổ tử cung của người phụ nữ sẽ xuất hiện từ tuổi dậy thì giúp ngăn chặn những vật lạ xâm nhập vào tử cung và nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để tinh trùng gặp trứng [Ảnh minh họa]

Bong nút nhầy là gì?

Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai là một trong những yếu tố tiêu biểu liên quan đến thai kỳ. Nhờ hormone progesterone, chất nhầy đặc lại và liên tục được tiết ra trong suốt thai kỳ. Trong chất lỏng dính, dày đặc này là các kháng thể có thể bảo vệ thai nhi đang phát triển khỏi nhiều vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác. Nút này sẽ bong ra và thoát qua âm đạo của người mẹ trước khi dạ con bắt đầu co thắt. Nếu không có nút nhầy, việc duy trì thai kì sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể.

Quá trình mang thai, âm đạo cũng thường tiết ra dịch màu trắng không mùi như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên, khác với dịch âm đạo này, nút nhầy thường đặc hơn, trông như thạch và có lẫn chút máu đỏ tươi.

Nút nhầy được hình thành từ dịch tiết của cổ tử cung và có độ đặc sệt. Thỉnh thoảng chất nhầy trong suốt hoặc nhuốm chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, màu kem, có thể đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.

Khi sắp chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để có thể mở hoàn toàn cho đầu em bé chui ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung khiến chất nhầy bị nhuốm chút máu thoát ra ngoài âm đạo, hiện tượng này gọi là bong nút nhầy. Do đó, một chút máu lẫn trong dịch nhầy hoàn toàn bình thường và mẹ không cần quá lo lắng.

Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai thực ra là ống chất nhầy dày nằm ở cổ tử cung ngăn vi khuẩn xâm nhập, là tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả [Ảnh minh họa]

Dịch nhầy này ít khi chảy ra, trừ khi bị vỡ ối. Khi đó, chất nhầy có thể bị lẫn vào dịch ối và không còn trong suốt như lúc bình thường. Khi người mẹ phát hiện có chất nhầy thoát ra qua âm đạo trong tháng cuối thai kì, điều đó có nghĩa là quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở nhưng vẫn không xác định chính xác khi nào. Hiện tượng này có thể xem là sự tiết dịch âm đạo khá nhiều, hoàn toàn bình thường trong lúc mang thai, nhất là những tuần cuối thai kỳ. Một số mẹ sẽ có cảm giác đau dai dẳng ở vùng bụng dưới khi chất nhầy chảy ra.

Bác sĩ Adeeti Gupta, người sáng lập Trung tâm y tế Walk In GYN Care tại New York [Mỹ] cho biết: "Sự thay đổi hormone cũng khiến cổ tử cung mềm ra, dẫn tới việc giải phóng chất nhầy. Chính chất nhầy này sẽ giúp em bé đi qua cổ tử cung dễ dàng hơn."

Một số trường hợp với dịch nhầy mẹ cần lưu ý như sau:

- Chảy dịch nhầy là một hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu bạn thấy tử cung co thắt hoặc có ra máu kèm dịch nhầy, hãy đến các cơ sở y tế ngay.

- Dịch nhầy xuất hiện không có nghĩa là bắt đầu chuyển dạ. Thời gian chuyển dạ thực sự có thể còn vài ngày hay thậm chí vài tuần, khi người mẹ thấy đau và các cơn co thắt thường xuyên hoặc bị vỡ ối chứ không phải khi thấy có dịch nhầy chảy ra.

- Nếu dịch nhầy thoát ra, thai nhi vẫn được bảo vệ trong túi nước ối. Ngay cả khi túi ối vỡ, thai nhi vẫn an toàn. Dịch nhầy tạo ra một lớp bảo vệ khác nhưng ngay cả khi lớp bảo vệ đó không còn, cả bé lẫn mẹ vẫn không bị ảnh hưởng.

- Nếu mẹ thấy có nhiều dịch nhầy tiết ra trong nhưng tháng đầu mang thai thì cần chú ý bởi nguy cơ sinh non có thể xảy ra.

Nguồn: Family, Parent

Thu Phương

Video liên quan

Chủ Đề