Điều kiện kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu

Điều 5b. Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng hệ thống thông tin đất đai

1. Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động về xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và các pháp luật khác có liên quan.

2. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Có chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đối với các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước;

b] Có ít nhất 05 [năm] cá nhân đối với hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, có ít nhất 10 [mười] cá nhân đối với hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Trung ương đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cá nhân được hành nghề xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong tổ chức hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b] Có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính, trắc địa bản đồ, công nghệ thông tin và các chuyên ngành khác có liên quan đến cơ sở dữ liệu đất đai;

c] Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ 24 tháng trở lên.

4. Phạm vi hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp quốc gia chỉ được thực hiện sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định, đánh giá đủ điều kiện, năng lực hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Quy trình thẩm định, đánh giá điều kiện, năng lực của tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai như sau:

a] Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định năng lực; hồ sơ đề nghị thẩm định gồm có:

- Văn bản về nội dung, khối lượng nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dự kiến thực hiện;

- Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đo đạc bản đồ địa chính và quản lý đất đai; giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ địa chính;

- Danh mục và số lượng các loại thiết bị công nghệ của đơn vị được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;

- Danh sách cán bộ đăng ký tham gia thực hiện, trong đó thể hiện trình độ và chuyên môn đào tạo, chứng chỉ đào tạo về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và kinh nghiệm công tác của từng người;

- Danh mục dự án, công trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã, đang thực hiện hoặc tham gia thực hiện [nếu có].

b] Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc thẩm định và thông báo kết quả cho tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp.

05/10/2018

- Nghị định 136/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai

ictnews Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh trên mạng lành mạnh và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, Bộ TT&TT vừa ra Chỉ thị yêu cầu tăng cường biện pháp quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu.

Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong phòng ngừa, tạo lập môi trường kinh doanh trên mạng lành mạnh, bình đẳng. [Ảnh minh họa: Internet]

Tại Chỉ thị tăng cường biện pháp quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu được Bộ trưởng Bộ TT&TT ký ban hành ngày 9/9 vừa qua, Bộ TT&TT nhận định, ngày nay việc ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã trở thành tất yếu và ngày càng được quan tâm và triển khai mạnh mẽ.

Trong xu hướng của chuyển đổi sang Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, nhu cầu này sẽ gia tăng, bùng nổ trong giai đoạn tới. Để đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động liên tục, ổn định, thông tin và dữ liệu được an toàn, bảo mật, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ngày càng quan tâm và có nhu cầu thuê các dịch vụ trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn.

Đáp ứng nhu cầu đó, thị trường dịch vụ trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh, bao gồm nhiều loại hình dịch vụ [dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ, cho thuê máy chủ, điện toán đám mây…] và được cung cấp bởi nhiều doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ xuyên biên giới.

Mô hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ được hình thành theo chuỗi, từ các chủ thể sở hữu trung tâm dữ liệu, chủ thể sở hữu máy chủ đặt trong trung tâm dữ liệu, đến các chủ thể kinh doanh dịch vụ trên cơ sở cho thuê lại máy chủ, cho thuê không gian lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đã thuê của các chủ thể khác và thậm chí còn có các chủ thể cung cấp dịch vụ chỉ trên cơ sở thuê đường truyền tốc độ cao và một số máy chủ.

Cũng theo đánh giá của Bộ TT&TT, trong thời gian qua, về cơ bản các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu đã đóng góp tích cực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp các dịch vụ này đã bị lạm dụng, để cung cấp các dịch vụ vi phạm pháp luật [thuê máy chủ, chỗ đặt máy chủ để lưu trữ, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng không có giấy phép, cờ bạc; vận hành website đánh bạc; đăng tải, lưu trữ, truyền đưa thông tin chống phá cách mạng, thông tin vi phạm pháp luật…], có vụ việc vi phạm kéo dài và đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận.

Nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh trên môi trường mạng lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật đã diễn ra, Bộ trưởng Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp, biện pháp chủ yếu, bao gồm: Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường mạng, cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và người sử dụng dịch vụ nhận thức được các nguy cơ để chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cảnh giác, phát hiện, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan ngăn chặn, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật liên quan;

Nhóm giải pháp về quản trị của doanh nghiệp nhằm yêu cầu doanh nghiệp áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị, chất lượng của dịch vụ trung tâm dữ liệu. Nhóm giải pháp này bao gồm hoạt động xác thực thông tin khách hàng, lưu trữ, truy vấn thông tin khách hàng để có các biện pháp phù hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật;

Nhóm giải pháp về kỹ thuật nhằm yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ theo đúng các quy định pháp lý về an toàn thông tin, các chuẩn, tiêu chuẩn đối với dịch vụ trung tâm dữ liệu;

Nhóm giải pháp về phối hợp, thanh tra, kiểm tra vi phạm nhằm thiết lập cơ chế phối hợp, cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng về thông tin khách hàng vi phạm pháp luật, thông tin về sản phẩm, ứng dụng đã được đăng ký, cấp phép…, giúp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, giám sát, kịp thời xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật;

Và cuối cùng là nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách với mục tiêu hoàn thiện một cách tổng thể các quy định pháp lý về dịch vụ trung tâm dữ liệu, sửa đổi các quy định pháp lý không phù hợp với thực tế phát triển qua đó giúp thúc đẩy việc phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu.

Để các nhóm biện pháp, giải pháp chủ yếu nêu trên sớm có hiệu lực, hiệu quả, tại Chỉ thị 33 mới ban hành, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, Hội, Hiệp hội và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu triển khai, thực hiện các nhiệm vụ.

Trong đó, có những nhiệm vụ sẽ được triển khai ngay trong năm 2019 như: Ban hành hướng dẫn xây dựng Quy định kiểm tra thông tin khách hàng và hợp đồng cung cấp dịch vụ; Quy định về quản lý hồ sơ thông tin khách hàng; hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu triển khai việc đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ với các trung tâm dữ liệu; Xây dựng phương án và thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo vệ hệ thống thông tin…

Điều kiện về doanh nghiệp xin cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp

Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được Cấp giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ trang thông tin điện tử tổng hợp [Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện], doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh trang thông tin điện tử tổng hợp một cách hợp pháp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ trang thông tin điện tử tổng hợp.

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép thiêt lập trang thông tin điện tử tổng hợp trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [hoặc dữ liệu đăng ký ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải có mã ngành nghề sau:

  • Mã ngành 6311: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
  • Mã ngành 6312: Cổng thông tin [trừ hoạt động báo chí]: Thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp.

Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã ngành 6311 và mã ngành 6312 thì doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề để đủ điều kiện xin Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.

Đối với tổ chức phải có có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp trên Trang thông tin điện tử tổng hợp.

Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin.

  • Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ;
  • Có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
  • Có ít nhất 01 nhân sự quản lý nội dung thông tin và 01 nhân sự quản lý kỹ thuật.
  • Đáp ứng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 27/2018/ NĐ –CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/ 2013/NĐ – CP ngày 15/03/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng [Nghị định số 72/2013/NĐ-CP].

Điều kiện về đăng ký tên miền trang thông tin điện tử tổng hợp

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
  • Trang thông tin điện tử tổng hợp sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
  • Trang thông tin điện tử tổng hợp của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
  • Tên miền “.vn” phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.”

Điều kiện về kỹ thuật:

Điều kiện về kỹ thuật

  • Trang thông tin điện tử tổng hợp phải Lưu trữ tối thiểu 90 ngàyđối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 nămđối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;
  • Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;
  • Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin;
  • Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
  • Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang trang thông tin điện tử tổng hợp do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu.

Điều kiện về biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp

  • Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải;
  • Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn;
  • Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 5 Nghị đinh 72/ 2013/ NĐ – CP Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép [bằng văn bản, điện thoại, email]

Được các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí chấp thuận cho phép trích dẫn nguồn tin: Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí là các đơn vị như tòa soạn báo, tạp chí. Việc chấp thuận cho phép trích dẫn nguồn tin phải được thông qua bằng văn bản.

Video liên quan

Chủ Đề